Vì sao trẻ sơ sinh thường bị tưa lưỡi?

Tưa lưỡi là một hiện tượng thường gặp ở các trẻ sơ sinh nhất là các trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc nhẹ cân, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bé bị tưa lưỡi. Khi bé bị tưa lưỡi bạn nên tìm cách điều trị để giúp bé ổn định sức khỏe. Vậy vì sao trẻ sơ sinh thường bị tưa lưỡi? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau.

Vì sao trẻ sơ sinh thường bị tưa lưỡi? Vì sao trẻ sơ sinh thường bị tưa lưỡi?

1. Bệnh tưa lưỡi ở bé sơ sinh là gì?

Tưa lưỡi là một tình trạng nhiễm nấm trong miệng gây ra do nấm Candida albicans. Nếu như bạn thấy xuất hiện những đốm trắng bên trong khoang miệng hoặc ở trên lưỡi của bé mà không thể chùi đi, thì đó là dấu hiệu của bệnh tưa lưỡi. Nấm phát triển ở trong môi trường ẩm, ấm và ngọt như ở trong miệng của trẻ nhỏ. Nếu như bạn cho bé bú, đầu vú của bạn sẽ bị viêm nhiễm nấm, làm cho đầu vú bị khô, rát và đau khi bé bú. Nấm còn có thể theo con đường tiêu hóa của bé thải ra, dẫn đến hăm tã hoặc nhiễm nấm âm đạo.

vicare.vn-vi-sao-tre-so-sinh-thuong-bi-tua-luoi-body-1

2. Vì sao trẻ sơ sinh thường bị tưa lưỡi?

Do trẻ sử dụng kháng sinh

Có một số trường hợp, trẻ phải uống kháng sinh trong một thời gian dài cũng có thẻ dẫn đến việc tưa lưỡi. Vì lúc này, kháng sinh sẽ tiêu diệt những vi khuẩn có lợi và làm sinh sôi những vi khuẩn gây hại ở trong khoang miệng bé. Vói trường hợp này, bạn nên lau miệng, đặc biệt là lưỡi của bé thật sạch sau mỗi lần uống thuốc. Tình trạng tưa lưỡi ở bé cũng sẽ mất đi sau một khoảng thời gian ngừng uống thuốc mà bạn không cần phải dùng bất kỳ biện pháp can thiệp nào.

Trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi do virus

Lưỡi và lợi của trẻ có nhiều vết loét nhỏ, chúng trú ngụ dưới những lớp màng trắng. Nếu lớp màng trắng này bị bong, trẻ sẽ bị đau rát khi nhai và nuốt thức ăn. Bé sẽ bị chảy nhiều nước dãi, miệng hôi và cũng có thể bị sốt cao. Lúc đưa trẻ đi khám, các bác sĩ thường sẽ cho trẻ một loại thuốc bôi miệng có chứa kháng sinh và chất sát trùng để tiêu diệt virus gây bệnh. Triệu chứng tưa lưỡi của trẻ sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau đó 4-5 ngày.

Trẻ mắc tưa lưỡi do nấm

Bệnh tưa lưỡi do nấm Candida albicans gây nên. Đây là một trong những loại nấm men thường có ở trong khoang miệng của trẻ. Nếu trẻ vệ sinh răng miệng không tốt, loại nấm này sẽ bắt đầu sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh. Nấm Candida sinh sống và cư trú ở trong đường ruột là một nguyên nhân chính gây tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh. Chúng sẽ gây ra các đốm trắng với cặn sữa trên bề mặt lưỡi làm cho trẻ bị đau rát, dẫn tới kém ăn.

3. Các triệu trứng nhận biết tưa lưỡi, miệng

Các tổn thương thường thấy nhiều của tưa lưỡi ở trẻ là những mảng trắng, có khi màu xám được tìm thấy ở trên bề mặt lưỡi hoặc ở bên trong của má, môi, vòm họng. Tưa lưỡi, miệng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Các mảng xơ vữa của tình trạng tưa lưỡi thường được mô tả dưới dạng như sữa đông. Các tổn thương này khiến trẻ bị đau và lười ăn. Đối với một số trẻ khác, lại không có cảm giác khó chịu nào.

vicare.vn-vi-sao-tre-so-sinh-thuong-bi-tua-luoi-body-2

4. Các cách điều trị tưa lưỡi, miệng cho bé

Rau ngót

Lấy một nắm rau ngót và rửa sạch, sau đó hãy tráng bằng nước sôi để nguội. Dùng cối giã nhỏ rau ngót để lấy nước, rồi dùng khăn thấm và lau lưỡi, miệng cho trẻ. Phương pháp này rất thông dụng, hiện nay, vẫn có nhiều bà mẹ sử dụng nước rau ngót để chữa tưa lưỡi, miệng trong thời gian đầu cho trẻ tại nhà rất hiệu quả.

Dùng cỏ nhọ nồi kết hợp lá hẹ

Lá nhọ nồi tươi 4 g và lá hẹ tươi 2 g. Nước cốt lá nhọ kết hợp với lá hẹ rơ miệng cho bé, ngày làm 2 hoặc nhiều lần cho trẻ sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Mật ong

Mật ong cũng rất hữu hiệu trong việc điều trị tưa lưỡi. Ngoài ra, mật ong còn có thể giúp trẻ phòng bệnh viêm họng. Lưu ý, chỉ nên sử dụng mật ong trị tưa lưỡi cho những trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Sử dụng nước trà xanh

Lấy lá trà xanh và rửa sạch, sau đó đun sôi, nên cho vài hạt muối. Dùng khăn thấm vào nước trà xanh sau khi đã được để nguội lau lưỡi, miệng cho trẻ. Cách điều trị này cũng hiệu quả, do có một số tính chất trong trà xanh, vì vậy, phương pháp này chỉ phù hợp đối với trẻ ngoài 6 tháng tuổi.

Nước muối loãng

Pha nước muối loãng bằng nước sôi để nguội hoặc có thể dùng nước muối sinh lý 0.1%. Dùng một miếng gạc nhỏ sau đó quấn vào ngón tay út để có thể thấm vào nước muối. Lau miệng cho trẻ nhẹ nhàng, từ trong ra ngoài khoang miệng của trẻ. Điểm mạnh của phương pháp này là nước muối sinh lý 0.1% không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé ở bất kỳ độ tuổi nào.

Sử dụng thuốc dạng nước hoặc dạng kem có chứa một hợp chất chống nấm

Các loại thuốc phổ biến như là Mycostatin/Nilstat/Nystatin, Miconazole/Daktari Nên sử dụng thuốc liên tục cho đến khi tất cả các nốt tưa lưỡi, miệng, nốt ban đỏ bị biến mất.

Sử dụng thuốc muối dạ dày (Natri Bicacbonat)

Lấy khoảng 50 g thuốc Natri Bicarbonat cho vào một cốc nước sôi để nguội, khuấy đều cho thuốc tan hết , sau đó chắt lấy nước thuốc và cho vào lọ, để dùng dần. Khi dùng, lấy tăm bông để chấm thuốc, bôi nhẹ lên chỗ bị tưa, bôi rộng ra cả ngoài rìa, do thuốc không độc, nếu có uống cũng không sao, ngày nên bôi thuốc nhiều lần.

vicare.vn-vi-sao-tre-so-sinh-thuong-bi-tua-luoi-body-3

5. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tưa lưỡi, miệng

- Rửa tay sạch sẽ trước khi làm vệ sinh cho trẻ.

- Không hôn bé ở miệng hoặc dính nước bọt của bạn với bé.

- Không nên sử dụng dụng cụ đánh tưa lưỡi cho bé thường xuyên, mà phải vệ sinh miệng cho bé một cách nhẹ nhàng nhất.

- Khi cho trẻ sơ sinh bú xong bạn nên vệ sinh miệng cho bé. Hạn chế không nên để cho trẻ sơ sinh ngậm sữa trong miệng quá lâu.

- Để ý khi người khác bế bé vì họ cũng có thể lây vi trùng qua bé. Việc thổi thức ăn cho nguội, đặt núm vú giả của trẻ vào miệng nếm thức ăn hoặc sữa trước khi cho bé ăn cũng có thể gây nhiễm nấm cho trẻ.

- Không nên sử dụng khăn lau tay cho bé mà nên dùng khăn giấy dùng một lần, sau đó vứt đi.

- Nếu bạn đang ở trong thời kỳ cho bé bú, thì nên cẩn thận với nấm trên núm vú và trong ống dẫn sữa. Nếu như núm vú của bạn bị ngứa, đỏ, bị viêm hoặc ngực của bạn đang đau và tức đặc biệt là sau khi ăn, ngay lập tức đến gắp bác sĩ để khám.

- Nếu bạn cho bé bú bình, nên vệ sinh sạch sẽ bình và các đồ dùng cho trẻ ăn. Nên dùng nước nóng hoặc máy rửa chén để rửa bình sữa cho bé và luôn lau khô bình, tuyệt đối không đựng lại sữa đã cho bé bú.

- Nên rửa sạch đồ chơi của bé mỗi ngày bằng nước nóng và xà bông và phơi khô dưới ánh mặt trời.

- Mẹ cũng nên thay áo ngực và miếng đệm ngực hàng ngày.

Các triệu chứng bệnh cũng thường thuyên giảm trong một vài ngày điều trị đầu tiên sau rơ miệng bằng một trong các phương pháp trên. Nếu như bạn cảm thấy tình trạng của trẻ không được cải thiện, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm hiểu vì sao trẻ sơ sinh thường bị tưa lưỡi? để có cách điều trị phù hợp.

Xem thêm:

  • Tưa lưỡi ở trẻ và cách điều trị
  • Nguy hiểm từ phương pháp tưa lưỡi truyền thống