Vì sao các bác sỹ tâm lý phải giữ bí mật của các bệnh nhân?
Trong các khoa điều trị bệnh, có lẽ các bác sỹ tâm lý là những người phải giữ bí mật nhiều nhất. Mỗi ngày họ phải nghe hàng chục câu chuyện của các bệnh nhân để điều trị cho họ? Có rất nhiều câu chuyện là bí mật tối kị của các bệnh nhân. Chỉ cần những bí mật đó lộ ra thì bệnh nhân sẽ gần như mất cơ hội để khỏi bệnh. Có lẽ vì như vậy, luật bất thành văn của các bác sỹ tâm lý ...
Vì sao các bác sỹ tâm lý phải giữ bí mật của các bệnh nhân?
Trong các khoa điều trị bệnh, có lẽ các bác sỹ tâm lý là những người phải giữ bí mật nhiều nhất. Mỗi ngày họ phải nghe hàng chục câu chuyện của các bệnh nhân để điều trị cho họ? Có rất nhiều câu chuyện là bí mật tối kị của các bệnh nhân. Chỉ cần những bí mật đó lộ ra thì bệnh nhân sẽ gần như mất cơ hội để khỏi bệnh. Có lẽ vì như vậy, luật bất thành văn của các bác sỹ tâm lý là phải giữ kín những bí mật của các bệnh nhân. Hôm nay, HoiBenh xin chia sẻ với các bạn câu chuyện của Carver George Washington, nhà tâm lý học hàng đầu nước Mỹ.
Carver George Washington – Một nhà tâm lý có kinh nghiệm hơn 30 năm cho biết: “Từ lâu tôi đã được rất nhiều khách hàng nhận xét, đôi khi là đánh giá cao, có những lần lại hoài nghi vì họ không biết tôi sẽ nghĩ và làm những gì. Họ tự hỏi, làm thế nào để tôi có thể lắng nghe quá nhiều câu chuyện khủng khiếp đến vậy. Người bệnh thường có suy nghĩ này sau khi chia sẻ bí mật của mình cho tôi.”
Carver chia sẻ: “Với những bệnh nhân của mình, tôi luôn trả lời chân thật với cảm xúc. Tôi luôn biết ơn sâu sắc về đặc quyền của mình. Mặc dù tôi được nghe những câu chuyện khủng khiếp, có thể là bạo lực và đau khổ, đầy rẫy bất công và phản bội, nhưng tôi vẫn luôn phải tìm cách điều trị lành vết thương của họ cho đến khi họ tiết lộ bí mật về bản thân mình.”
Tại sao chúng ta giữ bí mật với người khác?
Chúng ta thường có một loạt lý do để giữ bí mật cho riêng mình mà không nhất thiết điều đó là tốt hay xấu. Mỗi cá nhân, gia đình và nền văn hóa đã có quy tắc ngầm về sự riêng tư và minh bạch. Việc nói hết tất cả mọi chuyện với người khác chưa chắc đã là tốt.
Tuy nhiên, một số bí mật sẽ trở nên nghiêm trọng khi không bao giờ tiết lộ cho bất cứ ai. Thông thường người giữ bí mất vì một nỗi lo sợ nào đó mà không dám tiết lộ cho ai. Một số lý do khiến chúng ta giữ bí mật khi chúng ta tuyệt vọng được liệt kê dưới đây:
- Bạn sợ bị người khác từ chối.
- Bạn sợ nói sự thật sẽ làm bạn suy nghĩ, ốm và căng thẳng
- Bạn giữ bí mật để bảo vệ chính mình
- Giữ bí mật để bảo vệ những người khác mà bạn yêu thương.
- Tránh gây rắc rối với những người khác hoặc pháp luật.
- Tránh cảm thấy cảm giác đau đớn như cơn giận dữ, sợ hãi, đau khổ, tội lỗi hoặc xấu hổ.
- Giữ bí mật vì lòng trung thành. - Giữ bí mật vì đã bị đe dọa một số hình phạt nếu bạn nói ra.
Bí mật về tình dục
Mặc dù có vẻ như quan hệ tình dục nên được chia sẻ giữa hai người nhưng nó vẫn còn là một lĩnh vực mà hầu hết mọi người cảm thấy không thoải mái để tiết lộ các vấn đề trong quá khứ và hiện tại.
Hầu hết mọi người có cảm xúc phức tạp và sự kiềm chế về những gì diễn ra đằng sau cánh cửa phòng ngủ hoặc những gì tưởng tượng. Carver đã từng nghe những bí mật về đồng tính, lưỡng tính, và nghiện tình dục từ phía khách hàng. Ngoài ra cũng có người tiết lộ sự thật về sự vắng mặt của quan hệ tình dục như thiếu ham muốn tình dục, không có khả năng đạt cực khoái hoặc độc thân lâu dài. - Tiền: Nhiều người đã chia sẻ với Carver bí mật về tiền bạc có thể là họ làm mất hoặc đi đánh bạc. Ngoài ra là những hành vi hợp pháp như tham nhũng, ăn hối lộ hoặc mua những đồ trái phép, ăn cắp tiền... Bí mật về tiền bạc đôi khi khó tiết lộ hơn bí mật về tình dục. - Bạo lực: Carver kể rằng: “Tôi thường là người đầu tiên nghe về chuyện lạm dụng tình dục, loạn luân, hiếp dâm hoặc những câu chuyện về nỗi kinh hoàng của chiến tranh từ các cựu chiến binh chiến đấu; chuyện bạo lực gia đình, băng đảng tội phạm, lạm dụng trẻ em. Tôi luôn cảm thấy nhẹ nhõm khi một người nào đó thú nhận với tôi về hành vi bạo lực của mình. Đây là bước đầu tiên cần thiết để đi tới chịu trách nhiệm về hành động của mình. - Nghiện: Hầu như bất kỳ hình thức nghiện nào cũng được giấu kín. Bởi từ “nghiện” thường mang đến sự xấu hổ, thừa nhận sự tồn tại của họ bắt đầu quá trình cai nghiện cảm xúc.
- Bệnh tật và khuyết tật: Là một nhà tâm lý, Carver giả định rằng mỗi gia đình có một số thành viên bị chẩn đoán trong quá khứ hay hiện tại bị trầm cảm, lo âu hay ADHD (chứng thiếu tập trung và quá hiếu động). Họ có sẵn sàng chia sẻ điều này với người khác không? Hay họ sợ sẽ bị kỳ thị và xa lánh.
Nếu bạn cứ giữ mãi bí mật cho riêng mình, bạn sẽ giống như người mắc bệnh. Điều đó thường xuyên khiến bạn căng thẳng, cô lập và tự hoài nghi chính mình. Bạn nên tiết lộ câu chuyện của mình với một nhà tâm lý hoặc cố vấn tâm lý để có giải pháp điều trị.
(Nguồn: www.psychcentral.com)