Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến biến chứng ung thư không?

Bạn đang thắc mắc viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến biến chứng ung thư không? Và chưa có câu trả lời thích đáng. Không cần phải tìm thêm nữa bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên của bạn.

Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến biến chứng ung thư không? Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến biến chứng ung thư không?

Bạn đang thắc mắc viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến biến chứng ung thư không? Và chưa có câu trả lời thích đáng. Không cần phải tìm thêm nữa bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên của bạn.

1. Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính).

Thật ra, đây là bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tích cực sau khi điều trị. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu như viêm dạ dày mạn tính không được điều trị đầy đủ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt là khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Helicobacter pylori.

Người người Việt Nam thường có thói quen chủ quan, coi thường bệnh tật. Ở giai đoạn đầu, biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với tình trạng rối loạn tiêu hóa hay các bệnh lý khác về đường tiêu hóa nên gần như mọi người thường bỏ qua.

Chỉ đến khi thấy các cơn đau kéo dài không thể chịu đựng được nữa, dùng thuốc cũng không có tác dụng mới tá hỏa tìm đến bệnh viện thì bệnh đã tiến triển nặng.

vicare.vn-viem-da-day-lau-ngay-co-dan-den-bien-chung-ung-thu-khong-body-1

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày có thể là do uống rượu quá nhiều, nôn mửa mạn tính, căng thẳng hoặc sử dụng những loại thuốc nhất định như aspirin hoặc thuốc chống viêm khác.

Ngoài ra, bệnh viêm dạ dày còn có thể xuất phát từ:

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori: Một loại khuẩn sống trong niêm mạc dạ dày; Nếu không điều trị, tình trạng viêm có thể dẫn tới các vết loét và ở một số người, là ung thư dạ dày.
  • Sự hồi lưu mật: Một dòng chảy ngược của mật vào dạ dày từ đường mật (kết nối với gan và túi mật) Nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút gây ra
  • Trào ngược dịch mật: Là hiện tượng dịch mật trào ngược lên dạ dày rồi lên thực quản. Nguyên nhân là do van môn vị và tâm vị đóng không kín gây ra. Trào ngược dịch mật là một trong những căn bệnh nguy hiểm, gây nguy cơ tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, thực quản và rất cao và có thể dẫn đến ung thư.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn và vi-rút.

Có rất nhiều tác nhân làm tăng nguy cơ viêm dạ dày như: Uống thuốc giảm đau thường xuyên, lớn tuổi, căng thẳng, lạm dụng bia rượu; các bệnh viêm nhiễm khác HIV/AIDS, viêm đường ruột và các bệnh nhiễm khuẩn.

3. Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày

Mỗi người có những triệu chứng cảnh báo bệnh khác nhau và nhiều người bị viêm dạ dày thường không có triệu chứng nào cho đến khi chẩn đoán. Tuy nhiên, dưới đây là những dấu hiệu điển hình nhất:

  • Đau bụng vùng thượng vị, Đây là một trong các dấu hiệu chính của bệnh viêm loét dạ dày. Cơn đau thường sẽ xuất hiện vào lúc đói hoặc là lúc sau ăn khoảng 2 - 3 tiếng, có thể đau vào lúc nửa đêm về sáng, lan ra sau lưng. Cơn đau xuất hiện âm ỉ, đau tức bụng hoặc đau quặn từng cơn.
  • Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị: Đa số bệnh nhân khi bị viêm loét dạ dày thường có các triệu chứng này. Ợ hơi, hoặc ợ chua là những dấu hiệu rất hay gặp phải ở những bệnh nhân bị bệnh trong thời kỳ đầu.
  • Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn: Một số triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu thường xuyên của bệnh viêm loét dạ dày. Cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu là do dạ dày đã bị tổn thương, kéo theo hoạt động tiêu hóa chậm lại, khiến cho người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi.
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc: Mất ngủ hay giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn do bụng bị đầy hơi, bụng nặng cảm giác khó tiêu, hay do đau lúc bụng đói nửa về đêm sáng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Đi ngoài ra phân màu đen,thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón. Nôn ra máu hoặc chất nhầy có màu cà phê.

Tuy nhiên, các triệu chứng kể trên chỉ có mang tính chất gợi ý chứ không thể chẩn đoán một cách chính xác. Người bệnh nên đến bệnh viện để được tiến hành các thủ thuật chuyên khoa, xét nghiệm kiểm tra, và đặc biệt là tiến hành nội soi dạ dày. Phương thức nội soi sẽ giúp chúng ta biết được chính xác vị trí, mức độ tổn thương của bệnh viêm loét dạ dày, hay có nhiễm vi khuẩn HP hay không. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra được chỉ định và phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất cho người bệnh viêm loét dạ dày.

vicare.vn-viem-da-day-lau-ngay-co-dan-den-bien-chung-ung-thu-khong-body-2

4. Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Hẹp môn vị: Môn vị là chỗ nối giữa dạ dày và tá tràng có tác dụng tống thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Hẹp môn vị gây nên tình trạng lưu thông thức ăn và dịch dạ dày xuống tá tràng gặp khó khăn hoặc đình trệ một phần nào đó. Người bệnh sẽ có các biểu hiện đau bụng và nôn ói dữ dội, dịch ói ra có mùi hôi thối. Tình trạng này khiến người bệnh bị mất nước và mất cân bằng chất điện giải, từ đó dẫn tới mệt mỏi, khó chịu, người gầy, da xanh, mắt trũng...
  • Xuất huyết dạ dày: Biến chứng thường xảy ra do uống nhiều rượu, stress quá độ, dùng các loại thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, corticoid, thuốc chống đông máu,.. gây ra tình trạng xuất huyết. Hoặc cũng có thể do các thức ăn kích thích (cà phê, tiêu...) hoặc khó tiêu làm cho vết tổn thương viêm loét bị kích thích, cọ xát, gây nên xung huyết – xuất huyết. Viêm loét dạ dày kéo dài khiến cho các vết loét ngày càng sâu làm tổn thương tế bào. Khi các mạch máu bị vỡ, máu sẽ thoát khỏi lòng mạch chảy vào ống tiêu hóa, dẫn tới biểu hiện nôn ra máu. Tình trạng này khiến cho người bệnh bị mất máu nhiều, có thể gây tử vong bất cứ lúc nào.
  • Thủng dạ dày: Đây là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm của viêm loét dạ dày, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khi bị thủng dạ dày, người bệnh đột ngột có cơn đau dữ dội như bị dao đâm, bụng gồng cứng. Tình trạng thủng dạ dày không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn tới viêm phúc mạc, nếu không được phẫu thuật ngay có thể gây tử vong. Tỷ lệ nam giới bị nhiều hơn nữ giới do thói quen uống rượu bia nhiều.
  • Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày khi tỷ lệ tử vong rất cao, nhất là nếu phát hiện ở giai đoạn muộn. Do biểu hiện của ung thư dạ dày không điển hình, như đau bụng âm ỉ, chướng bụng đầy hơi khó tiêu, buồn nôn, chán ăn, phân có màu đen... rất dễ nhầm lẫn với Polyp dạ dày nên người bệnh thường chủ quan, đa số trường hợp phát hiện bệnh khi ở giai đoạn cuối. Với những người mắc bệnh dạ dày đặc biệt là nhiễm khuẩn HP (một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày) cần phải điều trị nhanh và dứt điểm, tránh tình trạng bệnh kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Dựa vào những biến chứng nguy hiểm nêu trên của bệnh viêm dạ dày chúng ta đã có được câu trả lời cho câu hỏi: “Viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến biến chứng ung thư không?”

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày, đội ngũ bác sĩ sẽ xem xét lịch sử bệnh tình của bệnh nhân và gia đình cũng như dựa trên các mô tả triệu chứng của bệnh nhân.

Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác, các bác sĩ còn sử dụng các xét nghiệm như nội soi dạ dày, xét nghiệm H.pylori và xét nghiệm máu hoặc phân.

Phương pháp điều trị

Thuốc kháng sinh và các thuốc kháng axit có thể được sử dụng để điều trị viêm dạ dày mạn tính gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori.

Bạn nên tránh uống nhiều bia rượu và tránh sử dụng các loại thuốc như ibuprofen, naproxen và aspirin trong quá trình điều trị.

Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để hạn chế nồng độ axit trong dạ dày: Kháng sinh histamin-2 (H2): famotidine, Cimetidine, Ranitidine và Nizatidine; Các chất ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, Esomeprazole, Iansoprazole, Rabeprazole and Pantoprazole.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được truyền dịch và các thuốc khác để làm giảm nồng độ axit nếu bệnh viêm dạ dày chuyển biến nặng hơn.

Lưu ý, các bạn không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có được sự đồng ý và cho phép của bác sĩ. Nếu không tình trạng bệnh của bạn có thể tiến triển nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

vicare.vn-viem-da-day-lau-ngay-co-dan-den-bien-chung-ung-thu-khong-body-3

6. Biện pháp phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày

Để phòng bệnh hơn chữa bệnh các bạn cần chú ý những biện pháp sau đây:

  • Điều chỉnh thói quen ăn uống :Ăn chín, uống sôi và rửa tay trước khi ăn giúp phòng ngừa nhiễm các loại ký sinh, vi khuẩn có hại cho dạ dày, ruột. Không bỏ bữa hay ăn trễ giờ. Nên ăn đúng giờ và không nên ăn quá no để dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ăn chậm, nhai kỹ, bỏ thói quen vừa ăn vừa làm việc để việc hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Không ăn trước khi đi ngủ. Không hoạt động trí óc hay hoạt động thể lực mạnh trong thời gian 30 phút sau ăn. Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn ở hàng quán vì nó tiềm ẩn việc lây nhiễm vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày cao.
  • Giảm cân: Khi béo, dịch dạ dày sẽ bị dư thừa và đầy acid vào thực quản dẫn đến ợ chua, ợ hơi... Do vậy, để tránh gây hại cho dạ dày, làm tăng nguy cơ gây viêm loét thì giảm cân là điều cần thiết.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có tính kích thích: Thực phẩm cay nóng như Ớt, mù tạt, tiêu... là những thực phẩm kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị dễ gây tổn thương dạ dày. Thực phẩm chua sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày. Đồ uống có ga làm tăng lượng khí được sinh ra trong dạ dày sẽ làm nó phình to, kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn. Cà phê làm tăng nồng độ acid trong dạ dày. Rượu bia và uống có cồn có thể gây kích thích và ăn mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khiến dạ dày dễ bị viêm, loét và xuất huyết. Vi khuẩn H.pylori là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Nếu ăn nhiều muối có thể làm tăng hoạt động của gen trong loại vi khuẩn này, khiến chúng trở nên độc hại hơn.
  • Tránh dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid :Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể gây viêm hoặc kích thích lớp lót dạ dày và ruột non, dẫn đến loét. Do vậy bất cứ khi nào bạn cảm thấy đau đầu cũng nên cân nhắc thật kỹ giữa tác hại và lợi ích của loại thuốc này hoặc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bạn đang gặp vấn đề về dạ dày.
  • Tránh thức khuya: Khi cơ thể ngủ cũng là lúc dạ dày cũng được nghỉ ngơi. Nếu bạn thức khuya dĩ nhiên dạ dày của bạn cũng sẽ phải hoạt động. Do vậy, nếu thức khuya thường xuyên, kéo dài, dạ dày của bạn sẽ bị đuối, dịch vị tiết nhiều phá hủy dần niêm mạc dạ dày gây viêm, loét.
  • Tránh stress : Khi bạn căng thẳng, dạ dày sẽ tăng tiết acid nhiều hơn, làm tăng nguy cơ gây viêm, loét. Nên hãy luôn thể đầu óc được thư giãn sẽ giúp phần nào cải thiện tình trạng dạ dày của bạn.

Để ngăn ngừa viêm loét dạ dày và những biến chứng nguy hiểm mà nó đem lại cho sức khỏe của bạn thì ngay từ hôm nay hãy thực hiện những biện pháp phòng tránh nó.

Qua bài viết viêm dạ dày lâu ngày có dẫn đến biến chứng ung thư không? Đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của các quý đọc giả về vấn đề nêu trên. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có được những kiến thức giúp mình và người thân phòng tránh được căn bệnh viêm dạ dày và những biến chứng cực kỳ nguy hiểm mà nó mang lại. Để luôn có được một sức khỏe tốt nhất cho công việc và học tập.

Xem thêm:

  • Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
  • Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
  • Người bị bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?