Vì sao bệnh đái tháo đường làm tăng triglyceride?

Đái tháo đường là bệnh gây ra do rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể. Tuy nhiên, khi mắc đái tháo đường, không chỉ đường huyết mà chỉ số triglyceride cũng tăng cao. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Vì sao bệnh đái tháo đường làm tăng triglyceride? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Vì sao bệnh đái tháo đường làm tăng triglyceride? Vì sao bệnh đái tháo đường làm tăng triglyceride?

Đái tháo đường là bệnh gây ra do rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể. Tuy nhiên, khi mắc đái tháo đường, không chỉ đường huyết mà chỉ số triglyceride cũng tăng cao. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Vì sao bệnh đái tháo đường làm tăng triglyceride? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Triglyceride - chất béo trung tính

Chất béo hay lipid, cùng với protide, glucide, muối khoáng và nước là những thành phần dinh dưỡng chính của cơ thể. Lipid bao gồm:

  • High-density lipoprotein choresterol (HDL choresterol) hay choresterol tỉ trọng cao: là loại choresterol có lợi, hay choresterol tốt. HDL có tác dụng lấy choresterol thừa tại thành mạch đưa về gan, giảm nguy cơ xơ vữa thành mạch, tắc mạch, giúp bảo vệ mạch máu. Do đó nếu nồng độ HDL trong máu giảm sẽ tăng khả năng cơ thể mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp.
  • Low-density lipoprotein choresterol (LDL choresterol) hay choresterol tỉ trọng thấp: là loại choresterol có hại, hay choresterol xấu. LDL lắng đọng tại thành mạch, gây xơ vữa thành mạch, tắc mạch.
  • Acide béo: Một số acid béo là thành phần quan trọng cấu tạo nên các cơ quan, bộ phận như tế bào não, da, võng mạc, tinh trùng,... Trong đó có những acid béo cơ thể không có khả năng tự tổng hợp nên được cung cấp qua nguồn thực phẩm hàng ngày. Chúng còn có vai trò làm giảm LDL trong máu.
  • Trigyceride: chất béo trung tính. Triglyceride có thành phần là acid béo kết hợp với grycerol, xuất hiện trong máu và được dự trữ tại các mô mỡ trong cơ thể. Triglyceride cần một lượng vừa đủ để tham gia cấu tạo, cung cấp năng lượng và tham gia một số hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Tuy nhiên, nếu nồng độ triglyceride cao sẽ dẫn tới hậu quả xấu khi làm biến đổi LDL và giảm HDL.

Tăng triglyceride được gọi chung là tăng mỡ máu, là hiện tượng nồng độ triglyceride trong máu ở mức cao hơn bình thường. Cụ thể khi làm xét nghiệm sinh hóa máu, định lượng mỡ máu, thông thường chỉ số triglyceride giới hạn như sau:

  • Bình thường: dưới 150 mg/dL (<1,69 mmol/l)
  • Giới hạn tiền tăng triglyceride: 150 - 199 mg/dL (1,70- 2,25mmol/l)
  • Cao: 200 - 499 mg/dL (2,26- 5,75 mmol/l)
  • Rất cao: trên 500 mg/dL (>5,65 mmol/l)
vicare.vn-vi-sao-benh-dai-thao-duong-lam-tang-triglyceride-body-1

Tăng triglyceride là một triệu chứng của hội chứng chuyển hóa - một nhóm các triệu chứng bệnh lý làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đái tháo đường. Hội chứng chuyển hóa gồm:

  • Máu nhiễm mỡ: tăng trigylceride
  • Nồng độ HDL thấp
  • Huyết áp cao
  • Đường huyết cao.
  • Quá nhiều mỡ, đặc biệt là xung quanh vùng bụng, eo

Trong đó, tăng triglyceride gây lắng đọng LDL và triglyceride tại thành mạch, giảm HDL. Do đó có nguy cơ mắc các bệnh lý với nhiều mức độ như:

  • Xơ vữa mạch máu
  • Tắc mạch
  • Cao huyết áp
  • Tai biến mạch máu não, liệt nửa người
  • Đau thắt ngực
  • Nhồi máu cơ tim
  • Hoại tử chi
  • Tổn thương thần kinh
  • Đột quỵ

Vì sao bệnh đái tháo đường làm tăng triglyceride?

Theo thống kê, có tới 80% người mắc đái tháo đường có nồng độ triglyceride tăng cao. Đái tháo đường được biết đến là bệnh lý rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Vậy vì sao bệnh đái tháo đường lại làm tăng triglyceride?

Các nghiên cứu đã được thực hiện để giải thích hiện tượng này. Theo đó, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tăng triglyceride ở bệnh nhân đái tháo đường. Có thể kể đến như:

  • Không kiểm soát được đái tháo đường type 2: Khi bệnh nhân đái tháo đường type 2 không kiểm soát được các chỉ số liên quan trong giới hạn có lợi, cả glucose máu (đường huyết) và insulin đều tăng nhanh. Glucose chuyển hóa thành glycogen - dạng dự trữ của glucose và được giữ lại tại gan nhờ sự hỗ trợ của insulin. Khi gan đã bão hòa glycogen, glucose được sử dụng thay thế để tạo ra các acid béo, giải phóng vào máu. Các acid béo này kết hợp với glycerol tạo thành triglyceride, dự trữ trong các tế bào mỡ, làm tăng lượng mỡ trong cơ thể.
  • Glucose xuất hiện với nồng độ cao trong máu gắn vào LDL, HDL, cholesterol gây glycate hóa LDL, làm lắng đọng LDL ở mạch máu, gây xơ vữa; biến đổi HDL, không còn thực hiện chức năng chuyên chở cholesterol ra khỏi thành mạch, do đó không bảo vệ được mạch máu nữa. Tình trạng này cũng tác động làm tăng triglyceride trong máu.
  • Bệnh nhân đái tháo đường nhanh đói hơn bình thường. Do đó trương hợp họ ăn nhiều hơn khả năng tiêu thụ năng lượng của cơ thể là khá phổ biến. Trong khi đó, triglyceride được sử dụng như một nguồn năng lượng nhanh giữa các bữa ăn. Lượng calories dư thừa được tích trữ trong các tế bào của cơ thể dưới dạng triglyceride.
  • Bệnh nhân đái tháo đường ăn uống với thực đơn giàu carbohydrate (hay tinh bột). Carbohydrate được phân cắt thành các phân tử glucose, glucose được hấp thụ qua ruột vào máu. Đường huyết tăng dẫn đến tăng sinh triglyceride theo cơ chế đã trình bày.
  • Tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường: tình trạng này là nguyên nhân làm tăng cả insulin lẫn glucose trong máu, dẫn đến không kiểm soát được đái tháo đường. Lúc này, triglycerid lại tăng cao.
  • Suy thận: Suy thận được xem là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Suy thận có thể còn làm tăng mỡ máu, bao gồm cả triglyceride. Khi chỉ số triglyceride cao, hoặc phối hợp cả suy thận và tăng triglyceride máu sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng kháng insulin ở người mắc đái tháo đường.
  • Hormon tuyến giáp thấp: những người mắc hội chứng rối loạn hormon tuyến giáp thường có tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao. Phổ biến nhất trong số đó là suy giáp hay nhược giáp. Triglyceride và cholesterol cao là dấu hiệu rất có giá trị nghi ngờ hormon tuyến giáp thấp. Điều trị suy giáp có thể giúp kiểm soát chỉ số triglyceride hiệu quả.
  • Béo phì: không quyết định tình trạng tăng triglyceride, nhưng có sự tương quan chặt chẽ tới tình trạng này. Tích trữ năng lượng dưới dạng mỡ, ăn nhiều, ít vận động,... đều là những nguyên nhân tăng triglyceride. Đặc biệt người béo phì có tích mỡ xung quanh vùng bụng, eo là một dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa, có liên hệ với tình trạng tăng triglyceride.
  • Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu đã chỉ ra, nồng độ HDL thấp và triglyceride cao là những yếu tố mang tính di truyền. Đôi khi, chúng còn là tác nhân làm gia tăng khả năng mắc và mức độ trầm trọng của đái tháo đường type 2. Nếu trong gia đình có người bị mỡ vàng dưới da thì những người khác cũng có nguy cơ có chỉ số triglyceride ở mức cao.
  • Do dùng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, liệu pháp estrogen, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, corticoid, retinoid, thuốc ức chế protease, tamoxifen... đều có thể làm tăng triglyceride. Nếu bệnh nhân đang dùng một hoặc một số loại thuốc kể trên có hiện tượng tăng triglyceride, không nên dừng thuốc đột ngột mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ để thay thuốc hoặc có những biện pháp làm giảm triglyceride phù hợp.
vicare.vn-vi-sao-benh-dai-thao-duong-lam-tang-triglyceride-body-2
  • Do thực phẩm: chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số triglyceride trong máu. Ở bệnh nhân đái tháo đường, cơ thể không hoặc khó dung nạp một số loại thực phẩm như các loại đường, ngũ cốc qua chế biến kỹ, rượu, nhóm các thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là chất béo no (chất béo bão hòa) và trans-fat (dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần)... Vì vậy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, hạn chế nhóm thực phẩm bất lợi sẽ giúp người bệnh giảm nồng độ triglyceride và kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Giải pháp cho bệnh nhân đái tháo đường khi bị tăng triglyceride

  • Kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường, đưa các chỉ số về mức chấp nhận được và duy trì chúng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học. Hạn chế các loại chất béo no, trans-fat, giảm bớt carbohydrat, đặc biệt là tinh bột qua chế biến kĩ. Tăng cường vitamin và khoáng chất. Giảm bớt muối, đường khi chế biến.
  • Hạn chế uống rượu, sử dụng chất kích thích.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tập thể dục, chơi thể thao vừa sức. Tránh ngồi, nằm quá lâu, lười vận động. Đơn giản nhất là đi bộ, chạy bộ 4 - 5 lần mỗi tuần, khoảng 30 phút/ lần hoặc hoạt động tương đương.
  • Giảm cân nếu thừa cân: Đánh giá theo chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) và số đo vòng eo. Theo đó:

BMI = cân nặng (kg): (chiều cao (m) x chiều cao (m)). BMI ở mức trung bình là 18 - 23. BMI > 23 là tình trạng thừa cân. BMI >=28: béo phì.

Vòng eo trung bình khi chu vi < 90 cm đối với nam và < 80 cm đối với nữ. Giảm cân cũng chính là giảm mỡ máu và giúp ổn định đường huyết.

  • Có thể dùng thuốc giảm trigltceride theo chỉ định của bác sĩ nếu các biện pháp kể trên không đưa chỉ số triglyceride về như mong muốn. Tuy nhiên, kể cả khi đã dùng thuốc, bệnh nhân vẫn nên thực hiện các biện pháp đó nhằm hỗ trợ và duy trì điều trị.
  • Kiểm tra sức khỏe định kì để có những điều chỉnh phù hợp trong điều trị.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân để bệnh đái tháo đường làm tăng triglyceride. Bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý và có những biện pháp phù hợp với bản thân để hạn chế tình trạng này, tránh các bệnh lý nguy hiểm đi kèm.

Xem thêm:

  • Những biến chứng đái tháo đường thai kỳ bạn cần biết
  • Lợi ích của tập thể dục đối với bệnh đái tháo đường
  • Theo dõi điều trị bệnh nhân đái tháo đường - dịch vụ xét nghiệm tốt tại Hà Nội