Vì sao phải cắt tầng sinh môn khi sinh? Những ai phải cắt tầng sinh môn?

Đa số các sản phụ khi sinh, đặc biệt là sinh con so đầu lòng thường được các bác sĩ thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn. Vậy vì sao phải cắt tầng sinh môn khi sinh? Những ai cần cắt tầng sinh môn? Những lưu ý nào sau khi cắt tầng sinh môn?

Vì sao phải cắt tầng sinh môn khi sinh? Những ai phải cắt tầng sinh môn? Vì sao phải cắt tầng sinh môn khi sinh? Những ai phải cắt tầng sinh môn?

Đa số các sản phụ khi sinh, đặc biệt là sinh con so đầu lòng thường được các bác sĩ thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn. Vậy vì sao phải cắt tầng sinh môn khi sinh? Những ai cần cắt tầng sinh môn? Những lưu ý nào sau khi cắt tầng sinh môn?

Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là một phần của bộ phận sinh dục nữ có chiều dài khoảng 3 - 5cm, nằm giữa âm đạo và hậu môn. Tầng sinh môn cấu tạo gồm 3 tầng: Tầng sâu có cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt. Tầng nông có 5 cơ là cơ ngang nông, cơ hành hang, cơ ngồi hang, cơ khít âm môn và cơ thắt hậu môn. Tầng giữa bao gồm cơ ngang sâu và cơ thắt niệu đạo.

Tầng sinh môn có chức năng bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang. Nơi đây cũng là cửa giao hợp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tình dục cho phụ nữ.

Khi người phụ nữ sinh đẻ, tầng sinh môn sẽ giãn nở để đưa trẻ sơ sinh ra bên ngoài. Nếu tầng sinh môn không giãn nở tốt sẽ dẫn đến tình trạng tầng sinh môn bị rách, gây tổn thương. Trường hợp này ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ còn làm cho phụ nữ bị suy giảm chất lượng tình dục khi giao hợp, mất hứng thú và khó đạt được khoái cảm... Lâu dần, chị em dễ lo lắng, buồn phiền, lãnh cảm..., ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Vì sao phải cắt tầng sinh môn khi sinh?

Vì sao phải cắt tầng sinh môn khi sinh không phải ai cũng biết. Thủ thuật cắt tầng sinh môn để chủ động mở rộng cửa mình giúp đầu em bé lọt ra dễ dàng và nhanh chóng, tránh những tai biến như ngạt, sang chấn sản khoa, đồng thời tránh vết rách tầng sinh môn không“chủ động”, sẽ cho di chứng xấu: ảnh hưởng thẩm mỹ, sinh hoạt “vợ chồng” và lần sinh đẻ sau.

vicare.vn-vi-sao-phai-cat-tang-sinh-mon-khi-sinh-nhung-ai-phai-cat-tang-sinh-mon-body-1

Những ai cần phải cắt tầng sinh môn?

Không phải ai khi sinh cũng cần phải rạch tầng sinh môn. Một số mẹ dễ sinh, hoặc do thai nhi nhỏ người, nên có thể bỏ qua thủ thuật này.

Ngành sản phụ có đưa ra những chỉ định cắt tầng sinh môn gồm:

Độ linh hoạt của tầng sinh môn kém, đặc biệt với người sinh con so.

Bị viêm âm đạo, đáy chậu, phù nề.

Đầu thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh lớn.

Cơn co của mẹ không đủ mạnh.

Mẹ lớn tuổi bằng hoặc trên 35 tuổi.

Mẹ bầu mắc bệnh tim, nhiễm độc thai nghén.

Có dấu hiệu suy thai.

Cắt tầng sinh môn như thế nào?

Việc cắt tầng sinh môn gồm 3 công đoạn:

Cắt tầng sinh môn:

Thông thường, bác sĩ sẽ cắt tầng sinh môn khi cơn co lên đến đỉnh điểm, thai nhi đang có dấu hiệu ra ngoài thuận lợi. Đường cắt nhỏ sẽ được rạch từ đáy âm đạo và thường hơi chếch sang một bên (hướng 4 hoặc 8 giờ). Lúc này, vì quá đau do cơn “đau đẻ”, nên không còn cảm nhận được cái đau do thủ thuật cắt nữa. Tuy nhiên, một số trường hợp cũng cần tiêm thuốc tê để bớt đau hơn.

Khâu tầng sinh môn:

Sau khi em bé chào đời, bác sĩ sẽ tiến hành khâu tầng sinh môn. Tùy theo độ sâu, rộng của vết thương, thời gian kéo dài khoảng 20 phút. Thuốc tê thường được dùng lúc này để giảm đau, bớt lo lắng lúc này. Thông thường, lớp niêm mạc và cơ được khâu bằng chỉ tự tiêu sau 3 tuần, còn lớp da được khâu bằng chỉ nilon và chỉ được cắt sau 5 - 7 ngày.

Chăm sóc tầng sinh môn:

Mặc đồ lót thoáng, rộng rãi, sạch sẽ.

Vận động nhẹ nhàng, giúp máu huyết lưu thông, vết thương bớt sưng.

Vệ sinh vùng kín với nước ấm hay nước muối pha loãng, 3 lần/ngày.

Đại hoặc trung tiện tránh dây bẩn và đông vết khâu gây buốt rát.

Ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước để tránh táo bón.

Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết khâu lành hẳn.

vicare.vn-vi-sao-phai-cat-tang-sinh-mon-khi-sinh-nhung-ai-phai-cat-tang-sinh-mon-body-2
Luôn luôn nhớ dùng khăn mềm, sạch lau khô người và vùng vết khâu tầng sinh môn rồi mới mặc quần áo

Những hệ lụy từ việc cắt tầng sinh môn

Đau và lâu lành: vết cắt tầng sinh môn rất đau, đặc biệt 1-3 ngày sau sinh. Vết cắt đau lâu và khó lành hơn so với vết rách tự nhiên.

Nhiễm khuẩn: Tầng sinh môn phía trước gần âm đạo và phía sau gần hậu môn là một vùng rất “dơ bẩn”, nhiều nguồn vi khuẩn. Khi da, hàng rào bảo vệ cơ thể, ở đây bị tổn thương do vết cắt vi trùng sẽ xâm nhập ngay. Dù đã cho kháng sinh phòng vệ kỹ lưỡng, thỉnh thoảng cũng ghi nhận có trường hợp nhiễm trùng sau cắt tầng sinh môn.

Nhiễm trùng biểu hiện với sốt cao, vết cắt sưng, nóng, đỏ, đau. Vệ sinh tại chỗ và chọn kháng sinh thích hợp thường giải quyết dứt điểm nhiễm trùng này.

Sẹo xấu ảnh hưởng sinh hoạt “vợ chồng”: Nếu được người hộ sản kinh nghiệm, sẹo thường rất nhỏ và không ảnh hưởng gì nhiều.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn các mẹ cách giữ vệ sinh tầng sinh môn sau khi sinh
  • 8 “bí kíp” giúp phục hồi tầng sinh môn sau sinh
  • Mẹ làm được 5 việc này sẽ không lo "đi đẻ là bị rạch tầng sinh môn”