Vì sao trẻ đi bơi thường mắc bệnh viêm tai giữa?

Vì sao trẻ đi bơi thường mắc bệnh viêm tai giữa? Ở trẻ em, bệnh này sẽ trở nên nguy hiểm nếu nhiễm khuẩn từ mũi xoang đi theo vòi nhĩ vào tai giữa gây viêm tai giữa cấp. Do chủ quan, không ít trường hợp phải chịu điếc, thậm chí tử vong bởi biến chứng viêm màng não hay xuất huyết não...

Vì sao trẻ đi bơi thường mắc bệnh viêm tai giữa? Vì sao trẻ đi bơi thường mắc bệnh viêm tai giữa?

Với thời tiết nóng nực của mùa hè thì bơi lội là lựa chọn ưa thích của cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, vì sao trẻ đi bơi thường mắc bệnh viêm tai giữa? Ở trẻ em, bệnh này sẽ trở nên nguy hiểm nếu nhiễm khuẩn từ mũi xoang đi theo vòi nhĩ vào tai giữa gây viêm tai giữa cấp. Do chủ quan, không ít trường hợp phải chịu điếc, thậm chí tử vong bởi biến chứng viêm màng não hay xuất huyết não...

Vì sao trẻ đi bơi thường mắc bệnh viêm tai giữa?

Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm ở sau màng nhĩ). Bệnh thường tạo ra dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Viêm tai giữa là một trong những bệnh thường gặp nhất, đứng hàng thứ hai sau viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp ở trẻ em.

Viêm tai giữa cấp là tình trạng tổn thương tai giữa dưới tác động của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virut,... Do sức đề kháng yếu, vòi nhĩ rộng và ngắn nên trẻ em thường bị viêm tai giữa cấp hơn người lớn. Vậy vì sao trẻ đi bơi thường mắc bệnh viêm tai giữa?

Nếu đi bơi, nhất là ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, nước vào trong tai sẽ đem theo các vi khuẩn và nấm. Thông thường, nước sẽ tự chảy ra ngoài, nhưng đôi khi nước đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm. Đặc biệt, những trẻ đã có tiền sử bị viêm tai, thủng màng nhĩ, có bất thường về giải phẫu ống tai rất dễ đọng nước bên trong, nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

HoiBenh.vn-vi-sao-tre-di-boi-thuong-mac-benh-viem-tai-giua-body-2
Viêm tai giữa cấp là tình trạng tổn thương tai giữa dưới tác động của các tác nhân gây bệnh

Trẻ nhà bạn có đang mắc bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa có thể xuất hiện đơn độc hay theo sau một đợt nhiễm trùng hô hấp trên như sốt, đau đầu, sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau họng, mệt mỏi, ăn uống kém... Có rất nhiều biểu hiện trong đó đau tai là triệu chứng điển hình gặp trong hầu hết các trường hợp viêm tai giữa.

Trẻ nhỏ thường bứt rứt, quấy khóc vô cớ, khóc đêm, dùng tay sờ nắn vào tai. Đau ở trẻ lớn thường đến đột ngột khiến trẻ đang ngủ giật mình thức dậy khóc thét và than nhức tai, có cảm giác như có côn trùng đang ngọ ngoạy cào xước trong tai. Trẻ có thể bị ù tai hay ảnh hưởng sức nghe tạm thời. Sau 3 - 5 ngày sốt cao liên tục trẻ bắt đầu chảy mủ tai. Mủ thường có màu vàng nhạt và lỏng. Đôi khi mủ có thể đặc như keo và sậm màu. Lúc này trẻ hết sốt, đau tai giảm nhiều. Ngoài các triệu chứng đặc hiệu ở tai, trẻ có thể nôn ói, đau bụng, tiêu chảy...

Khi trẻ bị viêm tai giữa mức nhẹ, trẻ sẽ bị đau tai nhẹ, sốt dưới 39 độ C trong 24 giờ trước đó. Trong trường hợp, trẻ bị viêm tai giữa nặng thì có biểu hiện đau tai nặng, đau buốt, đau dai dẳng trong 48 giờ hoặc sốt trên 39 độ C trong 48 giờ trước đó. Khi mắc bệnh viêm tai giữa, trẻ cũng thường xuất hiện những dấu hiệu như ngứa tai, khó chịu, tai chảy nước, chảy dịch vàng hoặc trắng, sờ vào thấy đau... đều cần nhanh chóng đến chuyên khoa Nhi hoặc Tai Mũi Họng để thăm khám, điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm gây hậu quả ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.

HoiBenh.vn-vi-sao-tre-di-boi-thuong-mac-benh-viem-tai-giua-body-3
Sau 3 - 5 ngày sốt cao liên tục trẻ bắt đầu chảy mủ tai

Viêm tai giữa có thể gây những biến chứng nguy hiểm

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời viêm tai giữa cấp có khả năng giảm thính lực do thủng màng nhĩ, tổn thương chuỗi xương con hay nhiều biến chứng nguy hiểm khác do tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Chính vì thế khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.Thông thường chỉ cần khám lâm sàng bác sĩ đã có thể định bệnh chính xác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để tìm nguyên nhân và đánh giá các tổ chức lân cận cần phải thực hiện một số phương tiện chuyên biệt như chụp X-quang, nội soi,...

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Tùy theo nguyên nhân và giai đoạn của bệnh mà sẽ áp dụng cho trẻ cách điều trị khác nhau. Bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc giảm đau, kháng viêm nếu bị viêm tai giữa do virut và không có dấu hiệu của tình trạng bội nhiễm. Kháng sinh được cân nhắc sử dụng trong hầu hết các trường hợp còn lại trong thời gian từ 7 đến 10 ngày kết hợp với thuốc chống sung huyết, chích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ (giai đoạn ứ mủ) hay làm khô tai khi mủ đã thoát ra ngoài qua lỗ thủng của màng nhĩ. Thuốc nhỏ tai có nhiều loại, mỗi loại có chỉ định và chống chỉ định khác nhau do đó không nên tùy tiện dùng thuốc nhỏ tai khi chưa có ý kiến bác sĩ để tránh gây hại cho tai và làm cho tình trạng xấu hơn.

Riêng với trẻ nhỏ nếu chảy mủ tai nhiều có thể dùng gạc sạch thấm nước ấm lau vành tai cho trẻ. Không nên dùng que gòn để ngoáy tai làm sạch mủ vì vô tình sẽ làm trầy xước ống tai, tổn thương màng nhĩ và tạo điều kiện cho vi trùng phát triển rộng hơn.

Biện pháp phòng bệnh viêm tai giữa

HoiBenh.vn-vi-sao-tre-di-boi-thuong-mac-benh-viem-tai-giua-body-4
Biện pháp phòng bệnh viêm tai giữa

Để phòng bệnh tai mũi họng khi học hoặc có kỳ nghỉ hè bơi lội dài nên đến bác sĩ kiểm tra bộ phận tai cẩn thận. Nếu phát hiện ra ráy tai, bác sĩ tìm cách lấy ra đề phòng sau này bị ướt do nước vào gây tắc nghẽn ống tai ngoài, dẫn đến viêm ống tai ngoài. Trước khi bơi cần trang bị mũ và nút tai. Trong khi bơi tránh để sặc nước, hạn chế để nước lọt vào mũi họng.

Sau khi tìm hiểu vì sao trẻ đi bơi thường mắc bệnh viêm tai giữa, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cho trẻ, cha mẹ cần hết sức lưu ý lựa chọn những địa điểm bơi an toàn, sạch sẽ cho gia đình. Đặc biệt lưu ý vệ sinh tai cho bé đúng cách sau khi bơi bằng cách tắm lại nước sạch. Việc vệ sinh tai không đúng cách sau mỗi lần đi bơi khiến nhiều người dễ bị viêm. Nhiều người có thói quen sau khi con bơi xong là dùng tăm bông ngoáy, nghĩ rằng như thế tai sẽ sạch. Thực tế, dùng tăm bông lau chùi và ngoáy sâu vào trong tai càng tạo điều kiện cho các vi khuẩn, bụi bẩn có trong nước hồ bơi đi sâu vào trong. Ngoài ra, việc làm này có thể khiến bên trong tai bị rách, trầy xước khiến tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. Vì vậy, sau khi tắm hay bơi lội, lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết. Ngoài ra, có thể làm khô tai nhẹ nhàng từ vành tai vào ống tai, cuộn góc nhỏ khăn vải để lau tai. Nếu nước vào tai thì nghiêng đầu, kéo vành tai ra sau tạo đường thẳng cho nước dễ chảy ra ngoài. Nếu vô tình để nước vào mũi, dùng tay bịt một lỗ mũi này và xì nhẹ lỗ mũi kia và ngược lại. Không nên bịt cả hai lỗ cùng một lúc xì mũi để tránh gây ù tai hoặc làm nguồn viêm nhiễm từ mũi họng qua vòi nhĩ vào tai, gây viêm tai giữa cấp

Khi vệ sinh thân thể cho trẻ, chú ý vệ sinh mắt, mũi, họng sạch sẽ vì vi khuẩn từ đây có thể lan sang tai trẻ gây viêm tai giữa. Khi đi bơi cần trang bị cho trẻ đội mũ, đeo nút bịt tai, đeo kính bơi – đồ dùng của riêng con, không chung với bất cứ ai.

Những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi dị ứng tốt nhất là không đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh. Nếu tai từng bị viêm, có một lỗ thủng hoặc đã từng mổ tai thì nguy cơ nước vào tai càng lớn. Khi thấy tai có các biểu hiện như ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng, trắng, sờ vào thấy đau tai thì nên đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng.

Xem thêm:

  • Viêm tai giữa nhỏ thuốc gì?
  • Nên cẩn thận với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
  • Điều trị viêm tai giữa bằng thuốc nam an toàn và hiệu quả