Vì sao có nhiều nhóm máu?

Hơn nửa thế kỷ sau khi tìm ra các nhóm máu, thì con người vẫn luôn thắc mắc tại sao người này lại có nhóm nhóm A người kia lại có nhóm nhóm B. Câu hỏi “Vì sao có nhiều nhóm máu?” vẫn là câu hỏi mà nhiều người tìm kiếm trên google hiện nay.

Vì sao có nhiều nhóm máu? Vì sao có nhiều nhóm máu?

Hơn nửa thế kỷ sau khi tìm ra các nhóm máu, thì con người vẫn luôn thắc mắc tại sao người này lại có nhóm máu A người kia lại có nhóm máu B. Câu hỏi “Vì sao có nhiều nhóm máu?” vẫn là câu hỏi mà nhiều người tìm kiếm trên google hiện nay.

Các nhóm máu trong cơ thể chúng ta

Nhóm máu là một phần cơ thể nhưng không phải ai cũng biết rõ. Theo khảo sát, 35-50% người phương Tây thậm chí không biết nhóm máu của mình. Con người có 4 nhóm máu chính.

  • Nhóm máu A là nhóm máu cổ xưa nhất, tồn tại từ trước khi tổ tiên chúng ta tiến hóa thành loài người như ngày hôm nay.
  • Nhóm B có nguồn gốc khoảng 3,5 triệu năm trước.
  • Nhóm máu O và AB là "trẻ" nhất với tuổi thọ 2,5 triệu năm.

Ngoài ra, còn có hệ nhóm máu Rh cũng rất phổ biến. Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện có khoảng trên 40 hệ nhóm máu khác nhau như ABO,Rh, MNS,Kell Lewis,... nhưng hệ nhóm máu ABO và Rh(D) là cực kỳ quan trọng vì nó có tính sinh miễn dịch cực mạnh.

Vì sao có nhiều nhóm máu?

Các nhà khoa học đã trả lời cho câu hỏi “ Vì sao có nhiều nhóm máu?” bằng khẳng định sau: Sự tồn tại các nhóm máu khác nhau là để chống lại một số bệnh truyền nhiễm. Trong các trường hợp truyền máu khác nhóm máu, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu (kháng nguyên trên hồng cầu người cho) gây tác hại cho cơ thể. Không phải nhóm máu nào cũng có thể cho hoặc nhận lẫn nhau. Vì vậy cần phải phân loại nhóm máu và truyền máu phù hợp theo nguyên tắc an toàn miễn dịch truyền máu, đó là không truyền máu có kháng nguyên tương ứng với kháng thể có ở người nhận.

Sự khác nhau của các nhóm máu dựa trên các chất cacbohidrat và protein đặc thù trên bề mặt hồng cầu.

vicare.vn-vi-sao-co-nhieu-nhom-mau-body-1

Kháng nguyên và kháng thể

Kháng nguyên là "bất kỳ chất nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng". Màng của mỗi tế bào hồng cầu chứa hàng triệu kháng nguyên bị hệ thống miễn dịch bỏ qua, mặc dù hệ thống miễn dịch sẽ tấn công bất kỳ tế bào hồng cầu nào có chứa kháng nguyên khác với các tế bào tự kháng nguyên của chúng.

Kháng thể là các phân tử quan trọng mà hệ thống miễn dịch của chúng ta sản sinh ra để giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân xâm nhập bên ngoài như vi khuẩn và virus. Các vi khuẩn và virus này cũng có thể được hình thành để đáp ứng các nhóm máu khác nhau.

Yếu tố Rh

Hầu hết mọi người (khoảng 85% loài người) có một loại protein đặc biệt trên các tế bào máu, được gọi là yếu tố Rh. Những trường hợp này gọi là Rh+ (có nhóm máu dương tính Rh). Những người thiếu yếu tố Rh, được gọi là Rh- (có nhóm máu âm tính Rh).

Nhóm máu A

  • Nhóm máu A được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu, và kháng thể B trong huyết tương.
  • Những người có nhóm máu A có thể truyền máu cho những người khác có cùng nhóm máu A, hoặc những người mang nhóm máu AB.
  • Những người có nhóm máu A có thể nhận truyền máu từ những người cho mang nhóm máu A, nhóm máu AB, và cả nhóm máu O.

Nhóm máu B

  • Nhóm máu B được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, và kháng thể A trong huyết tương.
  • Những người có nhóm máu B có thể truyền máu cho những người khác có cùng nhóm máu B, hoặc cho những người có nhóm máu AB.
  • Những người có máu B cũng có thể an toàn nhận truyền máu từ những người cho mang nhóm máu B, nhóm máu AB, và cả nhóm máu O.

Nhóm máu AB

  • Đây được coi là nhóm máu hiếm. Nhóm máu AB được đặc trưng bởi có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, và không có kháng thể trong huyết tương.
  • Những người có nhóm máu AB có thể nhận được tất cả các nhóm máu.
  • Tuy nhiên, vì sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB, những người có nhóm máu AB chỉ có thể truyền máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ.

Nhóm máu O

  • Đây là nhóm máu phổ biến nhất.
  • Nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Kết quả là những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O, vì các kháng thể trong huyết tương của nó sẽ tấn công các loại khác.
  • Tuy nhiên, những người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, vì nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên.

Nguy hiểm như thế nào nếu truyền nhầm nhóm máu?

vicare.vn-vi-sao-co-nhieu-nhom-mau-body-2

Nếu truyền nhầm nhóm máu, phản ứng truyền máu tán huyết cấp có thể xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi truyền máu và thường xảy ra trong quá trình truyền máu. Bệnh nhân có thể cảm nhận được những phản ứng này. Đó là những cảm giác nóng tại chỗ truyền máu, cảm giác ớn lạnh, sốt, và đau ở lưng, hai bên sườn.... Những phản ứng cắt liên quan đến cắt đứt hầu hết các tán huyết mạch; các hồng cầu của máu truyền vào bị phá hủy bởi các kháng thể của người nhận trong khi chúng vẫn còn các mạch máu bên trong. Các phản ứng đồng loạt có thể gây sốc, số lượng lớn mô sản sinh ra do RBC (tế bào hồng cầu) bị vỡ nên không kiểm soát được khả năng đông máu.

Đây cũng là một câu trả lời cho câu hỏi “ Vì sao có nhiều nhóm máu?”

Nguyên tắc truyền máu

Để đảm bảo an toàn trong truyền máu, phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu sau:

  • Phải truyền cùng nhóm máu để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra hiện tượng các hồng cầu kết dính với nhau (hay còn gọi là hiện tượng ngưng kết).
  • Ngoài việc xác định nhóm máu của người cho và người nhận, cần làm phản ứng chéo: Trộn hồng cầu của người cho với huyết thanh của người nhận và ngược lại, trộn hồng cầu của người nhận với huyết thanh của người cho. Nếu không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu thì máu đó mới được truyền cho người nhận.
  • Nếu truyền máu không hòa hợp thì có thể gây ra những tai biến nghiêm trọng cho người nhận máu, thậm chí gây ra tử vong sau vài ngày.

Nguy cơ sức khỏe

Các nhà khoa học đã chứng minh nhóm máu khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe của con người

  • Người không phải nhóm máu O có nhiều yếu tố đông máu hơn, từ đó dễ bị huyết khối tĩnh mạch hơn 2 lần.
  • Gần đây, có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Các nhóm máu khác có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư cao hơn nhóm máu O.

Xem thêm:

  • Nhóm máu AB là nhóm máu như thế nào?
  • Những điều chưa biết về nhóm máu Rh và kháng nguyên Rh
  • Các cách xác định nhóm máu đơn giản, chính xác