Vì sao bệnh sởi nguy hiểm nhất với trẻ dưới 3 tuổi?

Trước đây, khi chưa có vacxin phòng ngừa bệnh sởi thì căn bệnh này khiến hơn 2 triệu người chết mỗi năm. Hiện nay tuy đã có vacxin phòng bệnh nhưng bệnh sởi vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Vậy bệnh sởi trẻ em nguy hiểm ra sao?

Vì sao bệnh sởi nguy hiểm nhất với trẻ dưới 3 tuổi? Vì sao bệnh sởi nguy hiểm nhất với trẻ dưới 3 tuổi?

1. Nguyên nhân gây bệnh sởi trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh sởi trẻ em là do virus Polynosa morbillorum thuộc nhóm Paramyxovirus. Đây là loại virus có khả năng chịu đựng kém, chết mở môi trường ngoài trong 30 phút và dễ bị tiêu diệt dưới ánh sáng mặt trời hoặc các loại thuốc sát khuẩn thông dụng... Tuy nhiên, chúng lại rất dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi có sức đề kháng kém, lây qua đường hô hấp hoặc những con đường trực tiếp/gián tiếp khác. Bệnh sởi chỉ mắc 1 lần trong đời do cơ thể sinh ra miễn dịch tự nhiên.

Khi vào cơ thể, virus sởi sống trong cổ họng và máu của trẻ bị bệnh từ cuối giai đoạn ủ bệnh đến sau khi phát ban trên da một thời gian ngắn. Bệnh sởi trẻ em rất phổ biến, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài khoảng 12-14 ngày, có thể lên đến 21 ngày. Thời kỳ lây truyền mạnh nhất là vào khoảng 4 ngày trước khi phát ban da cho đến 4 ngày sau khi xuất hiện ban (tổng cộng là 8 ngày).

HoiBenh.vn-benh-soi-nguy-hiem-voi-tre-em duoi-3-tuoi-body-2
Nguyên nhân gây bệnh sởi trẻ em là do virus Polynosa morbillorum

2. Triệu chứng của bệnh sởi trẻ em

  • Triệu chứng không điển hình: Sốt cao kèm theo ho, chảy nước mắt, nước mũi, đầu mũi của trẻ hơi đỏ.
  • Xung quanh miệng nổi lên những đốm nhỏ màu trắng đục hoặc trắng hơi nhạt.
  • Xuất hiện dấu hiệu phát ban da, thường bắt đầu ở vùng da gáy, sau đó lan rộng lên mặt và khắp cơ thể bé. Lúc này, sốt cao hơn lúc đầu, có thể lên đến 40 độ C, thậm chí xuất hiện cơn co giật. Tuy nhiên, sở được phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm sốt nhanh và nốt ban lặn sau một vài ngày, do đó các bậc phụ huynh nên chú ý kĩ các biểu hiện nhận dạng bệnh sởi để sớm đưa trẻ đi khám và chữa kịp thời.

3. Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào đối với trẻ em?

Khi trẻ bị bệnh sởi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi sẽ dễ gặp phải một hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không ngăn chặn kịp thời. Các biến chứng cụ thể như sau:

Biến chứng suy hô hấp cấp tính

Đây chính là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất khi trẻ mắc phải virus sởi, trẻ càng nhỏ tuổi, nguy cơ biến chứng càng cao. Khi trẻ bị suy hô hấp, hệ hô hấp sẽ đột ngột rơi vào tình trạng giảm áp lực, dẫn đến thiếu khí oxy trong động mạch, xảy ra các rối loạn tăng giảm áp lực của khí cacbonic nguy hiểm đến đến tính mạng của trẻ. Khi biến chứng xảy ra, rất khó để bác sĩ có thể kiểm soát được tổn thương tại hệ hô hấp, chúng thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào có virus sinh sống.

Biến chứng viêm phổi

Virus sởi thường làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, khiến đường hô hấp bị bội nhiễm thêm các vi khuẩn mới, gây viêm phổi trên nền bệnh sởi. Tình trạng viêm phổi có thể xác định dựa trên phim X-quang (hình ảnh tăng sáng 2 bên phổi, kèm vết thâm nhiễm mịn, tụ chung lại ở rốn phổi)

Biến chứng viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp cũng là một biến chứng nặng khi trẻ nhỏ mắc bệnh sởi như không điều trị kịp thời. Biến chứng này có thể gây suy giảm thính lực, thậm chí điếc vĩnh viễn rất nguy hiểm.

Tiêu chảy và ói mửa

Biến chứng bệnh sởi ở trẻ em này rất thường gặp, đặc biệt đối với trẻ nhũ nhi (dưới 12 tháng tuổi)

Nhìn mờ, loét giác mạc hoặc mù lòa

Biến chứng thị giác cũng có thể gặp khi trẻ mắc bệnh sởi.

Suy dinh dưỡng nặng sau khi khỏi bệnh

Bệnh sởi sau khi thuyên giảm vẫn để lại di chứng nặng nề, gây sinh dinh dưỡng trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời.

HoiBenh.vn-benh-soi-nguy-hiem-voi-tre-em-duoi-3-tuoi-body-3
Trẻ dưới 3 tuổi sẽ dễ gặp phải một hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm

4. Điều trị bệnh sởi trẻ em có khó không?

Thực chất, bệnh sởi đã có vaccine phòng bệnh cho trẻ em, đây là vaccine dịch vụ, không nằm trong mũi tiêm chủng mở rộng của Bộ Y Tế Việt Nam. Bệnh do virus gây ra nên thường không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm để điều trị nhằm làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh sẽ rất hiệu quả trong việc phòng ngừa biến chứng. Các thuốc thường dùng là kháng sinh chống bội nhiễm, kháng viêm, hạ sốt...

Tốt nhất vẫn nên tiêm phòng cho trẻ từ sớm vì phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh. Tiêm chủng vaccin sởi mũi 1 cho tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 9 - 11 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi thứ 2 cho trẻ 6 tuổi để củng cố miễn dịch.

5. Chăm sóc trẻ bị sởi như thế nào?

  • Cách ly trẻ với người lành, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang, rửa tay bằng cồn trước và sau tiếp xúc để tránh lây lan thành dịch.
  • Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ nên bắt đầu cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cắt ngắn móng tay, móng chân để trẻ không gãi vào nốt ban.
  • Tắm rửa sạch sẽ, thay đồ cho trẻ mỗi ngày, tránh để trẻ ở nơi gió lùa khiến trẻ bị nhiễm lạnh.
  • Dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng các loại thuốc diệt khuẩn thông thường.
  • Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để rửa sạch hệ hô hấp cho trẻ mỗi ngày.
  • Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ, mẹ vẫn phải cho bú bình thường và kết hợp chế độ ăn bổ sung dinh dưỡng hợp lý hợp lý cho bà mẹ.
  • Khi trẻ đang điều trị, nên cho trẻ ăn thức ăn nhẹ, mềm, dễ tiêu nhưng đảm bảo đủ chất, đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi.

Bệnh sởi ở trẻ em có thể tự khỏi và không để lại biến chứng, tuy nhiên trong quá trình điều trị cha mẹ cần theo dõi sát sao, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu có bất cứ biểu hiện bất thường nào xảy ra.

Xem thêm:

  • Triệu chứng bệnh sởi có bị ngứa không?
  • Sởi tiêm mấy mũi là đúng quy trình tiêm phòng
  • Bệnh sởi lây qua đường nào?