Vì sao trẻ 1 tuổi thường bị còi xương?

Một tuổi là độ tuổi mắc bệnh còi xương nhiều nhất ở trẻ em, hay chính xác đây là độ tuổi phát hiện trẻ còi xương nhiều nhất. Còi xương có thể khiến trẻ bị chậm phát triển cả cơ thể và trí tuệ. Để phòng tránh và chữa bệnh còi xương cho con cha mẹ cần có những biện pháp phù hợp.

Vì sao trẻ 1 tuổi thường bị còi xương? Vì sao trẻ 1 tuổi thường bị còi xương?

Biểu hiện của bệnh còi xương

Trẻ một tuổi bị còi xương thường có dấu hiệu ra mồ hôi nhiều, quấy khóc về đêm và rụng tóc hình vành khăn sau gáy. Các vùng xương nối với nhau như thóp xương thường bị mềm. Một số bé có biểu hiện dô trán, dô ức gà, vùng sườn có chuỗi hạt hoặc bị cong chân hình chữ o.

Các biểu hiện kín hơn thể hiện ở việc bé chậm hoạt động hơn các trẻ khác trong việc học lẫy, học bò hoặc đi đứng.

Không phải trẻ một tuổi mới bị còi xương mà ở độ tuổi này bệnh mới có những biểu hiện rõ ràng và cha mẹ phần lớn đều phát hiện con bị còi xương trong độ tuổi này.

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị còi xương

Còi xương là bệnh lý về xương do trẻ nhận được chất dinh dưỡng cấu tạo xương ít hơn mức cần thiết, cụ thể là các chất như calci, photpho. Những chất này có thể vẫn đưa vào cơ thể bé đều đặn nhưng lại không được chuyển hoá để sử dụng. Những nguyên nhân gây còi xương cho trẻ đều tập trung ở vấn đề dinh dưỡng và chuyển hoá dinh dưỡng, tức là bé đang thiếu calci và photpho hoặc thiếu vitamin D.

Bé bị mẹ bắt kiêng khem hoặc bản thân mẹ ăn kiêng khi cho con bú là nguyên nhân chính khiến trẻ một tuổi bị còi xương. Chất dinh dưỡng nhận không đủ nên quá trình tạo xương của bé không hoàn thiện gây ra mềm xương, xương yếu dẫn đến còi xương.

vicare.vn-vi-sao-tre-1-tuoi-thuong-bi-coi-xuong-body-1

Mẹ ăn kiêng trong khi cho con bú cũng là nguyên nhân khiến bé còi xương.

Bé ít được tắm nắng là nguyên nhân gây còi xương ở khoảng 42% trẻ mắc bệnh còi xương. Tắm nắng là quá trình giúp trẻ hấp thụ vitamin D tự nhiên, vitamin D giúp calci trong cơ thể chuyển hoá thành dạng cần dùng nên rất cần thiết với bé.

Trẻ một tuổi bị còi xương còn do cha mẹ tập ăn dặm cho con quá sớm. Chất tinh bột có trong các loại cháo, bột ăn dặm sẽ khiến calci khó chuyển hoá hơn.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân gây còi xương khác như mẹ dùng nước hầm xương để nấu cháo, mẹ dùng mắm muối khi đun nấu đồ ăn khi bé mới tập ăn dặm.

Cách “trị” còi xương cho trẻ

Để phòng bệnh còi xương có rất nhiều cách. Mẹ có thể tăng cường việc tắm nắng cho con để bé tự hấp thu vitamin D từ ánh mặt trời. Nếu không có điều kiện tắm nắng mẹ phải liên hệ bác sĩ chuyên khoa để tìm biện pháp bổ sung vitamin D cho bé. Trẻ một tuổi bị còi xương thường do giai đoạn đầu đời không nhận đủ vitamin D3 để chuyển hoá calci và photpho nên mẹ phải lưu ý điều này.

Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nhớ cân bằng lượng calci và photpho thì bé mới có thể hấp thu hai dưỡng chất này một cách tốt nhất.

vicare.vn-vi-sao-tre-1-tuoi-thuong-bi-coi-xuong-body-2

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé để trị còi xương.

Dù bé uống sữa mẹ hay sữa công thức thì cũng phải cân nhắc tới hàm lượng vitamin, chất khoáng bé cần. Nếu bé dùng sữa mẹ thì hãy cân bằng khoáng chất bằng cách xây dựng thực đơn ăn uống của mẹ thật hợp lý.

Chỉ cho bé ăn dặm sau sáu tháng và cho ăn nhiều thức ăn chứa đủ các chất khác nhau để bé phòng chống bệnh tật. Nhớ cho bé ăn thêm một số loại dầu với lượng vừa phải để có chất dẫn cho bé hấp thụ vitamin D cần thiết. Trẻ ăn nước hầm xương quá sớm sẽ mất cân bằng chất, tăng nguy cơ còi xương nên nếu cha mẹ không muốn trẻ bị còi xương thì không nên hầm xương cho bé ăn.

Với những trẻ đã mắc bệnh còi xương cha mẹ hãy tuỳ vào tình trạng của con để áp dụng các biện pháp bổ cứu. Tuân theo chỉ dẫn chữa trị của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.