Vì sao sinh viên và người đi làm ở Hà Nội dễ bị sốt xuất huyết ghé thăm?

Sốt xuất huyết và sốt phát ban dường như đã không còn là một bệnh xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, điều lạ là trong thời gian gần đây, tại Hà Nội, bệnh sốt xuất huyết lại xuất hiện rất nhiều ở đối tượng là sinh viên và người đi làm. Vậy thì vì sao sinh viên và người đi làm ở Hà Nội dễ bị sốt xuất huyết? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu nguyên nhân ngay sau đây.

Vì sao sinh viên và người đi làm ở Hà Nội dễ bị sốt xuất huyết ghé thăm? Vì sao sinh viên và người đi làm ở Hà Nội dễ bị sốt xuất huyết ghé thăm?

Sốt xuất huyết và sốt phát ban dường như đã không còn là một bệnh xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, điều lạ là trong thời gian gần đây, tại Hà Nội, bệnh sốt xuất huyết lại xuất hiện rất nhiều ở đối tượng là sinh viên và người đi làm. Vậy thì vì sao sinh viên và người đi làm ở Hà Nội dễ bị sốt xuất huyết? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu nguyên nhân ngay sau đây.

1. Tìm hiểu về sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus cấp tính Dengue gây ra, được truyền đến người thông qua muỗi vằn Aedes Aegypti. Bệnh đã xuất hiện từ thế kỷ 18 và trong vòng 50 năm gần đây, số ca bệnh sốt xuất huyết toàn cầu liên tục tăng lên, đặc biệt nhiều ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Cho đến nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc trị đặc hiệu cũng như vắc xin phòng bệnh. Vì thế, việc kiểm soát véc tơ truyền bệnh (muỗi vằn) là giải pháp tốt nhất để phòng chống sự lây lan của sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết lây nhiễm như thế nào?

Về lý thuyết, virus Dengue sẽ không thể lây lan trực tiếp từ người sang người mà cần có vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Chính vì thế, sự tiếp xúc giữa bạn và một người bị sốt xuất huyết hoàn toàn không khiến bạn nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng trên thực tế, muỗi vằn không tự nhiên mang virus Dengue trong cơ thể. Chúng nhiễm virus này khi đốt và hút máu của người bị bệnh. Sau đó, virus từ người bệnh sẽ đi vào muỗi vằn và khi chúng đốt một người khỏe mạnh khác, người đó sẽ nhiễm sốt xuất huyết.

Chính vì thế, việc ở trong môi trường đông đúc, kém vệ sinh và nhiều muỗi sẽ khiến bạn có khả năng lây nhiễm bệnh rất cao.

vicare.vn-vi-sao-sinh-vien-va-nguoi-di-lam-o-ha-noi-de-bi-sot-xuat-huyet-ghe-tham-body-1

2. Giải đáp nguyên nhân vì sao sinh viên và người đi làm ở Hà Nội dễ bị sốt xuất huyết

Như đã trình bày ở phần 1, bệnh sốt xuất huyết xuất hiện nhiều ở trẻ em. Thế nhưng, ở Hà Nội hiện nay, đối tượng mắc sốt xuất huyết nhiều lại là người trưởng thành, đặc biệt là sinh viên và người đi làm.

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần vừa qua (24 – 30/6/2019), thành phố đã ghi nhận thêm đến 162 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, cao hơn tuần trước đó đến 52 ca. Từ đầu năm đến nay, các cơ sở y tế tại Hà Nội đã tiếp nhận 820 ca mắc bệnh.

Không chỉ trong năm nay mà ngay cả những năm trước đó, Hà Nội cũng chiếm tỷ lệ lớn các ca mắc bệnh. Cụ thể hơn, vào năm 2017, số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước theo ghi nhận là 90676 ca. Trong đó, Hà Nội có đến hơn 22.000 ca mắc. Vào năm 2018, tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết trên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng có xu hướng giảm nhưng vẫn bùng phát đại dịch vào thời điểm nhập học của học sinh sinh viên (khoảng đầu tháng 9/2018).

Điều đáng nói ở đây là trong số những ca mắc bệnh trên, có đến 49% bệnh nhân là học sinh sinh viên và 27% là công nhân, người lao động... Con số này là tín hiệu đỏ cảnh báo cho sự an toàn của sinh viên cũng như người đi làm trước dịch bệnh.

vicare.vn-vi-sao-sinh-vien-va-nguoi-di-lam-o-ha-noi-de-bi-sot-xuat-huyet-ghe-tham-body-2

Lý giải vì sao sốt xuất huyết gần đây thường hay ghé thăm sinh viên và người đi làm, PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng – cho biết, những đối tượng này thường sống ở những nơi đông người và vệ sinh môi trường tương đối kém, do đó có khả năng cao lây nhiễm bệnh (trực tiếp từ muỗi vằn hoặc truyền bệnh cho nhau).

Ở Hà Nội, người trưởng thành thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn trẻ em do vào ban ngày và buổi chiều tối, họ thường phải đi làm, đi học. Đây cũng là thời điểm mà muỗi đốt người. Chính vì thế, nguy cơ mắc bệnh là cực kỳ cao.

Cũng theo ông Phu, dịch bệnh sốt xuất huyết thường có xu hướng tăng cao vào mùa khai trường vì lúc này sinh viên bắt đầu đi học trở lại, tương tác trong xã hội tăng lên và nguy cơ lây lan giữa các sinh viên với nhau cũng từ đó cao hơn rất nhiều.

Một số địa bàn tại Hà Nội đang nằm trong mức độ cảnh báo số 1 của dịch bệnh là Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Trì, Thanh Oai, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hoài Đức, Thường Tín...

3. Cần phải làm gì để đẩy lùi dịch sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết sở dĩ có thể lây lan mạnh bởi ý thức vệ sinh và phát quang môi trường của người dân còn kém. Không những vậy, nhiều đối tượng bị bệnh lại không tự giác cách ly, vẫn học tập và làm việc bình thường khi chưa phát bệnh nặng, vì thế dễ dàng lây nhiễm bệnh cho người khác.

Chính vì thế, để ngăn ngừa dịch sốt xuất huyết đang tăng mạnh trong giới sinh viên – người đi làm, mỗi cá nhân cần:

  • Phối hợp với các nhân viên Y tế để phát quang môi trường sống, dọn các hố nước đọng ở khu trường học, nhà ở, xóm trọ, ký túc xá...
  • Phun xịt thuốc diệt muỗi và triệt tiêu loăng quăng, bọ gậy thường xuyên.
  • Khi đi vào những khu vực có mật độ muỗi cao (được đề cập trong phần 2), người dân cần mặc áo dài tay và thoa kem chống muỗi.
vicare.vn-vi-sao-sinh-vien-va-nguoi-di-lam-o-ha-noi-de-bi-sot-xuat-huyet-ghe-tham-body-3

Bài viết đã giải thích một cách khái quát lý do vì sao sinh viên và người đi làm bị sốt xuất huyết ghé thăm nhiều ở Hà Nội hiện nay. Vì thế, bạn và mỗi người trong gia đình cần có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, chú ý thực hiện các biện pháp phòng chống theo hướng dẫn của nhân viên y tế trong khu vực.

Xem thêm:

  • Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
  • Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết vào mùa hè
  • Sốt xuất huyết là gì và nên làm gì khi bị sốt xuất huyết?