Vì sao trời nắng nóng dễ đột quỵ?

Thời tiết nắng nóng với nhiệt độ ngày càng tăng cao hiện nay đang là điều kiện thuận lợi dẫn đến cơn đột quỵ ở nhiều đối tượng. Vậy thì vì sao trời nắng nóng dễ đột quỵ và cần phải phòng tránh điều này như thế nào?

Vì sao trời nắng nóng dễ đột quỵ? Vì sao trời nắng nóng dễ đột quỵ?

1. Đột quỵ là gì? Thực trạng đột quỵ vì nắng nóng hiện nay

Trước khi tìm hiểu vì sao trời nắng nóng dễ đột quỵ, bạn cần phải hiểu rõ thế nào là đột quỵ cũng như tình trạng này trong ngày nóng đang ở mức độ nào.

Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng khi mạch máu nuôi não gặp tắc nghẽn hoặc bị võ, khiến não không được cung cấp đủ oxy. Chính vì thế, một phần của não dần chết đi, gây ra tổn thương. Trong số nhiều nguyên nhân gây tử vong, đột quỵ nằm trong top đầu và thậm chí nếu bệnh nhân có may mắn qua khỏi cũng sẽ gặp các di chứng vĩnh viễn vô cùng nghiêm trọng.

Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất ở đối tượng là người cao tuổi hoặc đang mắc các bệnh lý đặc thù.

Hiện nay, cả nước đang phải chịu đựng nhiều cơn nắng nóng có thể đánh giá là kinh khủng nhất từ đầu năm 2019. Vào ngày 18 – 19/5 vừa qua, trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông báo rằng, nhiệt độ ở Hà Nội đang tăng cao và mức cao nhất có thể lên đến 40 độ C. Trên thực tế, nhiệt độ này có thể lên đến 47 độ C và có nơi lên đến 60 độ C.

Thời tiết gắt gỏng trên đã khiến bệnh nhân nhập viện cấp cứu do say nắng và đột quỵ tăng cao. Vào chiều 18/5, một cụ ông khoảng 85 tuổi đã bất tỉnh trước cửa một ngôi nhà ở Yên Phụ, Ba Đình - Hà Nội. Khi được phát hiện, ông đã tử vong.

Cũng theo báo cáo từ bệnh viện Bạch Mai, trời nắng nóng đã khiến một bác sỹ nam 31 tuổi mất mạng do đột quỵ khi đang đi đá bóng. Chủ Nhật – 19/5 - ở khoa Cấp cứu nội – nhi của bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội cũng ghi nhận được thêm 20 ca đột quỵ.

Không chỉ ở Hà Nội và khu vực phía Bắc mà ngay cả khu vực miền Nam, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh, cũng chịu không ít khốn đốn do nắng nóng. Theo ghi nhận từ các bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, nhiều bệnh nhi đã nhập viện do các bệnh lý về tiêu hóa, hô hấp. Ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương, số ca người già bị bệnh nhiễm trùng và tăng huyết áp cũng có xu hướng tăng.

HoiBenh.vn-vi-sao-troi-nang-nong-de-dot-quy-body-2
Vì sao trời nắng nóng dễ đột quỵ?

2. Giải đáp vì sao trời nắng nóng dễ đột quỵ

Với vấn đề này, Phó giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa cấp cứu A9 của bệnh viện Bạch Mai, cho biết, nắng nóng gay gắt trong mùa này sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và làm tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhập viện gia tăng.

Điều này được giải thích rằng: Đột quỵ có nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ như huyết áp tăng cao, bệnh rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, do hút thuốc lá hoặc uống nhiều rượu bia, bệnh béo phì... Tất cả những yếu tố nguy cơ trên khi gặp thời tiết bất thường (quá nóng/quá lạnh) đều sẽ có điều kiện thuận lợi để khởi phát, dẫn đến đột quỵ.

Bên cạnh đó, thời tiết nóng bức và khó chịu cũng sẽ gây ra căng thẳng cho nhiều người. Rất nhiều người quên uống thuốc và ngại nóng nên không đi tái khám thường xuyên, do đó tình trạng sức khỏe cũng gặp bất ổn. Các yếu tố nguy cơ từ đó không được kiểm soát tốt, khiến cho tỷ lệ đột quỵ và bệnh mãn tính tăng cao.

Cũng theo Phó giáo sư Nguyễn Văn Chi cảnh báo, đột quỵ không phải chỉ gặp ở người cao tuổi mà còn xảy ra ở nhiều bệnh nhân còn trẻ tuổi. Thậm chí, một người có thể chất tốt nhưng mạch máu não có bất thường, khi chơi đùa/vận động quá sức dưới trời nắng cũng xảy ra đột quỵ với tình trạng khó có thể cứu chữa. Không thể phủ nhận, môi trường và nhiệt độ khắc nghiệt quá mức chịu đựng của cơ thể sẽ gây ra nhiều biến cố sức khỏe.

Ở trẻ em, cơ thể của các bé còn khá non nớt và sức đề kháng chưa quá hoàn thiện. Chính vì vậy, các bé khá nhạy cảm với thời tiết. Thêm vào đó, đối tượng này còn khá nghịch ngợm và hiếu động, do đó càng làm tình trạng mất nước trầm trọng hơn, dẫn đến say nắng và sốc nhiệt.

3. Cần làm gì để hạn chế tình trạng đột quỵ và các ảnh hưởng tiêu cực từ nắng nóng?

HoiBenh.vn-vi-sao-troi-nang-nong-de-dot-quy-body-3
Cần làm gì để hạn chế tình trạng đột quỵ và các ảnh hưởng tiêu cực từ nắng nóng?

Theo lời khuyên từ Phó giáo sư Nguyễn Văn Chi, để phòng tránh bệnh đột quỵ nói chung và đặc biệt trong ngày nắng nóng, bạn cần phải kiểm soát tốt huyết áp cũng như các yếu tố nguy cơ được liệt kê phía trên. Để làm được điều này, phải đảm bảo 3 yếu tố:

  • Sử dụng đúng - đủ liều thuốc điều trị.
  • Kiểm soát và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Vẫn nên tập thể dục thường xuyên nhưng không được quá sức và các bài tập không cần cường độ quá cao, hạn chế tập vào ban trưa/chiều khi nắng còn gắt.

Trong vấn đề này, Cục Y Tế dự phòng thuộc Bộ Y tế cũng có một số khuyến cáo:

Hạn chế ra đường khi không cần thiết. Nếu như có việc cần, bạn phải trang bị đầy đủ mũ nón, mặc áo khoác, đeo kính và khẩu trang... để chống nóng.

  • Uống thật nhiều nước, đặc biệt là những đối tượng thường xuyên lao động ngoài trời. Mùa nắng sẽ dễ khiến cơ thể mất nước, do đó phải cấp nước liên tục. Bạn cũng có thể uống một số loại nước bù điện giải như nước Oresol, nước muối loãng hay nước chanh...
  • Không nên bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp cũng như không để gió quạt thổi trực tiếp vào người trong thời gian dài.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín - uống sôi và bổ sung vào khẩu phần ăn nhiều loại rau củ - hoa quả để tăng cường sức đề kháng, đồng thời cung cấp cho cơ thể nguồn vitamin dồi dào.
  • Đối với đối tượng có tiền sử bị bệnh tim mạch hay tai biến, bạn cần phải hạn chế vận động trong thời tiết nắng nóng. Nếu công việc cần thiết, hãy sắp xếp/chuyển đổi giờ làm việc đến thời gian mà nhiệt lượng đã hạ bớt.

Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn đọc lý do vì sao trời nắng nóng dễ đột quỵ cũng như một số phương pháp đơn giản để phòng tránh. Bạn hãy chú ý những điều trên để bảo vệ sức khỏe cho cả bạn và gia đình trong ngày nắng nóng.

Xem thêm:

  • 4 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ
  • Bệnh nhân sau đột quỵ: Ăn gì là tốt?
  • Bị đột quỵ không nên sơ cứu ở nhà