Viêm cầu thận ở trẻ em có chữa khỏi không?

Viêm cầu thận ở trẻ em là một căn bệnh ở cầu thận phổ biến với tỷ lệ mắc phải trung bình là 2-16.9 trên 100.000 trẻ trên toàn cầu (theo NCBI). Bệnh viêm cầu thận ở trẻ em có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm.

Viêm cầu thận ở trẻ em có chữa khỏi không? Viêm cầu thận ở trẻ em có chữa khỏi không?

Viêm cầu thận ở trẻ em là một căn bệnh ở cầu thận phổ biến với tỷ lệ mắc phải trung bình là 2-16.9 trên 100.000 trẻ trên toàn cầu (theo NCBI). Bệnh viêm cầu thận ở trẻ em có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm. Những hiểu biết đúng đắn về cơ chế phát sinh một số triệu chứng của viêm cầu thận sẽ cần thiết không chỉ cho bác sĩ mà còn giúp cha mẹ có những quyết định chữa bệnh phù hợp và chính xác.

1. Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là bệnh như thế nào?

Thận là cơ quan có hình hạt đậu, nằm ngay dưới xương sườn và hai bên cột sống. Mỗi ngày, thận lọc khoảng 180 lít máu để tạo ra khoảng hơn 2 lít nước tiểu chứa các chất thải và dịch dư. Nước tiểu đi từ thận đến bàng quang qua niệu quản (ureter) và được thải ra ngoài theo niệu đạo (urethra) nằm ở dưới bàng quang.

Viêm cầu thận ở trẻ là một nhóm các triệu chứng của:

  • Sự tổn thương ở thận, cụ thể là ở cầu thận- đơn vị lọc máu của thận
  • Sự thải protein trong cơ thể qua đường nước tiểu

Protein là những phân tử có cấu trúc lớn và phức tạp, đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa của cơ thể. Khi thận bị tổn thương, protein albumin, thường được tìm thấy trong máu, sẽ bị rò rỉ vào nước tiểu. Vì vậy, viêm cầu thận ở trẻ được chia ra làm hai loại:

  • Viêm cầu thận sơ cấp: là dạng phổ biến nhất của viêm cầu thận ở trẻ, bắt nguồn ở thận và chỉ gây ảnh hưởng đến thận.

Viêm cầu thận thứ cấp: là hội chứng được gây ra bởi các căn bệnh khác.

2. Nguyên nhân gây nên viêm cầu thận ở trẻ em là gì?

2.1 Viêm cầu thận sơ cấp ở trẻ

  • Viêm cầu thận xơ hóa khu trú từng phần (Focal segmental glomerulosclerosis) là nguyên nhân gây tổn thương lên các vùng rải rác của thận. “Focal” tức là chỉ một số cầu thận bị tổn thương, trong khi đó “Segmental” dùng để chỉ những hư tổn chỉ ảnh hưởng đến một phần của mỗi cầu thận.
  • Viêm cầu thận màng tăng sinh (Membranoproliferative glomerulonephritis) là một nhóm các rối loạn liên quan đến những mảnh cặn của kháng nguyên đã tăng sinh trong cầu thận, làm dày và gây tổn thương đến thận. Kháng nguyên là những protein bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các nhân tố bên ngoài như vi khuẩn và virus.

2.2 Viêm cầu thận thứ cấp ở trẻ

Viêm cầu thận thứ cấp ở trẻ xảy ra do một số căn bệnh phổ biến như:

  • Tiểu đường (diabetes), một căn bệnh phổ biến do cơ thể không thể dung nạp đường glucose như bình thường.
  • Hội chứng ban xuất huyết Henoch-Schönlein khiến những mạch máu nhỏ trong cơ thể (ở đây là mạch cầu thận) bị viêm và rò rỉ.
  • Viêm gan (hepatitis) gây ra bởi virus.
  • HIV, một loại virus làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Lupus, một căn bệnh xảy ra khi cơ thể tự tấn công hệ miễn dịch của mình
  • Sốt xuất huyết, một căn bệnh ở máu do muỗi Anophele gây ra.
  • Nhiễm liên cầu khuẩn (streptococcal infection), một dạng nhiễm trùng xảy ra khi không được chữa dứt điểm viêm họng liên cầu khuẩn hay nhiễm trùng da. Vì vậy, trả lời cho câu hỏi: Bệnh viêm cầu thận có lây không, câu trả lời là Có.
  • Một số nguyên nhân khác: tác dụng phụ của thuốc aspirin, ibuprofen; tiếp xúc với các chất hóa học như thủy ngân hay lithium

2.3 Viêm cầu thận bẩm sinh ở trẻ

Đây là hội chứng hiếm gặp và ảnh hưởng đến trẻ trong 3 tháng đầu đời, gây ra bởi:

  • Các khiếm khuyết di truyền ở gen được truyền từ cha mẹ sang con cái.
  • Lây nhiễm tại thời điểm mới sinh.

3. Những dấu hiệu nhận biết viêm cầu thận cấp ở trẻ em là gì?

vicare.vn-viem-cau-than-o-tre-em-co-chua-khoi-khong-body-1
Phù nề ở cẳng chân, mắt cá chân
  • Phù nề, chủ yếu ở cẳng chân, mắt cá chân, đôi khi ở bàn tay.
  • Albumin niệu— khi nước tiểu của trẻ chứa nhiều protein albumin.
  • Giảm albumin huyết— khi lượng albumin trong máu của trẻ giảm.
  • Tăng lipid huyết— khi lượng cholesterol và chất béo trong máu trẻ tăng cao hơn mức bình thường.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác:

  • Máu trong nước tiểu
  • Dấu hiệu lây nhiễm như sốt, suy nhược, cáu gắt, đau vùng bụng.
  • Biếng ăn
  • Tiêu chảy
  • Huyết áp cao

4. Chẩn đoán, xét nghiệm viêm cầu thận cấp ở trẻ em như thế nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị viêm cầu thận cấp trẻ em qua một số yếu tố sau:

4.1 Tiền sử mắc bệnh trong gia đình:

Một trong những yếu tố đầu tiên bác sĩ cần xem xét để phục vụ chẩn đoán một cách chính xác.

4.2 Thăm khám thể chất của trẻ

Bằng cách xem xét và ấn nhẹ vào những vùng cụ thể trên cơ thể của trẻ

4.3 Xét nghiệm viêm cầu thận cấp ở trẻ em bằng nước tiểu

  • Que thăm dò albumin. Que dò được dùng trên mẫu nước tiểu có thể phát hiện sự xuất hiện của albumin, giúp kết luận sự tổn thương ở thận.
  • Tỉ lệ albumin/creatinine trong nước tiểu. Bác sĩ dùng một thiết bị để ước tính lượng albumin rò vào nước tiểu trong một chu kì 24 giờ. Creatinine là một chất thải được lọc trong thận và đi vào nước tiểu. Một tỷ lệ albumin/creatinine nước tiểu cao có nghĩa là thận đã làm rò rỉ một lượng lớn albumin vào nước tiểu.

4.4 Xét nghiệm viêm cầu thận cấp ở trẻ em bằng máu

Kỹ thuật viên sẽ dùng mẫu máu của trẻ để ước tính lượng máu mà thận lọc trong một phút, gọi là tốc độ lọc tiểu cầu trong thận (estimated glomerular filtration rate- eGFR). Kết quả này sẽ giúp bác sĩ xác định độ tổn thương của thận, ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định làm thêm một số xét nghiệm máu khác để xác định thêm những bệnh khác có thể gây ra chứng viêm cầu thận cấp ở trẻ.

4.5 Chẩn đoán viêm cầu thận cấp ở trẻ em bằng phương pháp siêu âm thận

Siêu âm sử dụng một đầu dò để phát những sóng âm an toàn, không gây đau vào cơ thể giúp thu được hình ảnh của thận. Nếu không có gì bất thường, trẻ sẽ không bị gây tê khi làm các xét nghiệm tiếp theo.

4.5 Chẩn đoán viêm cầu thận cấp ở trẻ em bằng phương pháp siêu âm thận

Siêu âm sử dụng một đầu dò để phát những sóng âm an toàn, không gây đau vào cơ thể giúp thu được hình ảnh của thận. Nếu không có gì bất thường, trẻ sẽ không bị gây tê khi làm các xét nghiệm tiếp theo

vicare.vn-viem-cau-than-o-tre-em-co-chua-khoi-khong-body-2

4.6 Sinh thiết thận

Sinh thiết thận là quy trình lấy mẫu nhỏ của mô thận để kiểm tra dưới kính hiển vi. Bác sĩ sẽ cho trẻ thuốc an thần nhẹ và gây tê cục bộ, tuy nhiên một số trường hợp phải gây mê toàn thân. Khi kỹ thuật viên nghi ngờ trẻ mắc bệnh thay đổi tối thiểu (Minimal change disease -MCD), trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc, nếu có kết quả tốt, trẻ không cần làm sinh thiết. Trong hầu hết các trường hợp, kỹ thuật viên sẽ không làm sinh thiết với trẻ nhỏ hơn 12 tuổi trừ khi họ nghi ngờ đó là một căn bệnh khác ngoài viêm cầu thận.

5. Bệnh viêm cầu thận có chữa được không? Một số phương pháp điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ

5.1 Đối với viêm cầu thận sơ cấp ở trẻ

  • Kiểm soát hệ miễn dịch. Corticosteroids là một nhóm thuốc làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch, làm giảm lượng albumin mất qua nước tiểu, giảm phù nề. Bác sĩ thường kê prednisone hoặc những loại thuốc giống corticosteroid để chữa những triệu chứng vô căn không rõ nguyên nhân. Viêm cầu thận ở trẻ em có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của mỗi trẻ. Trẻ có thể bị tái phát sau lần chữa trị đầu tuy nhiên hầu hết sẽ khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng lâu dài ở thận.
  • Loại bỏ dịch dư. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu giúp thận lọc bỏ dịch dư từ máu. Điều này có thể giúp hạ huyết áp.
  • Làm hạ huyết áp. Hai loại thuốc phổ biến nhất làm hạ huyết áp là thuốc ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin và thuốc ức chế thụ thể angiotensin giúp làm chậm tiến triển của viêm cầu thận.

5.2 Đối với viêm cầu thận thứ cấp ở trẻ

Bác sĩ sẽ chữa viêm cầu thận thứ cấp ở trẻ bằng cách chữa các căn bệnh liên quan

  • chỉ định thuốc kháng sinh cho các bệnh lây nhiễm
  • điều chỉnh đơn thuốc để chữa HIV, lupus hoặc tiểu đường.
  • thay đổi hoặc dừng sử dụng đơn thuốc có thể là nguyên nhân gây ra viêm cầu thận thứ cấp ở trẻ

5.3 Đối với viêm cầu thận bẩm sinh ở trẻ

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thuốc không hiệu quả trong việc điều trị viêm cầu thận bẩm sinh ở trẻ và hầu hết trẻ cần được cấy ghép thận trước 2 hoặc 3 tuổi. Để giúp trẻ có sức khỏe tốt cho đến khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu một số điều kiện sau:

  • tiêm bổ sung albumin bị mất qua nước tiểu
  • dùng thuốc lợi tiểu để loại bỏ dịch dư thừa gây ra phù nề
  • thuốc kháng sinh để chữa một số dấu hiệu truyền nhiễm đầu tiên.
  • hooc-môn tăng trưởng để thúc đẩy tăng trưởng và sự tăng sinh của xương
  • cắt bỏ một hoặc cả hai quả thận để giảm lượng albumin thất thoát
  • lọc máu để loại bỏ chất thải khi trẻ bị suy thận

6. Cách phòng bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em là gì? Bệnh viêm cầu thận không nên ăn gì?

vicare.vn-viem-cau-than-o-tre-em-co-chua-khoi-khong-body-3
Giảm lượng Natri từ muối ăn hàng ngày

Trẻ bị viêm cầu thận cấp nên được thay đổi chế độ ăn uống một cách phù hợp

  • giảm lượng Natri từ muối ăn hàng ngày
  • giảm lượng chất lỏng trẻ uống hàng ngày
  • ăn một chế độ ít chất béo no và cholesterol

Viêm cầu thận ở trẻ em có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng của trẻ, giai đoạn phát hiện bệnh, tác dụng của các loại thuốc khác nhau. Cha mẹ có con trong giai đoạn 1-3 tuổi khi phát hiện các dấu hiệu của viêm cầu thận nên cho con đi thăm khám thường xuyên để có thể thu được kết quả tốt và nhanh chóng nhất.

Xem thêm:

  • Cảnh báo nguy cơ bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em
  • Bị viêm thận nên ăn gì?
  • Những điều cần lưu ý về bệnh viêm cầu thận ở phụ nữ mang thai