Vì sao bệnh trĩ không nên uống nước dừa?

Nước dừa là thức uống ưa thích của rất nhiều người vì thơm, mát, giải nhiệt rất nhanh vào mùa hè. Nhưng có một số bệnh uống nước dừa sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Vậy vì sao bệnh trĩ không nên uống nước dừa?

Vì sao bệnh trĩ không nên uống nước dừa? Vì sao bệnh trĩ không nên uống nước dừa?

Thành phần dinh dưỡng trong nước dừa

Trong nước dừa chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cực kỳ cần thiết cho cơ thể. Lượng vitamin trong nước dừa nhiều hơn các loại nước ép khác. Cụ thể là:

  • Các phức hợp vitamin B như riboflavin, niacin, thiamin, pyridoxine, và folate, dưỡng chất này cơ thể không tự tạo ra được và phải được hấp thu từ dinh dưỡng bên ngoài.
  • Những chất khác như: Magiê; Sắt; Đồng; Vitamin C; Enzymes sinh học như catalase, dehydrogenase, peroxidase và axit phosphate sẽ gia tăng sự trao đổi chất, Canxi, Mangan, Kẽm, Kali, muối tự nhiên.
  • Nước dừa còn có một lượng lớn chất axit amin, enzyme và các chất dinh dưỡng chỉ có trong thực vật, hợp chất hữu cơ, ngăn ngừa bệnh tật, cơ thể luôn hoạt động tốt.
  • Nước dừa có nhiều thành phần vitamin A, E, Kali, Canxi tốt cho sức khỏe, chống oxy hóa và ổn định đường huyết, xương khớp chắc khỏe, cải thiện đề kháng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần trong nước dừa có thể thay thế sản phẩm từ sữa. Nhất là người không uống được sữa vì không dung nạp với lactose, có thể uống sữa mà không lo bị tiêu chảy, thiếu dinh dưỡng.
  • Trong nước dừa có thành phần Acid lauric cùng một số loại axit amin bảo vệ sức khỏe tim mạch, tránh xơ vữa động mạch.

Nước dừa đa dạng vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Nhưng có rất nhiều người cho rằng bệnh trĩ không nên uống nước dừa. Thực hư của vấn đề này là gì?

táo bón cho mẹ mới sinh

Bệnh trĩ có nên uống nước dừa không?

Theo y học cổ truyền, nước dừa tính hàn, thanh nhiệt làm mát cơ thể cực nhanh. Vì thế rất nhiều bệnh nhân bị trĩ tin rằng uống nước dừa sẽ giúp đại tiện dễ dàng hơn, giảm triệu chứng đau rát, chảy máu của bệnh trĩ. Nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm.

Một số bệnh nhân nghe mách uống nước dừa mát sẽ không còn gặp khó khăn khi đại tiên nên ngày nào cũng uống nước dừa. Nhưng bệnh không thấy thuyên giảm mà búi trĩ còn sưng to hơn, sa ra ngoài nhiều hơn mỗi lần đi cầu. Ngoài ra còn có cảm giác đầy bụng, chán ăn.

Theo Ths Nguyễn Ngọc Khánh – Bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho hay: Nước dừa có giá trị về dinh dưỡng nhưng không phải ai dùng cũng tốt. Nếu phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu uống nước dừa dễ bị sảy thai. Người cơ thể hàn, bị lạnh bụng, bệnh nhân thấp khớp, huyết áp thấp, mệt mỏi không nên uống nước dừa. Bệnh nhân bị trĩ càng không nên uống nước dừa vì sẽ vô tình đẩy nhanh tốc độ phát triển bệnh trĩ.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ thường là đau rát hậu môn khi đi đại tiện.

Vì sao bệnh trĩ không nên uống nước dừa?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta nghe phân tích của bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh: Nước dừa xiêm có tác dụng thanh nhiệt, trị nóng cơ thể nhưng khi được hấp thu vào trong cơ thể sẽ làm mềm gân cơ. Vì thế bệnh trĩ nếu uống nước dừa xiêm khiến gân cơ ở hậu môn, trực tràng bị trùng giãn, mất khả năng đàn hồi, bú trĩ bị sa ra ngoài nhanh hơn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt.

Bên cạnh nước dừa thì những loại nước sau, khuyến cáo bệnh nhân trĩ không nên uống:

  • Nước ngọt có ga: Trong nước ngọt có ga rất nhiều đường, nếu uống quá nhiều sẽ làm tăng cân, gia tăng áp lực lên khu vực hậu môn. Uống sát bữa ăn sẽ gây cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn, làm tăng nguy cơ bị táo bón. Bệnh trĩ gày càng nặng hơn.
  • Bia, rượu: Chất cồn trong bia rượu sẽ kích thích đi tiểu nhiều lần, cơ thể mất nước, phân khô cứng, rất khó đi cầu. Chất này còn khiến hậu môn nóng rát, ngứa ngáy dữ dội khi mắc trĩ.
  • Cà phê, trà đặc: Cũng giống như bia rượu, caffeine trong trà và cà phê dễ gây táo bón, giãn tĩnh mạch, búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn.

Như vậy bệnh trĩ không nên uống nước dừa, bạn có thể thay thế nước dừa bằng một số loại nước khác như nước lọc, nước canh, nước rau luộc hoặc một số nước ép trái cây. Như vậy cơ thể vẫn được bổ sung đầy đủ nước, chất xơ và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác.

Xem thêm :

  • Để trĩ không còn là nỗi lo, cần biết khi điều trị trĩ
  • Những điều cần biết về bệnh trĩ
  • Trĩ có phải là một phần tự nhiên của cơ thể con người?