Viêm da đầu có mủ là bệnh gì?
Viêm da đầu có mủ là bệnh gì? Viêm da đầu có mủ là loại bệnh mà da đầu bị viêm, xuất hiện những nốt mụn mủ ở trên da đầu. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè, khi thời tiết oi bức, nắng nóng, mồ hôi ra nhiều - đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh ở da đầu.
Viêm da đầu có mủ là bệnh gì?
Viêm da đầu có mủ là bị bệnh gì?
Viêm da đầu có mủ là bệnh gì? Viêm da đầu có mủ là một loại bệnh viêm da xuất hiện ở da đầu với biểu hiện đặc trưng ban đầu là các nốt mụn nhỏ xuất hiện thành cụm hoặc đơn lẻ ở da đầu; các nốt mụn nhỏ này có thể biến mất nếu bệnh nhẹ.Khi da đầu bị viêm mụn mủ ở mức độ nặng, các nốt mụn này to ra và mưng mủ. Ngoài xuất hiện mụn mủ, da đầu còn thường xuyên tiết mồ hôi, tóc bị bết lại. Khi chạm nhẹ vào các nốt mụn mủ này, bạn sẽ cảm thấy đau, các nốt mụn mủ có thể vỡ ra kèm theo chất dịch bên trong.
Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm da đầu có mủ. Những vi khuẩn này thường xâm nhập vào da đầu để gây bệnh nhân khi da đầu bị nhiễm trùng. Đặc biệt, vào mùa hè, da đầu thường tiết ra rất nhiều mồ hôi, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, da đầu sẽ trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn để gây bệnh. Những nguyên nhân gây bệnh khác có thể đến thói quen:
- Không vệ sinh tay cẩn thận khi nhỏ tóc hoặc sử dụng dụng cụ nhổ tóc không đảm bảo vệ sinh.
- Ngâm đầu quá lâu trong nước ấm khiến da đầu khô, dễ bị tổn thương.
- Không vệ sinh chăn gối thường xuyên, vì đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây hại.
- Không tẩy trang kỹ khi trang điểm, phấn, kem bít lỗ chân lông trên da đầu.
Viêm da đầu có mủ phải làm sao?
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của viêm da đầu có mủ mà chúng ta sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc, phương pháp điều trị phù hợp sao cho hiệu quả nhất. Nếu mụn mủ bị vỡ ra, tạo thành nhiều nốt vảy trên da đầu, việc điều trị sẽ đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau và thời gian điều trị cũng kéo dài hơn. Dưới đây là phương pháp điều trị viêm da đầu có mủ đang được các bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện:
Bôi thuốc Corticoid
- Thuốc corticoid có công dụng chống viêm nhiễm, giúp kháng khuẩn nhanh và hiệu quả.
- Nếu bệnh nhẹ, bạn dùng thuốc corticoid loại nhẹ: Hydrocortison, Dexamethason với liều lượng 2 lần/ngày và bôi liên tục trong vòng từ 2 đến 6 tuần. Thông thường, sau khi sử dụng được khoảng 2 tuần trở lên, bạn sẽ được các bác sĩ xem xét hiệu quả điều trị rồi hướng dẫn các bước điều trị tiếp theo.
- Nếu bệnh nặng, bạn dùng thuốc corticoid loại nặng, sử dụng trong vòng 2 tuần, nghỉ 1 tuần để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
Sử dụng dầu gội chống nấm
Song song với quá trình sử dụng thuốc để điều trị, bạn cũng nên thay đổi loại dầu gội mình đang sử dụng. Trong trường hợp này, dầu gội chống nấm Selenium sulfide, zinc pyrithione, ketoconazole shampoo 2% thường được bác sĩ kê theo toa thuốc là một sự lựa chọn hoàn hảo và an toàn nhất. Để đảm bảo hiệu quả tối đa, bạn chỉ nên sử dụng dầu gội 2 đến 3 lần/tuần thay vì ngày nào cũng sử dụng.
Cuối cùng, để gia tăng hiệu quả tối đa trong suốt quá trình điều trị, bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và các loại vitamin cho cơ thể: Vitamin B3, B6, vitamin nhóm B nói chung; vitamin nhóm H; khoáng chất kẽm; bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể; Đồng thời, bạn cần nói không với những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, nước ngọt, nước có ga, bia rượu. Cuối cùng, hãy tắm rửa thường xuyên để cơ thể luôn đảm bảo sạch sẽ.
Xem thêm:
- Viêm da đầu: Làm sao để không tái phát?
- 7 dịch bệnh nguy hiểm vào mùa hè và cách phòng tránh
- 5 cách đơn giản cho bạn có một mùa hè năng động và khỏe mạnh