Vì sao trẻ nhỏ dễ bị ho, viêm hô hấp?

Vì sao trẻ nhỏ dễ bị ho, là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh. Thật ra ho là cách giúp cơ thể tống các loại vi khuẩn, virus, chất nhầy ra khỏi phế quản, đây không phải là một căn bệnh, mà là một triệu chứng thường gặp ở các bệnh viêm đường hô hấp, vậy vì sao trẻ nhỏ dễ viêm hô hấp? Hãy cùng HoiBenh tham khảo bài viết dưới đây.

Vì sao trẻ nhỏ dễ bị ho, viêm hô hấp? Vì sao trẻ nhỏ dễ bị ho, viêm hô hấp?

Vì sao trẻ nhỏ dễ bị ho, là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh. Thật ra ho là cách giúp cơ thể tống các loại vi khuẩn, virus, chất nhầy ra khỏi phế quản, đây không phải là một căn bệnh, mà là một triệu chứng thường gặp ở các bệnh viêm đường hô hấp, vậy vì sao trẻ nhỏ dễ viêm hô hấp? Hãy cùng HoiBenh tham khảo bài viết dưới đây.

1. Vì sao trẻ nhỏ dễ bị ho và viêm hô hấp?

Do hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, hoặc gặp một vài vấn đề về sức khỏe khiến trẻ phải thở bằng miệng, không khí không được đi qua mũi để sưởi ấm và lọc sạch. Những yếu tố gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào mũi, miệng, họng và đi xuống thanh quản, phế quản, phổi... Nên trẻ dễ bị ho và viêm nhiễm đường hô hấp.

Trẻ nhỏ thường bị ho và viêm hô hấp, trung bình từ 3-4 lần một năm. Tuy ho không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể khiến trẻ mất sức, còi cọc và kém phát triển ở những năm tháng đầu đời.

2. Biểu hiện của trẻ bị ho, viêm đường hô hấp

Viêm đường hô hấp là một tổ hợp các bệnh về đường hô hấp khiến trẻ mệt mỏi và khó chịu. cha mẹ cần chú ý những biểu hiện dưới đây:

Đối với viêm nhiễm đường hô hấp nhẹ, trẻ thường có các biểu hiện như:

  • Ho, ho khan, ho có đờm, khò khè, nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, thở nhanh, đau ngực, mệt mỏi, đôi khi kèm sốt hoặc vài dấu hiệu ngoài đường hô hấp như nhức đầu, nôn ói, bỏ bú.
  • Trẻ bị hen, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản có thể ho kèm theo bị khò khè.
  • Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thường bị nhiễm siêu vi từ 4 – 6 đợt mỗi năm với biểu hiện nhiễm trùng hô hấp trên như viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản...
vicare.vn-vi-sao-tre-nho-de-bi-ho-viem-ho-hap-body-1

Nếu bé có triệu chứng ho với các biểu hiện sau, cha mẹ cần đưa bé tới bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời:

  • Trẻ dưới 4 tháng tuổi bị ho
  • Trẻ ho kèm với sốt cao hơn 39oC hoặc có nôn mửa liên tục nhiều lần
  • Trẻ bắt đầu giảm ho nhưng lờ đờ, li bì, không tỉnh táo
  • Trẻ ho và khó chịu, bỏ bú hoặc bỏ ăn trong vòng 6- 8 tiếng
  • Trẻ ho kèm theo thở khò khè hoặc biểu hiện của việc cực kì khó thở
  • Trẻ ho đờm của bé có màu xanh, vàng hoặc dính máu...

3. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh cho trẻ

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, mẹ cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ sau đây để giúp bé nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa nguy cơ tái phát:

  • Phòng ngủ

Mẹ cần đảm bảo phòng của bé luôn sạch sẽ, gọn gàng và thoáng mát. Nếu sử dụng máy điều hòa, hãy điều chỉnh ở nhiệt độ khoảng 25 - 27 độ C. Mẹ nên sờ sau gáy và lưng bé, nếu bé không toát mồ hôi và ngủ ngon thì nhiệt độ phòng phù hợp.

  • Dinh dưỡng

Nhằm tăng sức đề kháng mẹ cần cho bé bú đủ các cữ trong ngày. Nếu bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cân đối thực đơn để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu, chia nhỏ các bữa ăn, bù nước cho trẻ bằng nước điện giải, nước khoáng, nước hoa quả, nước canh, nước súp, sữa để tăng cường sức đề kháng...

  • Thuốc từ thiên nhiên, thảo mộc

Ho còn khiến bé kém ăn, nôn ói và mất ngủ, nếu để ho lâu, trẻ sẽ mệt mỏi, mất sức, gây suy kiệt cơ thể và suy giảm hệ miễn dịch. Nguyên nhân này khiến trẻ tái đi tái lại hoặc bệnh lây lan xuống phổi với tình trạng bội nhiễm, viêm nhiễm nặng nề hơn.

Nếu bé ho nhiều khiến trẻ khó chịu quấy khóc nôn ói nhiều lần trong ngày, hoặc liên tục vài ngày, các mẹ nên cho bé uống những loại thuốc ho an toàn có thể tự chế tại nhà như tắc chưng đường, mật ong hấp gừng, tần dày lá, , lá hẹ, lá thường xuân, cam thảo hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc cho trẻ sử dụng.

  • Chăm sóc mũi

Mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi giúp thông thoáng đường thở cho bé bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ nước biển sâu, xịt vào từng bên mũi cho trẻ để rửa sạch các chất tiết tích tụ và loại bỏ các hạt lây nhiễm , bụi, chất gây dị ứng và các tạp chất, giúp làm thông thoáng mũi, đồng thời giữ ẩm và khôi phục niêm mạc mũi giúp bé thở dễ dàng hơn.

vicare.vn-vi-sao-tre-nho-de-bi-ho-viem-ho-hap-body-2

Hoặc dùng dung dịch natriclorua 0,9% (nước muối sinh lý) nhỏ 1 - 3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi cho bé.

Lưu ý: Mẹ không nên dùng các loại nước theo truyền miệng như nhỏ nước ép tỏi, hành cho bé vì sẽ có thể gây bỏng niêm mạc mũi khiến bệnh viêm đường hô hấp trở nên trầm trọng hơn.

Trên đây là những thông tin về việc vì sao trẻ nhỏ dễ bị ho, cũng như vì sao trẻ nhỏ dễ viêm hô hấp. Bởi vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu ớt, vậy nên cha mẹ hãy chú ý trong cách chăm sóc bé, hãy đưa bé đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu bệnh nặng lên như sốt cao, ho nhiều, nôn ói kéo dài để kịp thời điều trị, và phải đặc biệt giữ gìn cho bé trong khoảng thời gian giao mùa để bé luôn mạnh khỏe.

Xem thêm:

  • Top những cách điều trị tốt nhất khi trẻ sơ sinh bị ho
  • Viêm phế quản ở trẻ em uống thuốc gì?
  • Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?