Vì sao viêm phổi ở trẻ sơ sinh khiến các mẹ lo lắng?
Khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi sẽ có các triệu chứng khó nhận biết hơn. Đối với trẻ sơ sinh có sức đề kháng rất kém, nên cha mẹ cần lưu ý hơn trong vấn đề chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Sau đây HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về căn bệnh này ở trẻ.
Vì sao viêm phổi ở trẻ sơ sinh khiến các mẹ lo lắng?
Khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi sẽ có các triệu chứng khó nhận biết hơn. Đối với trẻ sơ sinh có sức đề kháng rất kém, nên cha mẹ cần lưu ý hơn trong vấn đề chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Dưới đây HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về căn bệnh này ở trẻ.
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hay vi trùng kẹt lại bên trong phổi. Chúng sinh sôi phát triển và tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường gặp sau khi trẻ sinh ra được khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, trẻ có thể bị bệnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ, hoặc trong khi đẻ do hít phải nước ối, phân su, dịch tiết ở đường sinh dục của mẹ đã bị nhiễm khuẩn.
Triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường có những triệu chứng hết sức mơ hồ và không rõ ràng. Vậy nên nếu mẹ thấy trẻ có những biểu hiện bú kém, bỏ bú, ho, thở nhanh > 60 nhịp/phút hoặc khó thở,... thì nên tiến hành điều trị ngay trước khi bệnh tình của bé trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu cha mẹ bỏ qua những dấu hiệu lâm sàng này của bé thì bệnh sẽ dần phát triển nặng hơn. Những triệu chứng rõ ràng khi bệnh đã ở giai đoạn nặng như: Trẻ bị sốt cao hoặc hạ thân nhiệt; ngủ li bì, đáp ứng kém với kích thích, nôn nhiều, chướng bụng, khó thở, rút lõm lồng ngừng, tím tái do thiếu oxy,...
Do đó, cha mẹ cần chú ý tình trạng của trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong.
Điều trị viêm phổi trẻ sơ sinh
Về việc điều trị, nếu trẻ mới chỉ dừng lại ở các triệu chứng lâm sàng kể trên thì bạn có thể theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà. Cho trẻ bú mẹ thường xuyên, làm thông thoáng mũi bằng cách nhỏ thuốc kháng sinh vào mũi, cho trẻ uống thuốc ho và nên hạn chế dùng uống thuốc kháng sinh.
Nếu trẻ bỏ bú, thở nhanh hoặc thở chậm, sốt cao, cơ thể tím tái, trẻ hay quấy khóc hoặc nằm mê man ly bì thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi được bác sĩ chỉ định, cha mẹ cần cho trẻ uống đúng thuốc, đúng liều lượng mỗi ngày. Nếu bé uống xong bị nôn ói thì cần cho bé uống lại một liều khác. Tuy nhiên cũng cần tránh lạm dụng thuốc kháng sinh, chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Cần phải tăng cường cho trẻ bú và uống nhiều nước. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bổ sung chất dinh dưỡng để trẻ mau lại sức. Đối với trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, bạn cần làm thông thoáng mũi để trẻ có thể bú dễ dàng hơn.
Tại bệnh viện, trẻ sẽ được hút đờm rãi, thở ôxy... tuỳ theo mức độ suy thở nếu trẻ có dấu hiệu suy hô hấp. Nếu trẻ ho quá nhiều có thể dùng kết hợp dùng các loại thuốc long đờm và thuốc ức chế cơn ho. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng thuốc ho, bởi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc và tác dụng phụ nếu cha mẹ cho trẻ dùng không đúng cách.
Phòng bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh như thế nào?
- Bảo đảm giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, nhưng cũng đừng ủ cho trẻ quá mức, trẻ sẽ bị ra nhiều mồ hôi và bị nhiễm lạnh trở lại dễ gây ra tình trạng viêm phổi.
- Cho trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Giữ vệ sinh cho trẻ thường xuyên, đặc biệt là bàn tay, vì trẻ hay có thói quen đưa tay vào miệng.
- Cha mẹ trước khi bế trẻ cũng cần phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để không lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ.
- Các dụng cụ thường xuyên sử dụng cho trẻ như cốc, thìa, chăn, áo, tã... phải đảm bảo sạch sẽ và vô trùng.
- Đảm bảo cho phòng của bé luôn sạch sẽ, thoáng mát, không dùng điều hòa vì sẽ làm trẻ dễ bị nhiễm lạnh.
- Cách ly trẻ với những nơi có nguồn bệnh, những người đang bị ho hoặc bị các bệnh liên quan tới đường hô hấp thì không được cho tiếp xúc với trẻ.
Làm tốt những công việc trên là các bậc cha mẹ đã giúp còn mình tránh được bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh rồi đấy. Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh viêm phổi, cha mẹ phải đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Tránh để bệnh tình trở nên nghiêm trọng.