Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì?

Vết thương bị nhiễm trùng có mau lành hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong số đó, yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hồi phục vết thương. Vì vậy khi đang bị thương, người bệnh nên chú ý tránh một số thực phẩm sau để hạn chế sẹo và làm lành nhanh vết thương.

Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì? Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì?

Để hiểu rõ hơn về những thực phẩm không nên ăn khi đang có vết thương nhiễm trùng, HoiBenh xin chia sẻ thông tin qua bài viết sau đây.

Biểu hiện vết thương hở bị nhiễm trùng

Khi bị vết thương, một trong những dấu hiệu sau cho thấy bạn đang có nguy cơ nhiễm trùng vết thương:

- Sốt

- Vết thương có dấu hiệu sưng, đỏ, nóng, đau,... cảm giác đau tăng dần chứ không giảm bớt theo thời gian

- Máu hoặc mủ chảy ra từ vết thương

- Vết thương có mùi hôi

Vì sao vết thương hở hay bị nhiễm trùng?

Những yếu tố có nguy cơ gây nhiễm trùng vết thương, vết mổ bao gồm vết thương dơ, bẩn hoặc có dị vật bên trong, vết thương bị thiếu dinh dưỡng (thiếu máu nuôi lưu thông tới vết thương), tiền căn bệnh lý, cuộc mổ kéo dài, loại vết mổ.

Các yếu tố khác như tuổi tác, bệnh ác tính, bệnh chuyển hóa, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá, lây nhiễm từ vùng khác, phẫu thuật khẩn cấp, và thời gian nằm viện dài trước phẫu thuật được coi là một trong những nguy cơ gây nhiễm trùng vết thương, vết mổ.

Bên cạnh đó còn có những nguy cơ nhiễm trùng khác như:

- Chấn thương lặp đi lặp lại

- Bênh nhân mắc bệnh lý như đái tháo đường, béo phì, ung thư, gan, tim

- Lạm dụng các loại thuốc, chất kích thích.

- Thời gian mổ quá 2h

- Vết mổ ổ bụng

vicare.vn-vet-thuong-bi-nhiem-trung-khong-nen-an-gi-body-2

Cách chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng

Cách chăm sóc vết thương nhiễm trùng tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, vị trí của vết thương và khu vực vết thương ảnh hưởng tới. Bên cạnh đó sức khỏe của người bệnh và thời gian bị thương cũng là một trong những điều cần lưu ý khi xử lý vết thương bị nhiễm trùng:

- Rửa sạch vết thương: khi bị nhiễm trùng vết thương bạn nên rửa vết thương với nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn như Betadine, Povidone...(có thể rửa vết thương với xà phòng nhưng chú ý nên chọn loại nhẹ nhàng, không bị kích ứng da khi sử dụng) .Khi rửa bạn có thể cắt mở một phần vết thương để rửa sạch.

- Loại bỏ vi khuân, mô hoại tử: trong xử lý vết thương bị nhiễm trùng thì việc loại bỏ những phần hoại tử vết thương là một trong những khâu quan trọng. Loại bỏ dịch mủ , vi khuẩn, mô hoại tử chính là loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng, tránh để tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Phương pháp thực hiện bằng các thủ thuật cắt bỏ phần hoại tử (có thể bằng phẫu thuật nếu vết phần hoại tử quá lớn và sâu.

- Sử dụng thuốc kháng sinh: có thể sử dụng thuốc kháng sinh dạng gel bôi trực tiếp lên vết thương hoặc sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân nếu tình trạng nhiễm trùng vết thương nặng.

- Băng vết thương: Bạn có vết thương hở nhẹ thì bạn không cần băng lại mà chỉ cần sử dụng dạng xịt Nacurgo tạo màng sinh học Polyesteramide bao phủ vết thương và giúp vết thương nhanh lành, hoặc dùng băng keo cá nhân Urgo hay gạc mỏng bao phủ để tránh cọ xát vết thương.

Đối với vết mổ, trong thời gian đầu nằm viện, bệnh nhân sẽ được thay tháo băng bởi các ý tá, bác sĩ, khi xuất viện về nhà có thể để vết mổ thoáng và sạch nhưng vẫn ngăn ngừa nhiễm trùng bằng màng sinh học Polyesteramide. Nếu vết thương nặng hơn, bạn nên dùng Nacurgo xịt lên trước khi quấn băng nhằm kích thích vết thương mau lành.

vicare.vn-vet-thuong-bi-nhiem-trung-khong-nen-an-gi-body-1

Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì?

Rau muống

Theo các nhà khoa học, rau muống có tính mát, vị ngọt, ngoài ra theo đông y thì rau muống có tác dụng giải độc, kích thích sinh da non. Tuy nhiên khi bị vết thương nên kiêng ăn rau muống, do rau muống kích thích sinh da non thái quá làm cho vết thương bị sẹo lồi. Vì vậy, khi bạn có vết thương hở và trong thời gian điều trị vết sẹo, người ta thường khuyên bạn không nên ăn rau muống nếu như bạn không muốn có sẹo lồi về sau.

Trứng

Như đã biết, trứng là loại thực phẩm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và là thức ăn bổ dưỡng được khuyên ăn trong trường hợp bệnh nhân ốm yếu, và cần bổ sung chất dinh dưỡng. Tuy nhiên theo kinh nghiệm để lại có sự trùng hợp giữa ăn trứng và để lại vết trắng hoặc loang lổ trên da (giống như vết lang ben). Vì vậy khi bị vết thương không nên ăn trứng trong giai đoạn liền da non để vùng da mới hình thành có màu trùng với vùng da xung quanh.

Đồ nếp và thịt gà

Đối với vết thương hở, vết thương nhiễm trùng thì người ta đặc biệt khuyên bạn nên kiêng ăn đồ nếp và thịt gà, vì đây là hai loại thực phẩm có tính nóng, nó sẽ làm cho vết thương có hiện tượng sưng, mưng mủ. Khi vết thương mưng mủ dễ gây viêm nhiễm, lâu lành da, và để lại sẹo trên da của bạn.

Hải sản và đồ tanh

Đây có thể gọi là thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên khi bị vết thương hở lại không tốt cho vết thương chút nào. Vì khi bạn bị vết thương hở mà ăn hải sản hoặc đồ tanh sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho vết thương trên da của bạn. Chính vì vậy khi bị thương không nên ăn hải sản để tránh làm vết thương ngứa ngáy, khó chịu, lâu lành và hình thành sẹo.

vicare.vn-vet-thuong-bi-nhiem-trung-khong-nen-an-gi-body-3

Thịt bò

Thịt bò theo nghiên cứu chứa nhiều protein rất tốt cho cơ thể, nhưng tại sao khi bị thương lại kiêng ăn thịt bò? Theo kinh nghiệm của ông cha để lại có sự trùng hợp giữa ăn thịt bò và để lại chỗ bị thương có màu sậm hơn xung quanh hay còn gọi là sẹo thâm. Chính vì vậy, khi bạn bị vết thương hở hay vết thương bị nhiễm trùng, bạn nên kiêng ăn thịt bò hay những thực phẩm được chế biến từ thịt bò nhằm tránh không để lại vết sẹo thâm trên da.

Thịt chó

Thịt chó có thể gọi là món quen thuộc của người dân Việt Nam. Thịt chó chứa nhiều chất dinh dưỡng và protein cao vì vậy, khi bạn không có vết thương thì ăn thịt chó rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên theo Đông y thì thịt chó có tính nóng và không tốt cho ai có vết thương hở trên da. Khi da đang trong qua trình hình thành ăn thịt chó dễ hình thành sẹo lồi do da mới bị cứng và sần hơn. Vì vậy khi bị vết thương hở nên tránh ăn thịt chó để tránh để lại sẹo trên da.

Trên đây là những thông tin HoiBenh muốn chia sẻ tới bạn đọc về dấu hiệu, cách chăm sóc và các món ăn nên tránh khi vết thương đang bị nhiễm trùng để hạn chế sẹo theo quan niệm dân gian và vết thương nhanh chóng hồi phục.

Xem thêm:

  • Vết thương chảy nước trắng phải làm sao?
  • Vết thương bị mưng mủ thì làm thế nào?