Vì sao trước khi tiêm Bác sĩ, y tá đều phải đẩy ít thuốc ra khỏi kim trước khi tiêm?

Chắc hẳn, vì một số lí do nào đó, chúng ta đều không ít lần đến bệnh viện thực hiện tiêm các loại thuốc. Nếu bạn chú ý quan sát sẽ thấy bác sĩ, y tá trước khi tiêm thường đẩy ít thuốc ra khỏi kim tiêm. Vậy đẩy ít thuốc ra khỏi kim trước khi tiêm để làm gì? Việc làm này tưởng chừng như vô ích xong nó lại là nguyên tắc không thể bỏ qua với người thầy thuốc.

Vì sao trước khi tiêm Bác sĩ, y tá đều phải đẩy ít thuốc ra khỏi kim trước khi tiêm? Vì sao trước khi tiêm Bác sĩ, y tá đều phải đẩy ít thuốc ra khỏi kim trước khi tiêm?

Đẩy ít thuốc ra khỏi kim trước khi tiêm để làm gì?

Khác biệt với phần lớn các chuyên ngành khác, sinh viên y khoa đều có thời gian học tối thiểu là 6 năm. Điều này không có gì là lạ, bởi khi làm việc trên cơ thể con người thì mọi thứ đều phải được thực hiện thật chính xác ngay cả từ những điều nhỏ nhất. Hành động búng nhẹ vào bơm kim tiêm là một ví dụ và những thông tin sau sẽ phần nào giúp bạn hiểu đẩy ít thuốc ra khỏi kim trước khi tiêm để làm gì?

Trên thực tế, khi bác sĩ rút thuốc từ trong ống thuốc, điều chỉnh lượng thuốc, hoặc rút thuốc từ trong ống tiêm ra, thường khó tránh khỏi tình trạng đầu kim bị lộ ra khỏi mặt thuốc. Lúc này, không khí đã vô tình lọt vào ống tiêm. Để ý bạn sẽ nhìn thấy những bong bóng trắng trong ống kim tiêm. Nếu bác sĩ không đẩy một ít thuốc ra khỏi kim để loại bỏ lượng không khí này ra ngoài thì lượng không khí đó sẽ vào cơ thể.

Hành động chúng ta tưởng là đơn giản đẩy ít thuốc ra khỏi kim trước khi tiêm hóa ra lại là kinh nghiệm được rút ra từ nhiều trường hợp mà bệnh nhân đã gặp không ít nguy hiểm: từ khó thở, tụt huyết áp, đau ngực, đau cơ, đau khớp,... cho đến suy tim, suy hô hấp, mất ý thức, đột quỵ... Những triệu chứng đáng sợ này đều là hậu quả của việc để khí lọt vào cơ thể, gây ra hiện tượng nghẽn mạch.

HoiBenh.vn-vi-sao-truoc-khi-tiem-bac-si-y-ta-deu-phai-day-it-thuoc-ra-khoi-kim-truoc-khi-tiem-body-2
Đẩy ít thuốc ra khỏi kim trước khi tiêm để làm gì?

Không khí tiêm vào trong cơ thể sẽ gây ra một số phản ứng, phụ thuộc vào lượng không khí vào nhiều hay ít và tiêm ở vị trí nào. Lượng không khí tiêm vào càng nhiều, ảnh hưởng càng lớn. Khi tiêm phòng dịch, nói chung là tiêm thuốc dưới da, nếu lẫn vào một ít không khí thì ngoài cảm giác căng đau hơi khác thường ra thì không có ảnh hưởng gì lớn. Nhưng nếu tiêm nhầm một ít không khí vào mạch máu thì sẽ cản trở máu lưu thông, gây ra tình trạng thuyên tắc khí kéo theo các hiểm họa khôn lường. Những bong bóng khí này có thể di chuyển đến não, tim hoặc phổi của bạn và gây ra cơn đau tim, đột quỵ hoặc suy hô hấp, mất ý thức...

Khi phát hiện nghẽn mạch dựa trên các triệu chứng hoặc bằng các phương pháp như dùng sóng siêu âm, chụp cắt lớp CT, các bác sĩ sẽ lựa chọn hướng khắc phục sự cố cho từng trường hợp.

Các bác sĩ có thể chỉ cần hướng dẫn bệnh nhân ngồi ở tư thế, sao cho bóng khí không đi vào những nơi quan trọng như tim, phổi, não. Có thể bác sĩ sẽ thực hiện kích cho tim đập nhanh, cho thở oxy để bù lại sự trì trệ của hệ tuần hoàn khi đó.

Hai cách làm này sẽ hỗ trợ trì hoãn các hậu quả xấu, chờ cho đến khi thành mạch hấp thụ hết bóng khí là người bệnh sẽ an toàn. Trong một vài trường hợp nguy hiểm và khẩn cấp sẽ phải dùng tới can thiệp bằng phẫu thuật. Nghẽn mạch với người trưởng thành khỏe mạnh thì chưa chắc đã nguy hiểm. Nhưng nếu là một người bệnh vốn đã suy tim, việc để bóng khí lọt vào mạch máu gần như chắc chắn là một bản án tử.

Xem thêm:

  • Cách xử lý khi bị đâm kim tiêm nghi dính HIV
  • Bạn có nghĩ rằng tiêm phòng cúm là không cần thiết
  • 5 lý do vì sao bạn vẫn mắc bệnh đã tiêm vắc-xin rồi