Vết thương hở không chảy máu có lây HIV không?
Rất nhiều người có lo lắng, sợ hãi khi tiếp xúc với người bị HIV. Ví dụ như, họ băn khoăn không biết vết thương hở không chảy máu có lây HIV không? Cùng HoiBenh tìm hiểu và hướng dẫn làm gì khi có nguy cơ bị lây nhiễm HIV.
Vết thương hở không chảy máu có lây HIV không?
Vết thương hở không chảy máu có lây HIV không?
HIV lây qua các đường là đường máu, đường tình dục, và lây từ mẹ sang con. Câu hỏi vết thương hở không chảy máu có lây HIV không cần phải được phân tích rõ ràng. Thứ nhất, vết thương mà không chảy máu thì không còn là vết thương hở. Tuy nhìn bằng mắt thường, miệng vết thương còn hở, nhưng vết thương không còn chảy máu nữa thì có nghĩa là đã được bít lại bằng máu đông. Nếu người bị thương là người nhiễm HIV thì vết thương không chảy máu sẽ không gây lây nhiễm. Nếu người bị thương không nhiễm HIV có vết thương không chảy máu, tiếp xúc với vết thương không chảy máu của người bị nhiễm HIV thì khả năng lây nhiễm là rất ít.
Tuy nhiên, nếu như vết thương có tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV thì rất có thể bạn đã bị phơi nhiễm HIV. Nguy cơ bị lây HIV còn tùy vào độ sâu của vết thương, thời gian tiếp xúc, nồng độ virus trong máu. Trong trường hợp này, cần phải rửa sạch vết thương, và thực hiện các bước sơ cứu sau phơi nhiễm để giảm khả năng lây nhiễm.
Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?
Khi bị phơi nhiễm HIV, cần phải nhanh chóng thực hiện các bước sau:
- Lấy các vật sắc nhọn, gây vết thương ra khỏi vết thương nếu có.
- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy. Nên để cho máu chảy ra tự nhiên trong khoảng thời gian đầu tiên. Không nên bịt vết thương hay nặn bóp vết thương.
- Sau đó, rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch.
- Đến cơ sở y tế trong vòng 72 giờ để bác sĩ đánh giá khả năng lây nhiễm HIV.
Bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV qua việc vết thương sâu hay nông. Nếu vết thương ở da nông, nguy cơ lây nhiễm sẽ thấp. Nếu vết thương sâu, nguy cơ lây nhiễm sẽ cao. Bác sĩ sẽ lấy máu xét nghiệm nếu nghi có nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, xét nghiệm máu thường mất một thời gian dài. Trong lúc này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phòng tránh lây nhiễm HIV. Tuyệt đối không tự mua thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Các trường hợp có thể gây phơi nhiễm HIV
Một số ví dụ các trường hợp có thể dẫn đến phơi nhiễm HIV:
- Bị kim tiêm mà người khác đã sử dụng đâm vào người khi đi ngoài đường hay trong khi làm các thủ thuật y tế.
- Bị dao mổ đâm vào trong lúc phẫu thuật cho người nhiễm HIV.
- Bị các vật nhọn khác nghi có dính máu của người bị HIV đâm vào.
- Tiếp xúc với máu, chất dịch của người nhiễm HIV qua vết thương trên da hoặc qua niêm mạc mắt, mũi, họng.
- Khi các ống đựng máu hay chất dịch của người nhiễm HIV bị vỡ và cứa vào, đâm vào da.
- Tiếp xúc với vết thương của người bị HIV khi cấp cứu tai nạn, bắt tội phạm.
Xem thêm:
- Vết thương hở bao lâu mới lành
- Vết thương hở có nên băng kín?
- Bị vết thương hở có nên ăn cá không?