Vì sao xì mũi không đúng cách có thể gây viêm xoang, điếc tai?
Việc xì mũi tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng có nhiều người, đặc biệt là trẻ em thường làm không đúng cách. Xì mũi không đúng cách có thể gây viêm xoang, điếc tai về sau. Nguyên nhân của những vấn đề này là do đâu?
Vì sao xì mũi không đúng cách có thể gây viêm xoang, điếc tai?
Những vấn đề gặp phải khi xì mũi không đúng cách
Với thời tiết nắng nóng của mùa hè thì việc dùng điều hòa là không thể tránh khỏi. Nhiều khi, do nhiệt độ điều hòa quá lạnh hoặc thường xuyên đi ra đi vào phòng điều hòa có thể dẫn đến cảm cúm, sổ mũi. Khi bị sổ mũi thì bạn thường hay xì mũi. Dù hành động này là đơn giản, nhưng nhiều bạn không thể ngờ rằng xì mũi không đúng cách có thể gây viêm xoang, điếc tai về sau.
Do tai, mũi, họng thông với nhau, nên việc xì mũi cũng có thể ảnh hưởng đến tai. Áp lực trong vòm mũi họng là rất cao. Khi xì mũi không đúng cách, có thể dẫn đến khí bị đẩy vào vòi tai, kéo theo cả chất nhầy và vi khuẩn vào tai, dẫn đến viêm tai giữa, tắc vòi nhĩ, ... Khi các bệnh viêm tai không được điều trị, bệnh nhân rất có thể bị điếc.
Việc xì mũi không đúng cách cũng có thể đẩy dịch nhầy và vi khuẩn vào xoang, gây viêm xoang. Việc xì mũi nhanh và mạnh cũng sẽ khiến cho các mạch máu nhỏ li ti trong khoang mũi vỡ ra, gây chảy máu cam.
Hướng dẫn xì mũi đúng cách
Để tránh các vấn đề về tai, mũi và xoang, gây ra bởi việc xịt mũi không đúng cách, nhất là ở trẻ em, các bạn nên hướng dẫn trẻ xịt mũi sau đây.
Đầu tiên, hai lỗ mũi phải thông thoáng và có thể hít thở được. Không được xì mũi khi hai lỗ mũi của bạn bị tắc nghẹt, vì như vậy sẽ không hiệu quả, mà lại tạo áp lực lên mũi và vùng thông tai, mũi, họng. Khi xì mũi, nên xì từng bên một. Tức là bạn dạy trẻ bịt một bên mũi rồi xì mũi. Như vậy, lực xì mũi sẽ lớn hơn và đẩy chất nhầy ra tốt hơn mà không cần xì quá mạnh. Khi xì mũi, bạn nên bảo trẻ há miệng ra, để cho áp lực không khí trong khoang tai, mũi, họng được cân bằng.
Sau khi xì mũi, bạn có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý để giúp giảm viêm mũi. Chuẩn bị một bình xịt dạng phun sương chứa nước muối sinh lý hoặc một bình xịt củ tỏi. Bạn nghiêng đầu vào bồn rửa mặt. Sau đó, khi bạn xịt nước muối vào lỗ mũi ở phía trên, thì nước muối sẽ đi qua khoang mũi và chảy ra lỗ mũi ở bên dưới, rồi chảy xuống chậu. Như vậy, những chất bẩn còn ở trong khoang mũi có thể đi ra theo dòng nước. Khi đã rửa xong, bạn có thể xì nhẹ mũi một lần nữa để nước muối ra hết. Đây là cách rất hiệu quả để làm sạch và chống viêm mũi.
Xem thêm:
- Viêm mũi dị ứng chữa bằng cây cứt lợn có tốt không
- Viêm mũi dị ứng gây thâm mắt?
- Viêm phế quản cấp ở người lớn điều trị thế nào?