Vi khuẩn HP có chữa khỏi không?
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh đau dạ dày. Vậy khi nhiễm loại vi khuẩn này có chữa khỏi được không? Bài viết sau đây HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc sau.
Vi khuẩn HP có chữa khỏi không?
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh đau dạ dày. Vậy khi nhiễm loại vi khuẩn này có chữa khỏi được không? Bài viết dưới đây HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc sau.
Vi khuẩn HP có chữa khỏi không?
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày cấp và mãn tính ở dạ dày, hành tá tràng. Hầu hết các vi khuẩn khác không thể nào phát triển và bị tiêu diệt bởi acid do niêm mạc dạ dày tiết ra. Riêng vi khuẩn HP có khả năng tiết ra 1 chất phân giải chất nhờn ở bên trong dạ dày và tạo ra các phân tử trung hòa acid giúp chúng sống được bên trong lớp chất nhờn của dạ dày hoặc màng lót dạ dày.
Do không có những dạng vi khuẩn khác cạnh tranh trong dạ dày nên Helicobacter Pylori sinh sôi và nảy nở nhanh chóng. Để điều trị bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP bạn nên áp dụng các cách điều trị. Khi thực hiện điều trị và kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý bệnh có thể chữa khỏi.
Cách điều trị vi khuẩn HP
Các trường hợp gặp phải tình trạng viêm dạ dày mãn tính do vi khuẩn HP gây nên, việc điều trị Helicobacter Pylori sẽ được sử dụng, đây là liệu pháp chính nên chú trọng để tránh viêm dạ dày nặng hơn.
Vi khuẩn HP không dễ bị tiêu diệt bởi chúng là loại vi khuẩn dễ kháng thuốc. Đặc biệt là đối với những trường hợp bệnh nhân điều trị với thuốc đơn kháng sinh.
Do đó cần có một phác đồ điều trị cụ thể vi khuẩn HP cùng với sự kết hợp của nhiều dược liệu khác nhau giúp loại bỏ vi khuẩn. Trong điều trị Helicobacter Pylori cần từ 3 - 4 tác nhân chống viêm và tiêu diệt chúng. Đối với những trường hợp viêm dạ dày mãn tính do dùng các loại thuốc chống viêm NSAID, cần sử dụng các công thức kết hợp điều trị cụ thể như:
Chống viêm.
Chống acid cho niêm mạc dạ dày.
Làm lành vết loét.
Một số loại thuốc phổ biến trong điều trị, tiêu diệt vi khuẩn HP gồm
Nhóm amoxicilline.
Nhóm tinidazol.
Nhóm metronidazol.
Nhóm ornidazale.
Clarithromycin.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày do vi khuẩn HP
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ bởi có thuốc phải uống trước bữa ăn, có thuốc nên uống sau bữa ăn mới phát huy hết tác dụng, uống thuốc phải đủ liều lượng, thời gian, không tự ý ngưng khi các triệu chứng đau đã hết.
Thời gian điều trị bệnh trung bình khoảng 6 tuần. Những loại thuốc thường được sử dụng trung hòa acid dịch vị, thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc giảm tiết axit dịch vị.
Khi bị nhiễm vi khuẩn HP thì các thầy thuốc sẽ sử dụng thêm các thuốc kháng sinh để diệt HP và chọn phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh không được tự ý dùng thuốc kháng sinh (lý do mà hiện nay vi khuẩn này kháng nhiều loại thuốc kháng sinh). Những người hay dùng thuốc kháng sinh tùy tiện trước đây mà trong cơ thể nhiễm vi khuẩn HP nhưng không biết vì thế dễ gây kháng thuốc làm thất bại trong điều trị.
Điều trị vi khuẩn HP với chế độ sinh hoạt khoa học
Để điều trị vi khuẩn HP ngoài sử dụng thuốc bạn nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Nên ăn những thực phẩm chế biến chín, dùng các vật dụng cá nhân riêng như chén, đĩa, bát riêng. Chọn các loại thức ăn dễ tiêu, giảm mỡ béo. Tránh dùng thức ăn chua, cay và thức ăn quá nóng, nguội; thức ăn khô rắn; lúc ăn nên ăn chậm, nhai kĩ.
Chú ý ăn uống đúng giờ, không nên để quá đói hay quá no
Tránh sử dụng những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, giảm stress... Nên tránh dùng thức uống có khả năng làm ảnh hưởng dạ dày. Không dùng các thuốc chứa vitamin C, axit folic điều trị thiếu máu, thuốc dạng sủi bọt, nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoide.
Chú ý tới lịch làm việc, nghỉ ngơi cho hợp lý và tránh làm việc quá sức; thường xuyên căng thẳng, lo âu kéo dài. Ngoài ra bạn cũng nên tránh thức khuya bởi nó cũng khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng.
Bạn hãy tới khám bệnh tại các chuyên khoa nội tiêu hóa. Nên chú ý thăm khám sớm để xác định chính xác nhất về các vấn đề dạ dày, đánh giá tình trạng vi khuẩn HP.
Các chú ý sau điều trị viêm dạ dày do vi khuẩn HP
Sau khi bạn điều trị đủ thuốc cần phải ngưng thuốc điều trị trong thời gian khoảng hai tuần. Bạn cũng cần thực hiện kiểm tra lại tình trạng vi khuẩn HP đã khỏi hoàn toàn hay chưa. Khi không còn thấy dấu hiệu của vi khuẩn HP dạ dày thì mới chắc chắn bạn đã khỏi bệnh.
Khi điều trị bệnh nhưng chưa ngưng thuốc bạn không nên thử kiểm tra tình trạng vi khuẩn bởi kết quả có thể không chính xác. Bạn cũng nên tới các bác sĩ chuyên khoa để có hướng dẫn phù hợp nhất.
Sau khi lành bệnh, vi khuẩn HP đã không còn, bạn nên lưu ý tránh tái phát bệnh bằng việc áp dụng nghiêm túc các chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian này, bạn cũng nên chú ý hạn chế dùng các chất hoặc những loại thuốc điều trị có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe dạ dày.
Các bạn cũng nên chú ý kiểm tra xem trong gia đình có ai bị vi khuẩn HP hay không bởi chúng dễ lây lan cho những người xung quanh qua các con đường khác nhau, phổ biến nhất là ăn uống.
Như vậy vi khuẩn HP có thể chữa khỏi được, tuy nhiên bệnh nhân cần chú ý sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc. Đặc biệt bạn hãy kết hợp được chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Địa chỉ điều trị vi khuẩn Hp uy tín
Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai
Khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai là tuyến đầu ngành Tiêu hóa gan mật; tiếp nhận điều trị bệnh nhân từ các tỉnh; giảng dạy sinh viên trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Dược Hà Nội, học sinh trường Trung cấp y tế Bạch Mai và đào tạo sau Đại học: Bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, nội trú, nghiên cứu sinh; nghiên cứu khoa học; chỉ đạo, xây dựng tuyến chuyên khoa tại các tỉnh.
Hàng năm khám và điều trị >9000 bệnh nhân ngoại trú, >3000 bệnh nhân nội trú.Tại khoa thường xuyên thực hiện: siêu âm chuẩn đoán, siêu âm điều trị, nội soi dạ dày, đại tràng phục vụ chuẩn đoán điều trị. Tiến hành các kỹ thuật cao: siêu âm nội soi, chụp mật tụy ngược dũng (ERCP), đốt sóng cao tần điều trị ung thư gan. Năm 2001: Là khoa điểm đầu tiên thực hiện công tác Chăm sóc toàn diện tại Bệnh viện.
Điện thoại: 024 62598285
Địa chỉ: 78 Giải Phóng , Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Trung tâm Tiêu hóa - Bệnh viện E Hà Nội
Trung tâm Tiêu hóa - Bệnh viện E Trung ương là trung tâm Tiêu hoá đầu tiên của cả nước, được trang bị những thiết bị hoàn toàn mới và hiện đại nhất Việt Nam.Sự ra mắt của trung tâm thể hiện bước tiến mới, quan trọng của chuyên khoa Tiêu hóa tại Việt Nam và cho thấy sự nỗ lực rất lớn và trình độ, lòng tâm huyết rất cao của các bác sĩ tiêu hoá nói riêng và của toàn thể bệnh viện E Trung ương nói chung.
Tuy thời gian thành lập chưa lâu nhưng nhờ có sự hỗ trợ về máy móc và kỹ thuật nội soi tiêu hóa của Nhật Bản, Trung tâm Tiêu hóa - Bệnh viện E Hà Nội đã tiến hành điều trị thành công nhiều ca bệnh phức tạp, đặc biệt giảm chi phí sau phẫu thuật, giảm đau đớn kéo dài cho bệnh nhân.
Điện thoại: 02437543650
Địa chỉ: 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 08:00 - 16:30
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện Đại học Y dược cũng được xếp vào bệnh viện Top đầu tại thành phố Hồ Chí Minh trong khám và điều trị bệnh về tiêu hóa.
Đây là bệnh viện tiếp nhận về vấn đề tiêu hóa với trang thiết bị kĩ thuật hiện đại và đội ngũ Y bác sĩ tay nghề giỏi, giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững chắc.
Tại đây, người bệnh được khám và điều trị một cách chu đáo, tận tình. Cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư hơn. Vì vậy, dịch vụ của bệnh viện ngày càng tốt, đáp ứng nhu cầu của người bệnh.
Địa chỉ: số 215 Hồng Bàng, Phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại liên hệ: 028 3855 4269
Thời gian làm việc:
- Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:30 - 16:30
- Thứ Bảy: 06:30 - 12:00
Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh
Đây là bệnh viện đa khoa tuyến đầu tại khu vực phía Nam, bệnh viện Chợ Rẫy có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Tại đây, mọi thiết bị y tế, cơ sở vật chất đều được trang bị chu đáo. Bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành tiếp nhận và điều trị về tiêu hóa, dạ dày, ruột non, đại tràng...Bệnh viện cũng thực hiện thăm khám nội soi dạ dày đường mũi, nội soi gây mê giúp bệnh nhân không thấy đau và khó chịu.
Địa chỉ: số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 028 3955 9856
Liên hệ chuyên khoa Nội tiêu hóa - Gan mật để được thăm khám và điều trị.
Thời gian làm việc: từ 7h00 tới 16h00 từ thứ 2 tới thứ 6 ( không nghỉ trưa)
Thứ 7 làm từ 7h00 tới 11h, Chủ Nhật nghỉ
Xem thêm:
- Ăn gì để diệt vi khuẩn Hp?
- Tác dụng phụ của thuốc trị vi khuẩn Hp