Vì sao có vết bầm tím trên da mặc dù không va đập gì?

Vì sao có vết bầm tím trên da mặc dù không va đập gì? Có lẽ không ít lần bạn tự đưa ra câu hỏi này với chính bản thân mình mỗi khi trên da xuất hiện một vết bầm tím. Thực ra, bầm tím không chỉ do va đập gây nên mà còn do nhiều yếu tố khác tạo thành: sử dụng thuốc, tuổi tác, vận động,...

Vì sao có vết bầm tím trên da mặc dù không va đập gì? Vì sao có vết bầm tím trên da mặc dù không va đập gì?

Vì sao có vết bầm tím trên da mặc dù không va đập gì? Có lẽ không ít lần bạn tự đưa ra câu hỏi này với chính bản thân mình mỗi khi trên da xuất hiện một vết bầm tím. Thực ra, bầm tím không chỉ do va đập gây nên mà còn do nhiều yếu tố khác tạo thành: sử dụng thuốc, tuổi tác, vận động,...

Dấu hiệu nhận biết vết bầm tím xuất hiện trên da? Vết bầm tím được hình thành như thế nào?

Vết bầm tím có thể xuất hiện ở bất kì đâu trên cơ thể của chúng ta, đặc biệt là ở chân và ở tay. Các mạch máu nhỏ dưới da bị vỡ và rò rỉ dưới ra sẽ tạo thành các vết bầm tím, quá trình này trải qua 3 giai đoạn:

  • Mạch máu nhỏ, mao mạch nhỏ dưới da bị tổn thương và vỡ ra.
  • Quá trình trên sẽ kích thích tiểu cầu di chuyển đến vị trí tổn thương và tạo thành một lớp bảo vệ nhằm ngăn máu đông lại và không chảy ra thêm nữa.
  • Cuối cùng, protein làm đông máu sẽ xuất hiện nhằm củng cố lớp bảo vệ trên.

Màu tím, màu xanh đen của các vết bầm tím là do thành phần của máu và hồng cầu tạo nên làm thay đổi màu da. Khi mới hình thành, vết bầm tím sẽ có màu hơi đỏ sau đó chuyển dần sang màu xanh hoặc tím đậm. Về sau, màu sắc chuyển dần sang vàng, xanh nhạt đi rồi tự biến mất. Vết bầm có thể gây đau vài ngày nhưng sẽ khỏi hẳn khi vết bầm biến mất. Vết bầm không có nguy cơ bị nhiễm trùng do không có vết hở, nên bạn hoàn toàn yên tâm về nguy cơ nhiễm trùng ở vết bầm.

vicare.vn-vi-sao-co-vet-bam-tim-tren-da-mac-du-khong-va-dap-gi-body-1

Lý do vết bầm tím xuất hiện trên da mặc dù không va đập gì?

Vết bầm tím là do các mạch máu nhỏ dưới da bị vỡ ra. Vì vậy, chắc hẳn phải có yếu tố tác động nào đó như một sự va đập, tai nạn, ngã,.. thì các mạch máu mới vỡ ra được. Nhưng với một số người, ngay cả khi không có sự va đập gì thì vết bầm tím vẫn xuất hiện. Vì sao có vết bầm tím trên da mặc dù không va đập gì? Những nguyên nhân gây ra các vết bầm tím dưới đây sẽ phần nào giải thích cho câu hỏi nêu trên:

  • Do tập thể dục, vận động mạnh kích thích hồng cầu thoát ra từ lỗ hổng nhỏ trong mạch máu dưới da gây ra; hiện tượng này thường gặp ở các vận động viên.
  • Rối loạn chảy máu khiến cho các vết bầm tím xuất hiện, khi đó các vết bầm tím thường xuất hiện song song với hiện tượng chảy máu cam, hoặc chảy máu nướu răng.
  • Sử dụng thuốc ở những người mắc bệnh gan, thiếu vitamin K, thuốc kháng đông máu, thuốc chống trầm cảm làm tiểu cầu trở nên bất thường và làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
  • Người già, người bị thừa cân thường dễ bị bầm tím. Người có làn da trắng thì các vết bầm tím sẽ rõ nét hơn những người khác.
  • Bầm tím ở bàn tay, cánh tay do xuất huyết quang hóa do da thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
vicare.vn-vi-sao-co-vet-bam-tim-tren-da-mac-du-khong-va-dap-gi-body-2
Aspirin gần giống với một chất làm loãng máu

Làm sao để vết bầm tím biến mất?

Phần lớn các vết bầm tím có thể tự biến mất mà không cần điều trị hay chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, nếu trên da bạn không chỉ xuất hiện các vết bầm tím mà còn xuất hiện các biểu hiện khác, bạn cần đi khám để biết chính xác nguyên nhân và tìm cách điều trị:

  • Sưng đau ở vết bầm tím, hiện tượng này xảy ra trong thời gian bạn đang sử dụng thuốc.
  • Vết bầm tím xảy ra ở khu vực móng tay, chân và gây đau.
  • Bầm tím xuất hiện cùng với gãy xương.
  • Vết bầm tím dễ dàng xuất hiện mà không có lý do, hay xảy ra ở một vị trí nhất định, vết bầm tím kéo dài từ 3 đến 4 tuần.

Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể tự giảm đau, giảm bầm tím ở nhà bằng những phương pháp đơn giản mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Chườm lạnh 15 đến 20 phút ở vết bầm tím để giảm đau, sưng.
  • Chườm ấm lên vùng bị bầm tím để giúp máu lưu thông tốt hơn. Chườm ấm nên được thực hiện trước, sau đó mới đến chườm lạnh.
  • Nếu vết bầm tím chiếm nhiều diện tích ở da, bàn chân thì hãy nâng chân lên cao càng nhiều lần càng tốt trong vòng 24h.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, cao dán theo chỉ định của bác sĩ.