Vì sao mang thai tháng cuối mẹ bầu ra nhiều khí hư?

Trong thời kỳ mang thai việc vùng kín của mẹ bầu tiết ra khí hư là hiện tượng hoàn toàn bình thường, đặc biệt là trong những tháng cuối. Tuy nhiên với những người lần đầu mang thai thì có thể hiện tượng này sẽ gây nhiều lo lắng cho các mẹ bầu. Vì sao mang thai tháng cuối mẹ bầu ra nhiều khí hư, hay ra nhiều khí hư có phải dấu hiệu gì nguy hiểm không?

Vì sao mang thai tháng cuối mẹ bầu ra nhiều khí hư? Vì sao mang thai tháng cuối mẹ bầu ra nhiều khí hư?

Trong thời kỳ mang thai việc vùng kín của mẹ bầu tiết ra khí hư là hiện tượng hoàn toàn bình thường, đặc biệt là trong những tháng cuối. Tuy nhiên với những người lần đầu mang thai thì có thể hiện tượng này sẽ gây nhiều lo lắng cho các mẹ bầu. Vì sao mang thai tháng cuối mẹ bầu ra nhiều khí hư, hay ra nhiều khí hư có phải dấu hiệu gì nguy hiểm không?

Khí hư là gì?

Trước khi tìm hiểu vì sao mang thai tháng cuối mẹ bầu ra nhiều khí hư, mẹ bầu cần biết khí hư là gì, có những đặc điểm như thế nào để không bị nhầm lẫn với những hiện tượng bất thường khác.

Khí hư là một cách gọi khác của huyết trắng, là chất dịch tiết ra từ âm đạo của nữ giới từ tuổi dậy thì. Khí hư được hình thành do nội tiết tố nữ estrogen trong bộ phận sinh dục của người phụ nữ. Bình thường, khí hư xuất hiện rải rác trong chu kỳ kinh nguyệt như vào những ngày cận kinh nguyệt. Hoặc khi quan hệ tình dục, khí hư sẽ được tiết ra nhiều hơn để làm nhiệm vụ bôi trơn.

Thông thường, khí hư có màu trắng trong, có thể hơi ngả vàng. Lượng khí hư tiết ra và tính chất của khí hư thay đổi tùy theo từng giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Khí hư không chỉ có tác dụng giữ ẩm cho âm đạo, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng.

Khí hư xuất hiện trong quá trình mẹ mang thai được coi là bình thường nếu nó có các đặc điểm sau:

  • Khí hư là dịch nhầy giống như nước mũi trong hoặc trắng đục, gần giống như bột nhão.
  • Lượng dịch nhầy tiết ra không nhiều, có thể ra hàng ngày nhưng mỗi ngày chỉ một ít.
  • Lượng và tình trạng, tính chất của khí hư (nhiều hay ít, trắng trong hay trắng đục) sẽ phụ thuộc vào tác động từ hormon của cơ thể người mẹ. Tuy nhiên khí hư trắng nếu có xuất hiện trong quá trình mang bầu thì không nên có mùi và màu bất bình thường.

Vì sao mang thai tháng cuối mẹ bầu ra nhiều khí hư?

Phụ nữ khi mang thai thì cơ thể sẽ có nhiều thay đổi, các thay đổi này là nguyên nhân dẫn đến việc khí hư ra nhiều trong thời kỳ này, đặc biệt là trong những tháng cuối. Những nguyên nhân đó là:

  • Nội tiết tố và các hormon thay đổi khiến cơ thể chưa kịp tiếp nhận và thích nghi, điều này khiến khí hư ra nhiều và đây là điều hoàn toàn bình thường, do đó các mẹ bầu không cần quá lo lắng.
  • Trong thời gian mang bầu, thai nhi hình thành và phát triển, kích thước thai nhi thay đổi theo thời gian, đồng nghĩa với tử cung, cổ tử cung, các bộ phận khu vực vùng kín của mẹ bầu cũng có những thay đổi nhất định để thích ứng với sự phát triển của thai nhi, khiến khí hư tiết ra nhiều hơn để thích hợp điều hòa sự giãn nở của vùng kín và điều hòa âm đạo.
  • Phụ nữ mang thai có nồng độ hormon thay đổi, dẫn đến nhu cầu sinh lý vì thế mà tăng lên. Lúc này, khí hư tiết ra nhiều giúp cơ thể điều hòa, giải quyết các vấn đề sinh lý trở nên dễ dàng hơn.
  • Về những tháng cuối thai kỳ, phần đầu của bé sẽ bị chèn ép vào vùng xương chậu, gây ra hiện tượng khí hư ra càng nhiều hơn. Ở những tuần cuối thai kỳ, khí hư bắt đầu có gồm cả các vết dịch nhầy có lẫn máu. Đây chính là dấu hiệu mẹ bầu cần chú ý vì đó là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp chuyển dạ sinh.

3. Mẹ bầu cần đi khám khi gặp khí hư có những đặc điểm như thế nào?

Việc khí hư ra nhiều ở thời kỳ mang thai là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên có nhiều trường hợp khí hư có sự bất thường về mùi hay màu sắc thì các mẹ bầu không thể chủ quan vì các bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể xảy ra trong thai kỳ. Khi khí hư có các biểu hiện đặc biệt sau đây, mẹ bầu cần đi khám phụ khoa ngay:

  • Khí hư có mùi hôi, màu sắc khác thường, âm hộ sưng đỏ, tấy, có dịch vón cục như bã đậu: Có khả năng mẹ bầu bị viêm nhiễm âm đạo, nấm. Chị em cần tới cơ sở y tế để khám, đặt thuốc để tránh viêm nhiễm lan rộng, gây ảnh hưởng tới cơ thể và quá trình sinh nở sau này.
  • Khí hư có mùi chua, màu vàng hoặc trắng xanh, có bọt khí: Có khả năng chị em bị nhiễm nấm âm đạo, hoặc các bệnh lây qua đường tình dục. Bà bầu nên thăm khám kịp thời để tránh ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.
  • Khí hư có màu xanh, ra nhiều, có sủi tăm, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khi đi tiểu: Có thể chị em có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng.
  • Khí hư có màu nâu: Đây là biểu hiện của chứng rối loạn nội tiết tố, nghiêm trọng hơn là ung thư buồng trứng hoặc cổ tử cung. Đây là dấu hiệu khá nguy hiểm, chị em nên lưu ý theo dõi và khám tại các cơ sở y tế để phòng ngừa và xử lý.
  • Khí hư ra nhiều kèm máu, nhầy: Đây là hiện tượng chuyển dạ sớm, chị em nên chuẩn bị đồ đạc để nhập viện, sẵn sàng cho quá trình sinh nở.
  • Khí hư có mùi hôi nồng: Đây là dấu hiệu cảnh báo bà bầu đã bị viêm nhiễm nặng, cần khẩn trương khám và điều trị phụ khoa. Nếu không xử lý kịp thời, viêm nhiễm có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một số trường hợp khí hư có mùi hôi là biểu hiện của viêm lộ tuyến tử cung, nặng hơn là u xơ tử cung.

Mẹ bầu cần làm gì khi thấy xuất hiện khí hư?

  • Khí hư ra nhiều khiến môi trường âm đạo ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm, bởi vậy bà bầu cần vệ sinh vùng kín đúng cách thường xuyên, nên thay quần lót ngày 2 lần, sử dụng quần thoáng và thoải mái, hạn chế mặc những quần lót bằng chất liệu nylon, bó khít cơ thể.
  • Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu, khiến thay đổi môi trường âm đạo, cũng là nguyên nhân gây ra các viêm nhiễm nguy hiểm.
  • Không nên mặc quần áo quá chật, bức bối, khó chịu tạo môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn thêm một số món ăn có tác dụng điều hòa khí hư hư canh thịt lợn nấu với hoa mào gà, gà đen hầm hoàng kỳ...
  • Hạn chế hoặc không quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai.
  • Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh phụ khoa nếu có một cách sớm nhất.

Mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư là hiện tượng bình thường, bà bầu không cần quá lo lắng. Nhưng khi phát hiện khí hư bất thường ở thời gian thai kỳ, bà bầu cần nhanh chóng đến các cơ ở y tế chuyên khoa sản phụ khoa để được các bác sĩ thăm khám, phát hiện và có định hướng điều trị đúng đắn, kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần giữ vệ sinh thân thể thật tốt để phòng ngừa những bệnh viêm nhiễm về phụ khoa.

Xem thêm :

  • Mẹ bầu bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối cần lưu ý gì?
  • Làm sao khi mẹ bầu bị đau đầu, mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối?
  • Mang thai 3 tháng cuối có nên đi bộ nhiều không?