Vì sao xì mũi bị ù tai?

Các bệnh lý về mũi họng thông thường, bệnh đường hô hấp hay viêm xoang có thể khiến cho bạn bị ứ đọng dịch nhầy trong hốc mũi, lúc này bạn sẽ có nhu cầu xì mũi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xì mũi sao cho đúng cách và nhiều người còn gặp phải tình trạng ù tai khi xì mũi. Vậy vì sao xì mũi bị ù tai? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Vì sao xì mũi bị ù tai? Vì sao xì mũi bị ù tai?

Vì sao xì mũi bị ù tai?

Ù tai là hiện tượng người bệnh cảm thấy những “ những âm thanh ảo” phát ra từ bên trong tai, khiến cho người bệnh không thể cảm nhận chính xác cũng như trọn vẹn những âm thanh từ bên ngoài truyền vào.

Theo các thống kê thì có đến 10% dân số bị ù tai, khi triệu chứng này xuất hiện khiên cho người mắc phải cảm thấy vô cùng khó chịu. Hiện tượng ù tai có thể xuất hiện ở 1 tai hoặc 2 tai, các âm thanh lạ như tiếng vo ve của côn trùng hay tiếng gió thổi...

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, thì khi bị viêm, có dịch nhầy, thông thường trẻ em hay người lớn đều có xu hướng muốn đưa chúng ra ngoài để cảm thấy dễ thở hơn. Cách đơn giản nhất có thể làm đó là xì mũi.

Lực khi xì mũi rất mạnh, lên tới 300mmHg, nếu bạn xì mũi hai bên cùng lúc, dịch nhầy không thoát ra ngoài được, thậm chí bắn ngược vào bên trong và kéo theo vi khuẩn lên tai, làm viêm tắc vòi nhĩ dẫn đến tình trạng viêm tai.

Mũi và tai thông với nhau qua vòi nhĩ, còn mũi và xoang lại thông nhau qua lỗ thông xoang. Bạn có thể gặp phải tình trạng viêm vòi nhĩ do nghẹt mũi, từ nghẹt mũi lại có thể gây ù tai, thậm chí là điếc tai. Khi xì mũi, áp lực khí trong vòm họng tăng cao, khiến đẩy các nước mũi, virus, vi khuẩn vào gây viêm tai, tắc vòi nhĩ.

Đặc biệt với trẻ nhỏ, ở độ tuổi này trẻ thường chưa biết xì mũi, thường bé sẽ hít mạnh lại các chất nhày này xuống họng, ngược vào xoang gây viêm xoang. Không những vậy, khi xì mũi trẻ thường bịt cả hai lỗ mũi làm cho các chất ứ đọng đó đi ngược vào trong xoang gây viêm họng, viêm phế quản.

Việc xì mũi cũng giống như việc hắt hơi quá mạnh cũng ẩn chứa nguy cơ gây ra chảy máu mũi và viêm tai giữa, hơn thế, khi hắt hơi, dịch trong khoang miệng có thể theo không khi bắn ra xa đến khoảng cách là 6m, vi khuẩn có thể lan truyền ra cộng đồng qua không khí.

HoiBenh.vn-vi-sao-xi-mui-bi-u-tai-body-2
Việc xì mũi quá mạnh cũng ẩn chứa nguy cơ gây ra chảy máu mũi và viêm tai giữa

Xì mũi sao cho đúng cách

Xì mũi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, do đó rất khó để cưỡng lại. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên hãy tìm cách xì mũi sao cho thoải mái và đúng cách. Bạn có thể tham khảo ngay sau đây.

  • Chỉ xì mũi khi hai hốc mũi thực sự thông thoáng, không được xì mũi khi mũi bị ngạt tắc.
  • Khi xì mũi chỉ được bịt từng bên lỗ mũi một, không được bịt cả hai bên vì một bên lỗ mũi còn lại phải được thông thoáng cho không khí thoát ra.
  • Khi xì mũi hãy dùng khăn giấy để lấy được phần dịch nhầy, không xì ra tay. Vì sử dụng tay rất mất vệ sinh, sau khi xì mũi lại tiếp tục cầm nắm vào những đồ dùng công cộng có thể làm vi khuẩn lây lan và gây bệnh cho người khác.
  • Nếu ngạt mũi đến mức không thể xì được, thì bạn cần đến bác sĩ, không nên tự xử lý tại nhà.

Hướng dẫn tự thông vòi nhĩ đúng cách tại nhà

Bước 1:

  • Đầu tiên, bạn hãy nhỏ nước muối sinh lý vào mũi, sau đó hỉ sạch dịch nhầy.
  • Tiếp theo, bạn nhỏ thuốc co mạch để thông mũi.
  • Lưu ý, bạn cần phải xì mũi sạch và làm thông mũi trước khi thực hiện phương pháp này, nếu không dịch mũi sẽ tràn vào hòm nhĩ gây viêm tai giữa.

Bước 2:

  • Bạn hít hơi vào phổi sau đó ngậm miệng lại, bóp chặt 2 cánh mũi và thở mạnh dồn hơi ra mũi.
  • Lưu ý: lúc mũi bị bịt lại nên không khí nén sẽ đẩy mở cửa vòi nhĩ và thoát lên hòm nhĩ. Không khí đẩy vào màng nhĩ làm cho màng nhĩ căng phồng ra ngoài sẽ tạo ra một tiếng kêu “ rắc”.

Với các thông tin trên đây, hy vọng bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi vì sao xì mũi lại bị ù tai. Nếu gặp các vấn đề về mũi họng nghiêm trọng thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để nhận được sự thăm khám và xử lý kịp thời.

Xem thêm:

  • Ráy tai là gì và tại sao không nên dùng bông ngoáy tai?
  • Viêm xoang có bị ù tai không?
  • Bật mí cách điều trị ù tai nhanh gọn, đơn giản