Vết thương lâu không lành có phải bị tiểu đường?

Nếu một người khỏe mạnh các vết thương ở tay chân hay trầy xước ngoài da sẽ nhanh chóng lành lại sau vài ngày. Nhưng nếu vết thương khó lành, nhiều người có thể sẽ hoang mang bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề, ví như bị tiểu đường chẳng hạn. Vậy vết thương lâu không lành có phải bị tiểu đường không?

Vết thương lâu không lành có phải bị tiểu đường? Vết thương lâu không lành có phải bị tiểu đường?

Nếu một người khỏe mạnh các vết thương ở tay chân hay trầy xước ngoài da sẽ nhanh chóng lành lại sau vài ngày. Nhưng nếu vết thương khó lành, nhiều người có thể sẽ hoang mang bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề, ví như bị tiểu đường chẳng hạn. Vậy vết thương lâu không lành có phải bị tiểu đường không?

1. Những lý do khiến vết thương lâu không lành

Nhiễm trùng

Làn da vốn là hàng rào bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn gây bệnh. Khi da bị trầy xước, có vết thương vi trùng vi khuẩn bên ngoài môi trường dễ dàng xâm nhập khiến vết thương bị nhiễm trùng. Biểu hiện là bạn sẽ nhận thấy vùng da xung quanh bị đỏ, sưng, đau và tiết dịch có mùi hôi.

vicare.vn-vet-thuong-lau-khong-lanh-co-phai-bi-tieu-duong-body-1
Với những vết thương hở nhiều, cần băng bó cẩn thận, tránh vi khuẩn xâm nhập

Thiếu vitamin

Vitamin A, C từ thực phẩm giúp vết thương mau lành. Nếu vết thương của bạn lâu khỏi, rất có thể cơ thể bạn bị thiếu vitamin. Để khắc phục hãy bổ sung thực phẩm như cam, rau bina, khoai lang... để tăng cường vitamin cho cơ thể.

Bệnh tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng cao, ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn và miễn dịch - những yếu tố tác động vào sự phục hồi của vết thương. Chưa kể bệnh tiểu đường còn gây ra tổn thương dây thần kinh, khiến người bệnh khó nhận biết khi bị thương. Do đó nhiều người lo lắng bị vết thương lâu không lành có phải bị tiểu đường không là hoàn toàn có căn cứ. Nếu vết thương ngoài da lâu lành, đặc biệt là vết thương ở chân, bạn nên gặp bác sĩ để được tầm soát và loại bỏ nguy cơ từ bệnh tiểu đường.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc là thủ phạm khiến vết thương lâu lành bởi chúng cản trở hệ thống miễn dịch. Một trong các loại thuốc đó là kháng sinh, sử dụng kháng sinh thường xuyên có thể tiêu diệt lợi khuẩn đường ruột, tăng nguy cơ nhiễm trùng trong cơ thể. Nếu bạn nghi ngờ thuốc điều trị mình phải dùng có ảnh hưởng tới quá trình hồi phục, hãy trao đổi với bác sĩ để dừng và đổi thuốc.

Lưu thông máu kém

Khi bị thương ngoài da, các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển tế bào mới tới khu vực tổn thương kết hợp với collagen để hình thành làn da mới. Nhưng nếu lưu thông máu kém, máu sẽ di chuyển chậm, gây ra tình trạng trì hoãn quá trình chữa lành vết thương.

vicare.vn-vet-thuong-lau-khong-lanh-co-phai-bi-tieu-duong-body-2
Máu lưu thông kém là một trong những nguyên nhân khiến vết thương lâu lành

Loét da do nằm nhiều

Những người bị bệnh phải nằm bất động trong thời gian dài khiến áp lực lên vùng da tiếp xúc với giường tăng tạo thành vết thương hở và tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách.

Uống rượu, bia thường xuyên

Kết quả từ một nghiên cứu năm 2014 cho thấy uống rượu, bia thường xuyên làm suy giảm lượng bạch cầu trong cơ thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình hồi phục vết thương, khiến quá trình này kéo dài hơn.

2. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ lành vết thương

Một trong những nguyên nhân khiến vết thương lâu không lành có liên quan đến bệnh tiểu đường. Đó là vì nếu mắc bệnh tiểu đường thì sức đề kháng sẽ yếu hơn so với người không mắc. Bên cạnh đó người bị tiểu đường dễ bị mắc thêm các bệnh về mạch máu, khiến khả năng lưu thông máu giảm, làm cho quá trình đưa thuốc và dưỡng chất đến vết thương bị trục trặc, cản trở quá trình phục hồi.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa khiến vết thương lâu lành ở người bị tiểu đường phải kể đến các yếu tố sau:

  • Nồng độ đường trong máu: Tỉ lệ đường huyết trong máu quá cao gây xơ vữa động mạch đồng thời cũng làm hẹp các mạch máu. Đây vừa là nguồn gốc gây ra vết thương đồng thời cũng là nguyên nhân khiến vết thương khó lành hơn.
  • Tuần hoàn máu kém: Mạch máu bị hẹp sẽ làm giảm lưu lượng máu. Khiến nồng độ oxy được vận chuyển đến vết thương cũng giảm đi đáng kể. Trong khi đó, lượng đường trong máu cao làm giảm chức năng của các tế bào hồng cầu đồng thời hạn chế hiệu quả chống nhiễm trùng vết thương của tế bào bạch cầu. Việc tế bào không đủ dưỡng chất và oxy, chức năng miễn dịch suy yếu... sẽ khiến quá trình phục hồi của vết thương chậm hơn.
vicare.vn-vet-thuong-lau-khong-lanh-co-phai-bi-tieu-duong-body-3
Nhiều người lo lắng bị vết thương lâu không lành có phải bị tiểu đường không là hoàn toàn có căn cứ
  • Biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường: Dây thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nồng độ glucose trong máu không được kiểm soát điều này khiến những người mắc bệnh tiểu đường thường bị mất cảm giác. Do đó, người bệnh nhiều khi không cảm nhận được vết thương trên cơ thể. Dẫn đến vết thương có thể tiến triển nặng nề và nhiễm trùng mà bệnh nhân không hề hay biết, đến khi phát hiện ra thì đã quá muốn.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch: Đường huyết cao khiến hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. Làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Nếu không được phát hiện kịp thời, nhiễm trùng có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như suy thận, giảm sản xuất Albumin máu cũng như làm chậm tiến trình chữa lành vết thương về mọi mặt. Do đó, với người bị tiểu đường nếu xuất hiện các vết thương thì cần được chăm sóc đặc biệt và kịp thời, tránh để tình trạng nhiễm trùng lan rộng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

3. Một số cách để xử lý vết thương ở người bị bệnh tiểu đường

Một số lời khuyên dành cho bệnh nhân tiểu đường: Đa phần, các vết thương của người bị tiểu đường thường xảy ra ở lòng bàn chân nên hay bị bỏ qua do người bệnh ít để ý đến khu vực này. Do đó, nên thường xuyên quan sát tay chân để phát hiện vết thương sớm nhất có thể. Người bị tiểu đường cũng nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể mỗi ngày, tránh để vết thương bị nhiễm trùng nặng. Trường hợp bị loét bàn chân, nên kê chân lên cao khi ngồi hoặc nằm. Việc này sẽ giúp giảm áp lực lên chân để vết thương mau lành hơn.

Chăm sóc vết thương: Ngay khi phát hiện, cần nhanh chóng rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý, loại bỏ máu, mủ hoặc các mô hay tế bào đã chết (nếu có). Phần da xung quanh vết loét cũng phải được vệ sinh sạch sẽ. Sau khi rửa vết thương, nên dùng khăn sạch thấm khô chúng. Cuối cùng, dùng gạc sạch băng vết thương lại. Trong trường hợp nghi ngờ vết thương có dấu hiệu bị nhiễm trùng, có thể sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Với bệnh nhân tiểu đường, điều quan trọng nhất là phải kiểm soát được nồng độ đường trong máu. Vết thương có thể được cải thiện tích cực bằng những biện pháp sau:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp điều chỉnh nồng độ glucose trong máu và cũng cung cấp các vitamin và dưỡng chất cần thiết để tăng cường quá trình chữa vết thương. Hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ đái tháo đường để có được chế độ dinh dưỡng phù hợp và kiểm soát đường máu tối ưu.
  • Tập thể dục làm giảm lượng đường trong máu và cũng giúp kiểm soát cân nặng từ đó giảm tình trạng viêm mạn tính gặp trong nhiều bệnh mạn tính, bao gồm cả bệnh tiểu đường. Từ đó làm cho quá trình chữa lành vết thương được thuận lợi.
  • Sức khỏe tim mạch là rất quan trọng trong việc duy trì lưu thông máu, tốt cho cả việc chữa lành và ngăn ngừa sự xuất hiện của vết thương. Do đó người bệnh tiểu đường cần chú ý chăm sóc sức khỏe tim mạch của mình.
  • Người bệnh đái tháo đường nên bỏ thuốc lá để cải thiện lưu thông và sức khỏe tổng thể nhằm tối ưu hóa quá trình chữa vết thương.

Khi bạn có bệnh đái tháo đường, bạn phải thường xuyên kiểm tra các vết thương hở hoặc các điểm tăng áp lực bất thường mà từ đó có thể phát triển thành một vết thương. Đồng thời theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng và tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn cảm thấy lo lắng về vấn đề sức khỏe.
Trước khi xác định được người mang vết thương lâu không lành có phải bị tiểu đường không thì những lời khuyên trên đây sẽ giúp người có vết thương xử lý đúng và tránh được những tình huống nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo các bác sĩ, vết thương lâu không lành có phải do bị tiểu đường hay không không thể xác định được bằng mắt thường mà cần trải qua thăm khám cụ thể, thậm chí tiến hành những phương pháp kiểm tra, phân tích, tầm soát một cách chi tiết. Do đó, nếu bạn hoặc người thân có vết thương lâu không lành mà nghi ngờ là do mắc bệnh tiểu đường, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kỹ càng vừa để loại bỏ các yếu tố nguy cơ vừa để xác định tình trạng bệnh cũng như có được cách xử lý thích hợp.

Xem thêm:

  • Vết thương hở có nên băng kín?
  • Liệu có phải vết thương của bạn có bị nhiễm trùng
  • 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường