Vì sao giác mạc mỏng thì không được phẫu thuật Lasik?

Phẫu thuật để điều trị tật của mắt là một vấn đề rất nhiều người quan tâm, phương pháp phẫu thuật Lasik được áp dụng khá nhiều hiện nay. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật Lasik, đặc biệt là trường hợp giác mạc mỏng. Vậy vì sao Giác mạc mỏng thì không được phẫu thuật Lasik?

Vì sao giác mạc mỏng thì không được phẫu thuật Lasik? Vì sao giác mạc mỏng thì không được phẫu thuật Lasik?

Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Vì sao Giác mạc mỏng thì không được phẫu thuật Lasik?

Trường hợp khi giác mạc quá mỏng, dưới 460μm, trường hợp này là trường hợp chống chỉ định tuyệt đối, không được dùng phương pháp mổ Lasik.

Khi giác mạc bệnh nhân quá mỏng dưới 460μm, áp dụng phương pháp phẫu thuật Lasik sẽ dùng laze để điều trị, khiến giác mạc chúng ta mỏng hơn nữa, có thể khiến tổn thương sâu hơn, gây biến chứng nặng sau phẫu thuật như: gây lỗi khúc xạ, rối loạn thị giác, mắt khô, vấn đề về phiến giác mạc như: nhiễm trùng, chảy nước mắt, sưng tấy...

Để biết rõ hơn về nguyên nhân, chúng ta cùng tìm hiểu một chút về giác mạc bình thường và giác mạc mỏng.

Giác mạc bình thường và giác mạc mỏng

Giác mạc là một màng trong suốt, mỏng che trước nhãn cầu, cho ánh sáng xuyên qua, giống như một thấu kính hội tụ, hội tụ ảnh trên võng mạc, giúp con người nhìn rõ mọi vật.

Giác mạc bình thường, có đường kính dọc 9 - 11 mm, bán kính độ cong 7,7mm, chiều dài giác mạc trung tâm khoảng 520μm, vùng rìa giác mạc khoảng 700μm. Giác mạc có bán kính cong mặt trước tạo thành lực hội tụ khoảng 48,8D, nên công suất khúc xạ từ giác mạc chiếm 2⁄3 công suất khúc xạ của nhãn cầu. Vì thế khi điều trị tật khúc xạ, thì điều trị ở giác mạc là dễ nhất và an toàn nhất, lại ít biến chứng hơn.

Giác mạc bình thường dày khoảng 530 - 550μm, nếu dưới 500μm được gọi là giác mạc mỏng. Những bệnh nhân có tình trạng giác mạc dưới 460μm, là tình trạng giác mạc quá mỏng, được chống chỉ định với phẫu thuật Lasik.

Giác mạc mỏng là tình trạng thoái hóa giác mạc, khiến giác mạc bị mòn đi một phần.

Một số biểu hiện của tình trạng giác mạc mỏng như

  • Mắt hơi đỏ, hơi đau
  • Thị lực có thể hơi giảm
  • Mắt có cảm giác ướt nhưng ko có dử mắt.
  • Tình trạng sợ ánh sáng xuất hiện ít hoặc không có.
  • Có thể xuất hiện sau chấn thương tại vùng mắt.
  • Quan sát dưới kính hiển vi có thể nhận ra tình trạng giác mạc mỏng và nhỏ Fluorescein để kiểm tra tổn thương trên giác mạc.
vicare.vn-vi-sao-giac-mac-mong-thi-khong-duoc-phau-thuat-lasik-body-1

Phương pháp phẫu thuật Lasik

Phương pháp phẫu thuật Lasik là phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng Laze, có bước sóng 193mm, không sinh nhiệt, điều chỉnh bề cong của giác mạc, giúp điều trị cận thị, viễn thị, loạn thị. Bệnh nhân có thể nhìn rõ hơn sau khi phẫu thuật mà không cần dùng kính.

Trường hợp áp dụng:

  • Áp dụng cho bệnh nhân đủ 18 tuổi trở lên.
  • Không có tình trạng bệnh lý về giác mạc.
  • Độ khúc xạ ổn định hoặc thay đổi ít.

Một số trường không nên mổ hoặc chống chỉ định áp dụng đối với với mổ Lasik

Trường hợp áp dụng trì hoãn mổ Lasik

  • Sử dụng thuốc tim mạch, mắc một số bệnh toàn thân: tiểu đường, viêm khớp, bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ... vì có thể sẽ có nhiều tai biến hơn trên nền những bệnh nhân đang điều trị các bệnh này.
  • Một số bệnh lý tại mắt: bệnh giác mạc hình chóp, viêm nhiễm mắt... thì sẽ chỉ định không mổ mắt tại thời điểm này. Nếu điều trị khỏi được, sức khỏe mắt về bình thường, thì có thể áp dụng khi mắt đã hồi phục.

Một số người mắt sâu, cấu trúc giác mạc bất thường, giác mạc mỏng phình ra ... đều không nên thực hiện phẫu thuật Lasik.

  • Mang thai và cho con bú: bạn có thể mổ Lasik trước khi có thai tầm 1 tháng hoặc mổ sau khi sinh con từ 3 - 6 tháng, và tốt nhất là mổ sau khi không cho con bú nữa. Vì bạn phải uống kháng sinh và nhỏ thuốc sau mổ, sẽ không tốt cho em bé chút nào. Thay đổi Hormone trong khi mang thai cũng khiến mắt bạn khô hơn.

Một số trường hợp không nên áp dụng mổ Lasik

  • Mắt vẫn đang tăng độ nhanh

Mắt tăng độ nhanh thì khả năng sau khi mổ xong bạn vẫn có thể có tình trạng phải đeo kính vì tiếp tục tăng độ. Vì thế phải chọn thời điểm mắt ổn định độ. Vì thế, người ta thường áp dụng khi bệnh nhân trên 18 tuổi, lúc này độ cận sẽ ít thay đổi hơn, dần đi vào ổn định.

  • Cận trên 10 độ

Cận trên 10 độ vẫn có thể điều trị được bằng phương pháp này, tuy nhiên có thể khiến giác mạc rất mỏng và có thêm một số hệ lụy khác. Nên chọn hình thức điều trị khác phù hợp hơn.

  • Mắt quá khô

Tác dụng phụ của phương pháp Lasik là làm mắt khô, tình trạng mắt quá khô lại càng không nên.

Trường hợp chống chỉ định mổ Lasik

Trường hợp chống chỉ định: Giác mạc quá mỏng dưới 460μm. Trường hợp này quá mỏng, việc áp dụng phương pháp Lasik có thể gây tổn thương nghiêm trọng bên trong cấu trúc sâu của mắt, gây ra nhiều biến chứng nặng sau phẫu thuật như:

  • Gây lỗi khúc xạ

Tia laze đốt đi quá ít hoặc quá nhiều, làm không đồng đều nhu mô trên giác mạc. Khiến mắt sẽ không nhìn rõ như mong muốn.

  • Chứng rối loạn thị giác

Sau mổ có thể xuất hiện những chứng rối loạn thị giác trong môi trường ánh sáng yếu như: ban đêm, buổi cuối chiều hay bị lóa, thấy hòa quang quanh nguồn sáng hoặc thấy những hình đôi, ánh sao chổi, chớp sáng hay còn gọi là triệu chứng thị giác mới.

  • Mắt khô

Sau mổ sẽ cảm thấy giảm nước mắt tiết ra tạm thời, khiến mắt bị khô hơn. Vì thế phải sử dụng thay thế nước mắt nhân tạo.

  • Phiến giác mạc tổn thương

Mổ bằng phương pháp này, có thể khiến vạt giác mạc bị lệch về phía trên, gây biến chứng nhiễm trùng, sưng tấy, chảy nước mắt ...

Một nghiên cứu của FDA, theo dõi 2 nhóm người trong 6 tháng khi họ phẫu thuật mắt. Nhóm 1, gồm 262 hải quân, tuổi trung bình 29. Nhóm 2, có 312 người dân, tuổi trung bình 32. Nhận thấy, sau mổ có rất nhiều người cải thiện khả năng nhìn. Tuy nhiên vào tháng thứ 3, sau mổ có 43% người trong nhóm hải quân, 46% trong nhóm người dân, có một số dấu hiệu của triệu chứng thị giác mới: nhìn đôi, chớp sáng, ánh sao chổi, quầng sáng, ...

vicare.vn-vi-sao-giac-mac-mong-thi-khong-duoc-phau-thuat-lasik-body-2

Phương pháp phẫu thuật dành cho người giác mạc mỏng

Phương pháp phẫu thuật Phakic

Phương pháp Phakic:

Trường hợp bệnh nhân giác mạc mỏng, thì phương pháp Lasik không phù hợp, thay vào đó chúng ta có thể tìm đến phương pháp phẫu thuật Phakic. Phương pháp này, bác sĩ sẽ cấy ghép một thấu kính trực tiếp vào mắt của bệnh nhân, giúp bệnh nhân có thể nhìn được như một người bình thường, khắc phục được rất nhiều tật về mắt.

Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật Phakic

  • Không ảnh hưởng đến giác mạc

Vì không tác động đến giác mạc, nên người có giác mạc mỏng sẽ không phải lo lắng về mòn giác mạc thêm, an toàn hơn.

  • Có thể dùng trọn đời

Thấu kính được đưa vào là loại ICL, có tuổi thọ cao, có thể sử dụng trọn đời. Không phải phẫu thuật lại lần hai, nên tốt hơn nhiều cho bệnh nhân.

  • Có thể tháo bỏ được

Bạn có thể tháo bỏ thấu kính ở bất kỳ thời điểm nào, nếu bạn muốn, đây là một điểm đặc biệt của phương pháp so với phương pháp điều trị khác.

  • Phù hợp với từng bệnh nhân

Tùy tình trạng bệnh nhân bác sĩ sẽ cho loại thấu kính đặc biệt, với thiết bị hiện đại, đo đạc chính xác cho từng người sử dụng.

vicare.vn-vi-sao-giac-mac-mong-thi-khong-duoc-phau-thuat-lasik-body-3

Phương pháp phẫu thuật Epi - Lasik

Phương pháp Epi - Lasik:

Tùy tình trạng mỏng của giác mạc ở mức độ nào, thì có thể áp dụng phương pháp Epi - Lasik để thay thế. Phương pháp này cũng tương tự Lasik, tuy nhiên tạo vạt giác mạc chỉ là lớp biểu mô bề mặt rất mỏng, sẽ được tách bằng dụng cụ vi phẫu Epi-K. Vì thế lớp nhu mô (Stroma) còn lại để chiếu Laze sẽ nhiều hơn, nên sẽ an toàn hơn.

Ưu điểm của phương pháp Epi - Lasik:

  • Sử dụng tiết kiệm mô giác mạc, vì thế có thể áp dụng cho bệnh nhân có độ cận cao.
  • An toàn hơn cho trường hợp giác mạc mỏng.
  • Tốt hơn cho những người hay bị vi chạm nhẹ vào mắt.
  • Tình trạng khô mắt sau mổ ít hơn so với phương pháp Lasik.
  • Sau mổ, thị lực ổn định tốt, có thể nhìn rõ mọi vật hơn mà không phải đeo kính.

Một số lưu ý sau khi mổ Epi - Lasik:

  • Sau mổ cần đặt contact lens tại chỗ trong thời gian từ 3 - 5 ngày, để bảo vệ vạt giác mạc tốt hơn.
  • Thời gian này bệnh nhân có thể không quen, chảy nước mắt, xốn cộm.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt từ 4 - 6 tuần.
  • Thị lực sẽ ổn định hơn sau mổ 4 - 6 tuần.
  • Bệnh nhân không cần nằm viện sau mổ, có thể thực hiện 2 mắt luôn.
  • Thời gian mổ khoảng 20 phút.
  • Bệnh nhân có thể làm việc sau mổ 3 - 5 ngày.

Một số lời khuyên cho bệnh nhân sau mổ mắt

Sau khi mổ mắt bệnh nhân cần chú ý:

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Có bất cứ vấn đề nào nên báo lại trực tiếp với bác sĩ điều trị.
  • Trong những ngày đầu, bạn không nên để nước thường, nước mưa, nước bẩn, mỹ phẩm trang điểm, mồ hôi hay xà phòng bắn vào mắt. Không nên tự lái xe ô tô, xe máy, đi máy bay.
  • Những thời gian sau cũng không nên để mồ hôi, xà phòng, nước bẩn, mỹ phẩm... bắn vào mắt. Hạn chế tối đa xem ti vi, máy tính, điện thoại trong tuần đầu tiên.
  • Không nên trang điểm xung quanh vùng mắt trong 2 tuần đầu.
  • Trong 1 tháng sau mổ, bạn không nên dụi tay vào mắt, không tập luyện thể chất mạnh, không tắm biển, tắm hồ bơi...
  • Trong thời gian 3 tháng sau mổ, bạn cũng nên tránh làm việc quá sức nặng nhọc, nhất là nên tập luyện thời gian nghỉ cho mắt và khoảng cách nhìn mắt và máy tính, tivi, điện thoại... nên có khoảng cách nhất định, không nên nhìn gần.
  • Nên sử dụng nước mắt nhân tạo thường xuyên để tránh khô mắt.

Chế độ dinh dưỡng sau mổ mắt:

  • Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả có nhiều vitamin A như: cà rốt, chuối, bơ, khoai tây, cà chua, rau bina...
  • Thực phẩm nhiều protein như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại họ đậu...
  • Nên ăn nhiều hoa quả, ăn dạng hoa quả tươi chưa qua chế biến như: cam, táo...

Xem thêm:

  • Cross-linking femto lasik là gì?
  • 5 địa chỉ mổ mắt cận thị uy tín tại TP.Hồ Chí Minh
  • Thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc dị ứng nên dùng loại nào?