Vì sao phụ nữ sinh non?

Theo nhiều nghiên cứu, trong số các cuộc sinh thì sinh non chiếm tỉ lệ từ 5 - 10%. Sinh non rất nguy hiểm cho thai nhi và người mẹ. Tỷ lệ trẻ tử vong cao khi tuổi thai càng non. Tuy nhiên, điều này có thể hạn chế và phòng tránh được. Cùng HoiBenh tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh sinh non ở bài viết dưới đây.

Vì sao phụ nữ sinh non? Vì sao phụ nữ sinh non?

Theo nhiều nghiên cứu, trong số các cuộc sinh thì sinh non chiếm tỉ lệ từ 5 - 10%. Sinh non rất nguy hiểm cho thai nhi và người mẹ. Tỷ lệ trẻ tử vong cao khi tuổi thai càng non. Tuy nhiên, điều này có thể hạn chế và phòng tránh được. Cùng HoiBenh tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh sinh non ở bài viết dưới đây.

vicare.vn-vi-sao-phu-nu-sinh-non-body-1
Vì sao phụ nữ sinh non

Sinh non là gì?

Sinh non là trường hợp cuộc chuyển dạ xảy ra khi thai chưa đủ tháng, thường xảy ra từ tuần 22 đến trước tuần 37 của thai kỳ, tính theo kỳ kinh cuối hoặc theo ngày dự kiến sinh.

Vì sao phụ nữ sinh non

Có rất nhiều trường hợp sinh non không rõ nguyên nhân tại sao. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng phụ nữ sinh non.

Yếu tố xã hội

Do chất lượng sống không tốt, mẹ không được chăm sóc tốt.

Điều này thường xảy ra ở bộ phận người lao động nghèo, không có đủ thời gian và tiền bạc để lo lắng cho con và mẹ. Hiện nay thì tỉ lệ nguyên nhân này khá thấp.

Do mẹ cân nặng thấp, con tăng cân kém

Do mẹ cân nặng thấp mẹ trước kia thuộc thể trạng gầy, kèm theo mẹ ăn vào không hấp thu cho con được nhiều, khiến con tăng cân kém, đặc biệt là 3 tháng giữa.

Mẹ khi mang thai lao động nặng

Mẹ phải làm nhiều lúc mang thai, lao động nặng, phải đứng nhiều ảnh hưởng đến thai nhi, tỷ lệ sinh non ở những trường hợp này tăng cao.

Do tuổi mẹ

Khi tuổi mẹ còn quá trẻ (dưới 18 tuổi) hoặc tầm trung (trên 35 tuổi). Nguyên nhân có thể là do khi mẹ còn quá trẻ, thì cơ thể mẹ vẫn chưa phát triển toàn diện, đặc biệt là chức năng sinh sản, nguy cơ con dễ đẻ non. Còn các mẹ trên 35 tuổi, nguy cơ trẻ có nhiều dị tật, đẻ non là cao hơn so với trong độ tuổi sinh sản. Khi mẹ đã lớn tuổi, khả năng sinh sản giảm, dễ mắc bệnh trong thai kỳ (tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật... ) nguy hiểm cho cả con và mẹ cao hơn.

Mẹ nghiện thuốc lá, hoặc tiếp xúc thuốc lá thụ động, hay uống rượu, bia, chất kích thích.

Đây là một vấn đề nguy hiểm đối với con, có thể gây đột biến gen, gây dị tật thai nhi, đẻ non... Các mẹ hãy cố gắng bảo vệ con ngay từ bây giờ, đừng hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích nữa.

vicare.vn-vi-sao-phu-nu-sinh-non-body-2
Mẹ bầu sinh non có thể yếu tố nguyên nhân do bệnh lý từ mẹ

Yếu tố đến từ mẹ

Bệnh lý nhiễm trùng

Mẹ nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng nặng do virus, vi khuẩn,... cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non.

Chấn thương

Các sang chấn có thể trực tiếp hoặc gián tiếp lên vùng bụng, có thể do chấn thương như: ngã, va đập mạnh, ...

Nghề nghiệp

Do tính chất nghề nghiệp phải tiếp xúc với hóa chất độc hại nhiều. Có thể gây hại cho thai nhi, gây biến đổi gen, gây dị tật, tỷ lệ sinh non tăng.

Mẹ mắc một số bệnh

Người mẹ mắc một số bệnh liên quan đến một số cơ quan như: tim, gan, thận, thiếu máu ... rất dễ xảy ra trường hợp sinh non, nguy hiểm cho cả con và mẹ. Cần đi khám bác sĩ sản thường xuyên để nắm rõ tình hình, sức khỏe của thai nhi và mẹ.

  • Tiền sản giật

Tiền sản giật là mẹ bị cao huyết áp trong thời kỳ mang thai. Điều này rất nguy hiểm cho cả con và mẹ. Những trường hợp cao quá, phải nhập viện để theo dõi, nguy cơ sinh non cao.

  • Hội chứng kháng thể kháng Phospholipid

Hội chứng kháng thể kháng Phospholipid là bệnh hệ thống liên quan đến tắc mạch, sảy thai liên tiếp, đi kèm với tình trạng giảm tiểu cầu, tăng kháng thể kháng Phospholipid. Liên quan đến tình trạng đẻ non, suy rau thai, tiền sản giật, tắc mạch. Nguy cơ dẫn đến bệnh này có thể là liên quan đến di truyền, yếu tố môi trường, đặc biệt tình trạng viêm nhiễm đóng vai trò chủ yếu hình thành bệnh.

Vấn đề tại tử cung

  • Tử cung dị dạng bẩm sinh

Trong các trường hợp đẻ non thì dị dạng tử cung chiếm 5%. Trường hợp dị dạng tử cung thì nguy cơ đẻ non chiếm 40%. Một số trường hợp dị dạng tử cung thường gặp như: tử cung hai sừng, tử cung một sừng, có vách ngăn tử cung, tình trạng tử cung kém phát triển, ...

  • Trường hợp dính buồng tử cung, tử cung có sẹo, u xơ tử cung.
  • Hở eo tử cung, trường hợp này 100% sẽ đẻ non nếu không được điều trị.
  • Các can thiệp phẫu thuật tại cổ tử cung (khoét chóp...)
  • Viêm nhiễm âm đạo - cổ tử cung.
  • Tiền sử sinh non

Tiền sử trước kia có sinh non nhiều lần, nguy cơ tái phát sinh non ở lần tiếp theo chiếm 25 - 50%.

Nguy cơ do phần phụ và thai nhi

Ối vỡ sớm, ối vỡ non, nhiễm trùng nước ối

Ối vỡ sớm, ối vỡ non là tình trạng màng ối bị rách, vỡ. Những trường hợp này gây nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi, phải sinh sớm khi thai chưa đủ tháng

Đa thai

Đa thai là tình trạng số lượng thai trong tử cung từ hai thai trở lên. Sinh non ở trường hợp mẹ sinh non chiếm tỷ lệ 10 - 20% ở các trường hợp mẹ đa thai.

Đa ối

Đa ối là tình trạng ối được sản xuất quá mức hoặc là tình trạng rối loạn hấp thu của nước ối. Điều này khiến tử cung quá căng, dẫn đến chuyển dạ sớm.

Rau tiền đạo

Rau tiền đạo là tình trạng rau không bám hoàn toàn vào thân tử cung, rau bám một phần hoặc toàn bộ vào phần đoạn dưới tử cung, gây tình trạng chảy máu. Tình trạng này có thể dẫn đến sinh non. Theo thống kê, rau tiền đạo gây chảy máu trước đẻ hoặc ối vỡ chiếm đến 10% trong số các ca đẻ non.

Rau bong non

Rau bong non là tình trạng rau bong ra trước khi thai sổ ra ngoài. Trường hợp này có thể phải mổ lấy thai khi thai chưa đủ tháng.

vicare.vn-vi-sao-phu-nu-sinh-non-body-3
Các triệu chứng của mẹ nghi ngờ dọa sinh non, sinh non

Các triệu chứng nghi ngờ sinh non

Một số triệu chứng để phát hiện tình trạng sinh non, bạn cần biết để đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.

  • Cơn co tử cung

Cơn co tử cung mau, xảy ra hơn 8 lần trong một giờ. Cảm thấy cảm giác thắt chặt ở bụng, do cơn co tử cung đang co bóp vào, muốn đẩy thai ra ngoài.

  • Đau thắt lưng âm ỉ, áp lực lên cảm thấy đau vùng chậu
  • Âm đạo có máu chảy ra
  • Âm đạo có cả nước chảy ra, nghi ngờ nước ối
  • Tiêu chảy

Hãy đến bệnh viện để được khám bác sĩ chuyên khoa sản ngay, điều này rất nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Sinh non có nguy hiểm không

Sinh non nguy hiểm với cả mẹ và bé. Tỉ lệ mắc các bệnh và nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh non tháng cao hơn nhiều lần so với trẻ sơ sinh đủ tháng. Trẻ đẻ non trước 32 tuần có tỉ lệ di chứng thần kinh chiếm 1/3 , còn trẻ đẻ non sau 35 tuần thì tỉ lệ này giảm còn 1/10.

Đối với trẻ sơ sinh

  • Khó thở, do phổi chưa trưởng thành.
  • Có những cơn ngừng thở
  • Xuất huyết não, xuất huyết nội sọ
  • Não úng thủy (chất lỏng, chất dịch tích tụ trong não)
  • Bại não và các vấn đề về thần kinh
  • Có vấn đề về khả năng nghe,nhìn sau này
  • Có vấn đề về đường ruột
  • Nguy cơ chậm phát triển về cả thể chất và trí tuệ sau này
  • Có thể vàng da, vàng mắt
  • Có thể tình trạng thiếu máu (do số lượng hồng cầu)
  • Huyết áp thấp
  • Nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch và tiểu đường sau này

Theo nghiên cứu, trẻ sinh non từ tuần 28 -30 có nguy cơ biến chứng nguy hiểm hơn nhiều so với trẻ sơ sinh non tháng từ tuần 32 - 36. Trẻ từ tuần 32 -36, các triệu chứng sau sinh non có thể chỉ là ngắn hạn.

vicare.vn-vi-sao-phu-nu-sinh-non-body-4
Nghỉ ngơi, tránh stress trong giai đoạn mang thai cũng là một cách để phòng tránh sinh non

Phòng tránh sinh non như thế nào

Các bác sĩ sẽ giảm tối thiểu trường hợp dọa đẻ non tiến triển thành đẻ non. Trì hoãn chuyển dạ, để điều trị dọa đẻ non. Hạn chế tối đa để không biến thành đẻ non.

  • Đi khám bác sĩ khoa sản thường xuyên, ở những mốc tuần quan trọng để được bác sĩ kiểm tra, theo dõi sát tình trạng thai nhi. Kịp thời theo sát những bước chuyển biến của bé, để can thiệp kịp thời. Đặc biệt là những trường hợp nằm trong yếu tố nguy cơ.
  • Đang có thai, các mẹ không nên đi chơi xa, đặc biệt là khi thai nhi từ 3 -6 tháng. Đối với trường hợp sinh 3 con trở lên, nên nghỉ tại nhà 8 tuần cuối thai kỳ. Điều này rất nguy hiểm cho mẹ và bé, có thể dọa sinh non.
  • Điều trị các nhiễm khuẩn nếu có, đặc biệt là nhiễm khuẩn tại âm hộ, âm đạo.
  • Nên nghỉ đẻ trước 6 tuần để nghỉ ngơi, tránh lao động nặng, stress, sang chấn tâm lý ...
  • Khâu vòng cổ tử cung từ tuần 12 - 14 trong trường hợp hở eo.
  • Điều trị các bệnh lý của mẹ trong thời kỳ thai nghén như: nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật, tiểu đường, ... đặc biệt là các mẹ có nguy cơ cao.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, mẹ sẽ cần nhiều Acid Folic, sắt, canxi, protein, vitamin và những chất thiếu yếu hơn trước kia. Cần cung cấp đủ cho mẹ và bé trong thời kỳ này.
  • Nếu được nghi ngờ dọa sinh non, cần hạn chế đi lại, làm việc. Thay vào đó là chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn, dưỡng thai.
  • Hạn chế hoặc loại bỏ các chất kích thích gây nghiện ra khỏi cuộc sống. Không cà phê, thuốc lá, rượu bia, ... để đứa con của bạn được khỏe mạnh hơn.
  • Hạn chế căng thẳng, stress,... hãy tập luyện yoga hoặc thiền định để loại bỏ căng thẳng, stress. Tránh sang chấn tâm lý mạnh, hãy luôn cố giữ cho bản thân ở trạng thái cân bằng.
  • Hãy chăm sóc vệ sinh cá nhân tốt, đặc biệt là răng miệng, vùng kín... để tránh hiện tượng bị vi khuẩn tấn công ở khu vực này.
  • Nếu có tiền sử sinh non, các bạn nên nói điều này với bác sĩ. Nên đi khám bác sĩ thường xuyên, để được kiểm tra và dùng biện pháp hỗ trợ.

Sinh non ảnh hưởng rất lớn đến mẹ và con, đặc biệt là sự phát triển của bé sau này. Tuy nhiên sinh non có thể tiên lượng trước và phòng tránh được. Các mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về y khoa, để phát hiện và hạn chế tình trạng này. Chúc các mẹ vượt cạn thành công.

Xem thêm:

  • Các loại vắc xin cho trẻ sinh non
  • Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh sinh non
  • Sinh non do song thai: Có cách gì phòng ngừa?