Vì sao trẻ thích nhìn theo ngón tay?

Đôi mắt được coi là “cửa sổ tâm hồn”. Thông qua đôi mắt, trẻ bắt đầu nhìn nhận và tìm hiểu thế giới. Sự phát triển của đôi mắt phát triển dần theo thời gian... Thị lực của các bé tiến bộ nhiều trong tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Bé nhìn rõ nét hơn, hai mắt phối hợp đồng bộ hơn.

Vì sao trẻ thích nhìn theo ngón tay? Vì sao trẻ thích nhìn theo ngón tay?

Phát triển thị lực của trẻ trong những tháng đầu đời

Khi mới sinh, do các tế bào thần kinh ở võng mạc và trung tâm thị lực ở não chưa phát triển đầy đủ nên bé chỉ nhận biết màu trắng, đen và các gam màu xám. Mắt trẻ sơ sinh cũng chưa có khả năng điều tiết (tập trung nhìn vào vật ở gần), vì vậy bé chưa biết nhìn chăm chú vào các đồ vật hay khuôn mặt của bạn.

Mắt của trẻ sơ sinh kém nhạy cảm với ánh sáng. Ngưỡng phát hiện ánh sáng của bé 1 tháng tuổi cao hơn 50 lần so với của người trưởng thành nên nhận biết ánh sáng khó khăn hơn người lớn.

Tuy nhiên, khả năng nhận biết màu sắc của trẻ phát triển rất nhanh. Bé đã có thể nhận biết màu đỏ, da cam vàng và xanh lá cây vào thời điểm một tuần sau sinh. Nhưng phải mất nhiều thời gian hơn trẻ mới nhìn được màu xanh da trời, do bước sóng của ánh sáng xanh da trời ngắn hơn và võng mạc có ít thụ thể cảm nhận loại màu này hơn.
vicare.vn-vi-sao-tre-thich-nhin-theo-ngon-tay-body-1

Thị lực của các bé tiến bộ nhiều trong tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Bé nhìn rõ nét hơn, hai mắt phối hợp đồng bộ hơn. Đến 3 tháng tuổi, bé biết nhìn theo các vật chuyển động và có thể với tay muốn lấy các vật mình nhìn thấy. Bé học cách di chuyển mắt từ vật này sang vật khác mà không xê dịch đầu. Đây là lí do vì sao trẻ thích thú nhìn theo di chuyển ngón tay của mẹ và thường nhoẻn miệng cười khi người lớn chơi trò xua tay với trẻ.

Đó là cách bé dần dần khám phá thế giới xung quanh từng bước, từng bước một. Cha mẹ có thể dựa vào dấu hiệu này làm mốc để đánh giá sự phát triển thị lực và tâm thần vận động của trẻ. Nếu dấu hiệu này đến sớm, trẻ tiếp xúc mắt linh hoạt, thích hóng chuyện thì chứng tỏ em bé của bạn rất thông minh, lanh lợi. Nếu qua giai đoạn này quá lâu mà trẻ chưa có những phản xạ trên, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để tìm nguyên nhân của sự chậm phát triển này. Bác sĩ sẽ dựa vào các thăm khám chuyên sâu xem liệu trẻ có mắc bệnh lý gì khiến cho mốc phát triển của trẻ chậm hơn hay không và sẽ cho bạn thêm những lời khuyên để chăm sóc trẻ bắt kịp sự phát triển phù hợp lứa tuổi.

Lời khuyên của chuyên gia

Để kích thích thị lực của bé, giúp bé phát triển tốt hơn trong giai đoạn này, phụ huynh có thể chú ý áp dụng một số phương pháp sau:

- Bày biện thêm đồ đạc mới hoặc thay đổi vị trí cũ hay các đồ vật có sẵn trong phòng thường xuyên. Việc này kích thích sự tìm kiếm của trẻ.

- Mẹ nên vừa di chuyển trong phòng vừa nói chuyện với bé. Bởi vì lúc này trẻ bắt đầu có phản xạ quay mắt nhìn về phía có tiếng động.
vicare.vn-vi-sao-tre-thich-nhin-theo-ngon-tay-body-2

- Bật đèn đêm trong suốt 4 tháng đầu để duy trì kích thích ánh sáng cho mắt. Bố mẹ không cần lo lắng việc bật đèn sáng không có hại cho trẻ vì như đã đề cập ở trên, ngưỡng cảm nhận ánh sáng của trẻ nhỏ cao gấp nhiều lần người lớn. Bạn nên giảm dần cường độ ánh sáng khi ngưỡng cảm nhận ánh sáng của trẻ giảm dần.

- Khi ngủ cần đặt bé nằm ngửa để phòng ngừa đột tử trẻ sơ sinh. Nhưng khi trẻ thức và bụng đói, nên đặt bé nằm sấp có giám sát của người lớn. Tư thế này giúp bé có những trải nghiệm quan trọng về thị lực và vận động.