Vì sao thai lưu nhưng vẫn nghén?

Thai lưu (thai chết trong tử cung) là một biến cố sản khoa đáng buồn cần phải được phát hiện và xử lý kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng của người mẹ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn thắc mắc vì sao thai lưu nhưng vẫn nghén?

Vì sao thai lưu nhưng vẫn nghén? Vì sao thai lưu nhưng vẫn nghén?

Nguyên nhân gây ra thai lưu

Thai lưu là hiện tượng thai bị chết mà vẫn còn lưu lại trong buồng tử cung.

Có nhiều nguyên nhân gây ra thai lưu và cũng có trường hợp không rõ nguyên nhân

Nguyên nhân về phía mẹ

  • Cao huyết áp trong thai kỳ, tiền sản giật, sản giật đều có thể gây chết thai nhi trong bụng nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng.
  • Các bệnh lý mạn tính: bệnh tim, xơ gan, viêm thận...
  • Mắc các bệnh nội tiết: Basedow, thiểu năng giáp, đái tháo đường...
  • Các bệnh nhiễm khuẩn (lậu, giang mai..), nhiễm ký sinh trùng (sốt rét), nhiễm virus (viêm gan, sởi)
  • Mẹ thường xuyên lao động vất vả, dinh dưỡng kém. Làm việc hay tiếp xúc trong môi trường chứa các chất độc hại như thuốc trừ sâu, bụi bẩn.

Nguyên nhân do thai nhi

  • Đa thai
  • Dị tật bẩm sinh
  • Nhiễm khuẩn
  • Do bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con

Nguyên nhân khác

  • Bất thường dây rốn: dây rốn bị thắt nút, dây rốn ngắn, dây rốn quấn cổ...
  • Bệnh lý bánh rau: phù rau thai, bánh rau bị bong..
  • Vỡ ối sớm
  • Tử cung mẹ bị dị dạng khiến việc nuôi dưỡng thai nhi kém và thiếu chất.

Khi thai lưu, người mẹ có thể đứng trước hai nguy cơ lớn: Các sản phẩm thoái hóa của thai đi vào tuần hoàn mẹ gây nên tình trạng rối loạn đông máu gây chảy máu, đe dọa tính mạng người mẹ. Nguy cơ nhiễm trùng cao, tiến triển nhanh và nặng nề. Đồng thời mất đi đứa con chưa kịp chào đời còn gây ra ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và tình cảm của người mẹ.

vicare.vn=vi-sao-thai-luu-nhung-van-nghen-body-2
Nguyên nhân gây ra thai lưu

Vì sao thai lưu nhưng vẫn nghén?

Thai lưu nếu phát hiện chậm, để lâu trong bụng mẹ có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm. cần được đưa ra ngoài sớm, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe và đảm bảo an toàn cho người mẹ. Do đó, việc nắm được các dấu hiệu triệu chứng là vô cùng quan trọng.

Thai chết trước 20 tuần tuổi

  • Bệnh nhân đã có các dấu hiệu có thai: chậm kinh, nghén, bụng to dần, hCG dương tính...
  • Ra máu âm đạo tự nhiên, từng ít một, máu đỏ sẫm hoặc nâu đen, không kèm theo đau bụng. Đây là dấu hiệu phổ biến của thai chết lưu dưới 20 tuần tuổi.
  • Tử cung không lớn lên mà sẽ nhỏ lại dần.
  • Tự nhiên mẹ hết các triệu chứng nghén.

Thai chết sau 20 tuần tuổi

  • Không thấy thai nhi cử động, tim thai biến mất.
  • Bụng nhỏ dần, vú tiết sữa non, có thể ra máu âm đạo nhưng hiếm gặp.
  • Mẹ cảm giác bồn chồn, lo lắng, mệt mỏi.
  • Nếu mẹ có một số bệnh lý kèm theo như tiền sản giật, bệnh tim thì bệnh sẽ có xu hướng giảm nhẹ sau khi chết.
vicare.vn=vi-sao-thai-luu-nhung-van-nghen-body-3
Vì sao thai lưu nhưng vẫn nghén?

Nguy hiểm nhất vẫn có một số trường hợp thai lưu nhưng không có dấu hiệu báo hiệu nào cả. Chính vì vậy mà nhiều bà mẹ cũng thắc mắc rằng vì sao thai lưu nhưng vẫn nghén?

Điều này được giải thích khi còn trong giai đoạn nghén, thai còn quá nhỏ, việc chẩn đoán thai lưu tương đối khó khăn vì thường thai chết âm thầm và không có triệu chứng. Có thể do người mẹ không biết thai chết lúc nào nên cho rằng vẫn còn cảm giác nghén khi thai đã chết lưu. Trường hợp khác nếu thời gian thai đã chết tương đối dài sẽ làm mẹ có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, hôi miệng... nên cũng có thể mẹ cho răng đây là vẫn còn các dấu hiệu nghén.

Xử trí khi bị thai lưu

Khi đã xác định bị thai lưu bạn nên bình tĩnh đến các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín để được áp dụng xử lý bằng các phương pháp thích hợp. Tùy vào từng đối tượng, tuổi thai mà có thể cho thai ra ngoài bằng phương pháp hút thai, nạo gắp thai, gây chuyển dạ... Đồng thời làm các xét nghiệm máu, chú ý điều trị chống rối loạn đông máu, chống nhiễm trùng...

Khi không may xảy ra thai lưu, mẹ cần nghỉ ngơi hoàn toàn ít nhất 30 ngày. Và sau khoảng thời gian 6 tháng, khi tâm lý đã bắt đầu ổn định, sức khỏe đã hồi phục thì mới bắt đầu có thể tính đến chuyện mang thai lần nữa.

vicare.vn=vi-sao-thai-luu-nhung-van-nghen-body-4
Xử trí khi bị thai lưu

Biện pháp dự phòng thai lưu

Việc dự phòng thai chết trong tử cung là một vấn đề khó khăn bởi nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân, tuy nhiên có thể dự phòng giảm tỷ lệ thai lưu qua một số biện pháp sau:

  • Đăng ký quản lý thai nghén
  • Phát hiện, chẩn đoán, điều trị sớm các bệnh lý của mẹ trước và trong khi mang thai.
  • Bổ sung chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tránh làm các việc nặng, quá sức.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.

Thai lưu nhưng vẫn nghén có thể sẽ khiến nhiều mẹ bị lầm tưởng và không phát hiện được sớm. Điều này là vô cùng nguy hiểm. Do đó, việc thăm khám thai sản theo định kỳ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu phát hiện thai lưu mẹ phải đến ngay bệnh viện để được xử trí thích hợp.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu và cách phòng tránh thai chết lưu
  • Phụ nữ mang thai tiêm vắc xin có khả năng thai chết lưu thấp hơn 51%
  • Sau khi bị sảy thai vợ chồng cần lưu ý gì?