HoiBenh giới thiệu chi tiết về hình ảnh trĩ ngoại độ 2 bạn đọc nên tham khảo

Trĩ ngoại cấp độ 2 là giai đoạn nhẹ của bệnh trĩ ngoại. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của trĩ ngoại độ 2 cũng đã tăng. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu rõ là vì sao trĩ ngoại độ 2 được hình thành, trĩ ngoại độ 2 uống thuốc gì và cách chữa trĩ ngoại cấp độ 2 như thế nào để có cách điều trị bệnh kịp thời, an toàn và hiệu quả nhất.

HoiBenh giới thiệu chi tiết về hình ảnh trĩ ngoại độ 2 bạn đọc nên tham khảo HoiBenh giới thiệu chi tiết về hình ảnh trĩ ngoại độ 2 bạn đọc nên tham khảo

Trĩ ngoại cấp độ 2 là giai đoạn nhẹ của bệnh trĩ ngoại. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của trĩ ngoại độ 2 cũng đã tăng. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu rõ là vì sao trĩ ngoại độ 2 được hình thành, trĩ ngoại độ 2 uống thuốc gìcách chữa trĩ ngoại cấp độ 2 như thế nào để có cách điều trị bệnh kịp thời, an toàn và hiệu quả nhất.

1. Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị sưng phồng lên, tương tự như hiện tượng giãn tĩnh mạch. Điều này có thể gây nên đau đớn và khó chịu cho người bệnh, nhất là vấn đề vệ sinh cá nhân.

Bệnh trĩ thường có hai dạng là trĩ nội và trĩ ngoại. Búi trĩ nằm trong kênh hậu môn chưa bị sa ra ngoài được gọi là trĩ nội và ngược lại khi búi trĩ phát triển dưới da xung quanh hậu môn thì được gọi là trĩ ngoại.

Trĩ ngoại là bệnh lý rất phổ biến và gây khó chịu hơn rất nhiều so với trĩ nội, bởi vì các búi trĩ nằm bên ngoài nên rất dễ bị kích thích gây đau đớn, ngứa ngáy hoặc chảy máu làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ ngoại

Những thói quen trong sinh hoạt hoặc tác động hàng ngày làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ như:

  • Táo bón kéo dài

Táo bón tức là phân khô cứng gây khó đi cầu. Khi đó phải rặn nhiều làm tăng áp lực tĩnh mạch trĩ kéo dài, đồng thời sẽ làm cho cơ vòng thắt hậu môn cũng giãn ra theo, dẫn tới bệnh trĩ.

  • Thói quen ăn uống

Sử dụng nhiều đồ cay nóng như rượu, bia, ớt, hạt tiêu, ít ăn rau, trái cây nên thiếu chất xơ ,... gây táo bón và giãn phình tĩnh mạch trĩ (thấp nhiệt), và dẫn tới bệnh trĩ.

  • Phụ nữ mang thai và sau sinh đẻ

Khi có thai thì dễ bị táo bón, thai càng lớn sẽ càng chèn ép đồng thời gây cản trở lưu thông máu trở về tĩnh mạch chủ dưới, động tác rặn đẻ tự nhiên để đưa thai ra ngoài. Hai yếu tố này gây nên và gia tăng bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai.

Theo đông y, các bệnh về hô hấp như hen phế quản, viêm phế quản, giãn phế quản,...đều gây khí yếu và dẫn tới bệnh trĩ.

Người bị rối loạn tiêu hóa, ngồi xổm nhiều, đứng lâu, ít vận động, mang vác nặng, rặn khi đi cầu, quan hệ đồng tính nam,... đều có nguy cơ mắc bệnh trĩ.

vicare.vn-vicare-gioi-thieu-chi-tiet-ve-hinh-anh-tri-ngoai-do-2-ban-doc-nen-tham-khao-body-1

3. Hình ảnh trĩ ngoại cấp độ 2

Ở giai đoạn trĩ ngoại độ 1 nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng phát triển thành trĩ ngoại cấp độ 2. Qua quan sát hình ảnh trĩ ngoại cấp độ 2, lúc này các búi trĩ phình to dần quanh rìa hậu môn. Người bệnh khi rặn đại tiện có thể phát hiện máu tươi chảy sau phân bằng mắt thường hoặc thông qua giấy vệ sinh.

Búi trĩ ngoại phát triển to dần tỉ lệ thuận với độ giãn nở của đám rối tĩnh mạch trĩ nằm thường trực bên ngoài, và bắt đầu xuất hiện cảm giác ngứa có dịch nhầy tại vùng hậu môn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ dẫn đến viêm nhiễm tại hậu môn và các vùng xung quanh.

4. Trĩ ngoại độ 2 có cần phẫu thuật

Với sự phát triển của khoa học hiện đại ngày nay, thì người ta thường chọn biện pháp phẫu thuật để điều trị bệnh trĩ. Nhưng không phải ở giai đoạn nào, ở loại trĩ nào cũng dùng đến phương pháp này.

Phẫu thuật chỉ dành cho những bệnh nhân trĩ cấp độ 3-4 khi các búi trĩ bị to sưng phồng gây tắc nghẽn cấp tính, búi trĩ viêm nhiễm quá nặng gây xuất huyết mất máu quá nhiều làm suy nhược cơ thể bệnh nhân, thì lúc này bác sĩ mới can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật.

Như vậy trĩ ngoại độ 2 có cần phẫu thuật không? Xin thưa nếu bệnh chưa nặng không cần phải phẫu thuật, với trĩ độ 1-2 sẽ được các bác sĩ đông, tây y điều trị bằng thuốc và các phương pháp dân gian, cùng điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học là có thể khỏi, và tiêu diệt bệnh một cách dễ dàng.

vicare.vn-vicare-gioi-thieu-chi-tiet-ve-hinh-anh-tri-ngoai-do-2-ban-doc-nen-tham-khao-body-2

5. Cách chữa trĩ ngoại cấp độ 2

Cách chữa trĩ ngoại cấp độ 2 tùy thuộc nhiều vào cách sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của người bệnh như:

  • Uống nước đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Ăn nhiều chất xơ có trong các loại rau củ quả để tốt cho tiêu hóa
  • Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày
  • Điều chỉnh thói quen ăn uống khoa học
  • Tránh các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, trà
  • Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu
  • Nên chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ...
  • Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lỵ, táo bón...

6. Trĩ ngoại độ 2 uống thuốc gì?

Đối với trĩ ngoại độ 2 uống thuốc gì thì sẽ được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, ngoài ra còn có những bài thuốc dân gian để điều trị cũng rất hiệu quả nếu người bệnh kiên trì sử dụng.

Điều trị bằng nội khoa

  • Thuốc uống: Trĩ ngoại độ 2 có thể uống các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
  • Thuốc bôi tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch, bạn dùng bôi trực tiếp vào búi trĩ để giảm các triệu chứng đau, giảm sưng.

Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

Điều trị bằng thủ thuật được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ cấp độ 2

  • Chích xơ búi trĩ
  • Thắt trĩ bằng vòng cao su
  • Quang đông hồng ngoại

Sử dụng bài thuốc dân gian chữa trĩ ngoại độ 2

Vì bệnh lúc này vẫn còn ở giai đoạn mới, nên bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị. Tuy nhiên, cách này lại yêu cầu người bệnh kiên trì chữa trị, sử dụng thuốc trong một thời gian dài.

Khó có thể chữa khỏi hoàn toàn do bệnh nhân thường không kiên trì, vì quá trình điều trị bệnh phải kéo dài và cũng hơi bất tiện.

Ưu điểm của bài thuốc dân gian là sử dụng các vị thuốc có nguồn gốc tự nhiên, lành tính, không có tác dụng phụ. Cho nên, đây được lựa chọn là cách chữa trĩ ngoại độ 2 an toàn, hiệu quả chi phí chữa bệnh thấp. Một số bài thuốc dân gian chữa trĩ ngoại cấp độ 2 như:

Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà với lá vông

Theo Đông Y, lá vông có vị đắng nhạt, tính bình, được sử dụng như một vị thuốc với tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau hiệu quả... Điều này lý giải vì sao lá vông thường được sử dụng trong việc điều trị bệnh trĩ, nhất là với những trường hợp mới bị trĩ giai đoạn 1-2, phương pháp này sẽ mang đến hiệu quả chữa trĩ hữu hiệu.

Cách 1: bạn sử dụng lá vông đã được rửa sạch để ráo nước rồi hơ trên lửa nóng hoặc cho vào chảo và xào nóng, sau đó đắp lên vị trí bị trĩ.

Cách 2: bạn chỉ cần đun sôi lá vông cùng với một chút nước sau đó cho thêm ít muối rồi giã nhuyễn, đắp lên búi trĩ và dùng dây cố định lại, sáng hôm sau tháo ra và vệ sinh sạch sẽ vùng da mới đắp.

Dù thực hiện theo cách làm nào, bạn cũng nên lựa chọn loại lá vông không quá non cũng không quá già và không bị sâu bệnh, để phát huy được hết dược tính của lá vông trong việc điều trị bệnh trĩ.

Cách chữa trĩ ngoại hiệu quả với củ nghệ

Nghệ vàng có khả năng trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả khi dùng riêng hoặc kết hợp với một số loại thảo dược khác.

Bạn chỉ cần chuẩn bị một số nguyên liệu: 1 củ nghệ vàng, 100gr rau diếp cá, 2 - 4 quả sung, 1 thìa muối ăn. Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu này rồi đem cho vào nồi đun cùng 1,5 lít nước. Đến khi sôi thì tắt bếp rồi dùng xông trực tiếp lên hậu môn trong khoảng 15 phút, khi nước nguội bớt thì ngâm hậu môn vào sau đó lau khô nhẹ nhàng với khăn mềm sạch.

Thực hiện cách làm này đều đặn vào mỗi tối, tốt nhất là khi bụng đang đói hoặc sau khi tập thể dục. Kiên trì trong khoảng 2 - 4 tuần mức độ bệnh trĩ của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.

vicare.vn-vicare-gioi-thieu-chi-tiet-ve-hinh-anh-tri-ngoai-do-2-ban-doc-nen-tham-khao-body-3

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không

Sở dĩ lá trầu không được sử dụng trong việc chữa bệnh trĩ bởi trong thành phần của lá trầu không có chứa rất nhiều chất có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng tốt nhờ đó khi áp dụng sẽ giúp người bệnh trĩ giảm bớt triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, ngăn ngừa viêm nhiễm, kiểm soát bệnh trĩ.

Có rất nhiều cách chữa trĩ ngoại bằng lá trầu không. Với những bệnh nhân trĩ đang gặp phải tình trạng sưng tấy, đau rát, chảy máu hậu môn thì có thể áp dụng cách làm dưới đây:

Bạn chuẩn bị từ 5 - 10 lá trầu không sau đó mang rửa sạch và đun sôi với nước xong để nguội bớt rồi ngâm trực tiếp hậu môn vào, bạn đừng quên vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi ngâm. Thư giãn trong khoảng 10 - 15 phút.

Cách làm này được áp dụng với cả những người bị trĩ nội độ 1, độ 2. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi hết hẳn triệu chứng bệnh trĩ.

Chữa trị bệnh trĩ nhanh với rau diếp cá

Rau diếp cá có khả năng điều trị bệnh trĩ ngoại nhờ chứa một hàm lượng lớn chất Quercetin, Isoquercetin có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón, sát khuẩn.

Bài thuốc trị trĩ với rau diếp cá được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả, nhanh chóng loại bỏ ký sinh trùng, hỗ trợ kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau hiệu quả. Bạn có thể chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách ăn sống rau diếp cá hoặc uống nước ép rau diếp cá mỗi ngày.

Với những trường hợp bị trĩ ngoại, sa búi trĩ thì có thể xay nhuyễn rau diếp cá rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ trong khoảng 1h, cảm giác đau rát hậu môn sẽ được thuyên giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xông hậu môn với rau diếp cá đun sôi cũng rất dễ chịu.

Cách chữa bệnh trĩ nhẹ với mướp đắng

Nếu bạn đang xuất hiện các triệu chứng bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ như: ngứa ngáy, đau rát hậu môn, hậu môn ẩm ướt..., thì có thể sử dụng mướp đắng để khắc phục tình trạng này bằng 2 cách sau:

Chế biến mướp đắng thành các món ăn, bổ sung vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày.

Uống nước ép mướp đắng, bạn có thể cho thêm mật ong cho dễ uống hơn.

Điều trị trĩ hiệu quả với nha đam

Theo lý giải của nhiều chuyên gia, trong nha đam có chứa chất Enzyme Bradykinase có khả năng kháng viêm, làm lành vết thương, kích thích nhu động ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn do đó đây là một trong những loại lá không thể thiếu khi điều trị bệnh trĩ ngoại tại nhà.

Bạn sử dụng nha đam rửa sạch, mang xay nhuyễn rồi pha cùng với một loại nước nào đó tùy theo sở thích. Uống nước này mỗi sáng sau khi ngủ dậy và bụng còn đói để đạt hiệu quả chữa trị trĩ cao nhất.

Kết hợp chanh với nha đam: trong chanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa vì vậy có khả năng giảm sưng ngứa, tăng độ bền cho mạch máu. Vì vậy khi kết hợp với nha đam sẽ càng làm tăng lên hiệu quả chữa bệnh trĩ, đặc biệt là trị ngoại cấp độ 1 và 2

Bạn chỉ cần pha trộn chanh và gel nha đam rồi bôi lên vị trí bị trĩ, cứ 3 - 4h lại bôi một lần, bạn sẽ không còn có cảm giác ngứa ngáy, đau rát thường trực nữa.

Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 và cách chữa trĩ ngoại cấp độ 2 mà chúng tôi vừa gửi đến bạn đọc. Hi vọng với những cung cấp về trĩ ngoại độ 2 ở trên có thể giúp độc giả giải đáp phần nào thắc mắc về sự phát triển và mức độ nguy hại của bệnh trĩ. Đồng thời giúp người bệnh có thêm kiến thức về căn bệnh “khó nói” này và chủ động phòng tránh cũng như điều trị bệnh từ các giai đoạn nhẹ.

Xem thêm:

  • Trĩ ngoại độ 3 là như thế nào?
  • Bác sĩ ơi: trĩ ngoại độ 4 là sao?
  • Lý do bệnh trĩ tăng đột biến ở Việt Nam