Vi khuẩn Gram âm và Gram dương gây bệnh gì?

Vi khuẩn được chia thành 2 loại chủ yếu là vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương dựa trên cấu tạo và đặc tính của chúng. Vậy thì 2 loại vi khuẩn này khác nhau như thế nào? vi khuẩn Gram âm và Gram dương gây bệnh gì cho cơ thể, cách điều trị ra sao?

Vi khuẩn Gram âm và Gram dương gây bệnh gì? Vi khuẩn Gram âm và Gram dương gây bệnh gì?

Vi khuẩn được chia thành 2 loại chủ yếu là vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương dựa trên cấu tạo và đặc tính của chúng. Vậy thì 2 loại vi khuẩn này khác nhau như thế nào? vi khuẩn Gram âm và Gram dương gây bệnh gì cho cơ thể, cách điều trị ra sao? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu.

1. Vi khuẩn Gram âm – Gram dương là gì?

Vi khuẩn Gram dương là gì?

Vi khuẩn Gram dương là loại vi khuẩn có cấu trúc thành tế bào là Peptidoglycan – một đại phân tử được cấu thành từ phân tử đường và acid amin. Các phân tử này có xen kẽ N-acetylglucosamine và acid N-acetylmuramic và liên kết chéo với peptide ngắn, tạo thành sức bền cho thành tế bào vi khuẩn. Peptidoglycan có chức năng bảo vệ và định hình dáng ổn định cho vi khuẩn.

Một số vi khuẩn Gram dương sẽ có thêm các thành phần bổ sung và acid mycolic trong thành tế bào, ví dụ như vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.

Tìm hiểu về vi khuẩn Gram âm

Vi khuẩn Gram âm cũng có thành tế bào được cấu tạo từ Peptidoglycan, tuy nhiên chỉ là một vách tế bào mỏng, khác với tập hợp các lớp dày trong thành tế bào của vi khuẩn Gram dương.

Cấu trúc của thành tế bào vi khuẩn Gram âm gồm 3 thành phần chính: Màng plasma, lớp Peptidoglycan và giữa 2 thành phần này là một ma trận dạng keo – được gọi là không gian chu chất. Thành tế bào của vi khuẩn Gram âm còn có thêm cấu trúc protein màng và lipoprotein murein gắn vào màng ngoài.

vicare.vn-vi-khuan-gram-am-va-gram-duong-gay-benh-gi-body-1
Hình ảnh Vi khuẩn Gram âm - Gram dương

2. Vi khuẩn Gram âm và Gram dương gây bệnh gì?

2.1 Vi khuẩn Gram dương gây bệnh như thế nào?

Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Gram dương trong cơ thể bao gồm nhiều giai đoạn. Đầu tiên, chúng sẽ tiết ra protein có hại, còn được gọi là ngoại độc tố. Những ngoại độc tố này giải phóng ra ngoài tế bào và dẫn đến các thiệt hại cho mô và cơ quan khỏe mạnh.

Một số loại vi khuẩn Gram dương thường gặp

Staphylococci (Tụ cầu):

Vi khuẩn dạng hình cầu, thuộc vi hệ bình thường ở ống tiêu hóa hoạc trên da, có thể gây nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng mủ, nhiễm trùng vết thương... hay thậm chí là nhiễm trùng máu.

Có 3 loại tụ cầu thường gặp bao gồm:

  • Tụ cầu vàng: có xu hướng kháng kháng sinh rất mạnh, vì thế rất nguy hiểm.
  • Tụ cầu da: thường tìm thấy trong phẫu thuật cấy ghép xương, tim...
  • Tụ cầu hoại sinh: xuất hiện nhiều nhất ở đường tiết niệu
vicare.vn-vi-khuan-gram-am-va-gram-duong-gay-benh-gi-body-2
Hình ảnh tụ cầu vàng

Clostridia

Nhóm các trực khuẩn Gram dương kỵ khí và có sinh nha bào. Nhóm này tồn tại trong ruột của người và cũng có trong nước của ao, hồ, biển, có trong đất, thậm chí là trên bụi và quần áo... Trong đó, Clostridium Perfringens là thường gặp nhất, gây ra bệnh hoại thư. Tetanus cũng nằm trong nhóm này và là trực khuẩn gây bệnh uốn ván.

Peptococcus – Peptostreptococcus:

Nhóm các cầu khuẩn Gram dương kỵ khí và thường tồn tại trong đường ruột, vòm họng, bộ phận sinh dục và đường tiết niệu. Chúng thường kết hợp với các loại vi khuẩn khác để gây ra ổ áp xe, dẫn đến nhiễm trùng cấp tính.

2.2 Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Gram âm

Vi khuẩn Gram âm ở bước đầu tiên gây bệnh sẽ bám dính vào bề mặt của vật chủ, có thể ở da, niêm mạc hay thậm chí là các tổ chức sâu hơn như dạ dày, phế nang... Tiếp theo, vi khuẩn gram âm sẽ tiến sâu vào cơ thể để gây nhiễm trùng và người ta gọi đó là sự xâm nhập. Có 2 loại xâm nhập là xâm nhập ngoại bào và xâm nhập nội bào.Một số loại vi khuẩn Gram âm thường gặp

Trực khuẩn Enterobacteriaceae đường ruột

Thường gặp nhất là vi khuẩn E.coli và Proteus. Chúng cộng sinh hoặc hoại sinh trong đường ruột, gây các bệnh về đường tiêu hóa. Xu hướng kháng kháng sinh của chủng vi khuẩn Gram âm này cũng khá cao.

Pseudomonas:

Loại trực khuẩn Gram âm được tìm thấy nhiều trong bể chứa hay ống dẫn nước, có sức đề kháng với hầu hết kháng sinh thông thường. Pseudomonas thường tấn công vào đường hô hấp, đường tiết niệu hay các vết bỏng, vết thương... gây ra các loại nhiễm trùng.

Bacteroides:

Dạng trực khuẩn Gram âm kỵ khí, thường gặp trong đường ruột, là tác nhân gây ra các bệnh nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng khung chậu hay thậm chí là nhiễm khuẩn máu.

vicare.vn-vi-khuan-gram-am-va-gram-duong-gay-benh-gi-body-3
Hình ảnh Bacteroides

3. Điều trị bệnh do vi khuẩn – nguyên tắc sử dụng kháng sinh

Bạn vẫn thường nghe rằng, thuốc kháng sinh là phương pháp tối ưu nhất trong việc điều trị các bệnh do vi khuẩn, dù là vi khuẩn Gram âm hay Gram dương. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đang trở thành vấn đề nhức nhối toàn cầu.

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia có tỷ lệ kháng sinh cao nhất toàn cầu – một dấu hiệu đáng báo động khi mà hầu như ai cũng sử dụng kháng sinh tùy tiện, bừa bãi.

Trong điều trị bệnh do vi khuẩn gram âm hoặc vi khuẩn gram dương gây nên, việc sử dụng kháng sinh là cần thiết. Tuy nhiên, bạn chỉ được phép dùng nếu có chỉ định từ bác sỹ và trong trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính. Việc dùng sai cách các loại kháng sinh sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn còn tồn đọng trong cơ thể, sẽ tái phát lại sau 1 thời gian. Nguy hiểm hơn, chúng sẽ sinh ra một thế hệ vi khuẩn đột biến với gen kháng kháng sinh rất khó điều trị.

Để kháng sinh phát huy tốt nhất tác dụng của mình và giảm thiểu tối đa các phản ứng phụ do kháng sinh gây ra, bạn cần đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản bao gồm: dùng đúng thuốc – uống đúng liều – điều trị đúng lộ trình.

Qua bài viết này, bạn đọc đã biết thêm vi khuẩn Gram âm và Gram dương gây bệnh gì cũng như cách điều trị theo từng loại vi khuẩn. Khi bị bệnh, hãy chú ý thăm khám và theo dõi bệnh tình để có phương pháp can thiệp thích hợp.

Xem thêm:

  • Phân biệt bệnh do vi khuẩn hay virut gây ra
  • Con đường biến cốc nước thành ổ vi khuẩn mà không phải ai cũng biết
  • Cầu khuẩn Gram dương +, cầu khuẩn Gram âm +++ có sao không?