Vết rạch tầng sinh môn bị sưng đau bao lâu sẽ hết?

Vết rạch tầng sinh môn bị sưng sau sinh khiến cho chị em cảm thấy rất khó chịu và đau rát, đặc biệt là khi đi vệ sinh. Rạch tầng sinh môn có thể gây đau đớn và vết cắt cần một thời gian để chữa lành. Đau vết khâu là hiện tượng phổ biến, nhưng đau ở mức độ nào là bình thường, đau thế nào thì cần gặp bác sĩ và cơn đau bao lâu sẽ khỏi thì nhiều chị em lại chưa biết rõ.

Vết rạch tầng sinh môn bị sưng đau bao lâu sẽ hết? Vết rạch tầng sinh môn bị sưng đau bao lâu sẽ hết?

Vết rạch tầng sinh môn bị sưng sau sinh khiến cho chị em cảm thấy rất khó chịu và đau rát, đặc biệt là khi đi vệ sinh. Rạch tầng sinh môn có thể gây đau đớn và vết cắt cần một thời gian để chữa lành. Đau vết khâu là hiện tượng phổ biến, nhưng đau ở mức độ nào là bình thường, đau thế nào thì cần gặp bác sĩ và cơn đau bao lâu sẽ khỏi thì nhiều chị em lại chưa biết rõ.

Vết rạch tầng sinh môn bị sưng có nguy hiểm không?

Trong quá trình sinh nở theo đường tự nhiên, phần lớn các sản phụ khi sinh, đặc biệt là sinh con đầu lòng thường được rạch tầng sinh môn với mục đích mở rộng âm đạo và âm hộ, giúp thai nhi lọt ra dễ dàng, đồng thời phòng ngừa trình trạng rách tầng sinh môn có thể xảy ra.

Khi khâu tầng sinh môn, các bác sĩ sẽ dùng chỉ tự tiêu, sau một thời gian, chỉ sẽ tự biến mất chứ không phải mất công đi tháo chỉ. Trong khi khâu, chị em sẽ không cảm thấy quá đau vì lúc này thuốc gây tê tại chỗ vẫn còn ảnh hưởng. Sau khi khâu tầng sinh môn, nếu chị em thấy cơn đau kéo dài thì đó có thể là do nhiễm trùng hoặc do đường chỉ khâu quá chặt. Trong trường hợp này, tốt nhất chị em nên tới thăm khám bác sĩ phụ khoa để kiểm tra lại vết khâu, cũng như có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

Chị em lưu ý tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc, kem giảm đau theo mách bảo, hay kinh nghiệm dân gian, vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Nếu tình trạng sưng, đau tầng sinh môn kéo dài kèm theo chảy máu thì nên đi khám sớm, nếu không chữa trị kịp thời thì rất dễ mắc các bệnh lý sản phụ khoa về sau.

vicare.vn-vet-rach-tang-sinh-mon-bi-sung-dau-bao-lau-se-het-body-1

Sưng, đau vết rạch tầng sinh môn bao lâu thì khỏi?

Các vết rạch sau khi được khâu xong sẽ cần một khoảng thời gian hồi phục và lành lại. Trong thời gian này, khoảng 70 – 80% các sản phụ sẽ gặp tình trạng đau nhẹ, cảm thấy bứt rứt. Chị em lưu ý rằng tuy vết rạch tầng sinh môn chỉ kéo dài khoảng 2 – 4 cm và nằm ở phần thịt mềm. Nhưng do phải khâu và nằm ở phần nhạy cảm – vùng kín, luôn ẩm ướt nên thời gian để khỏi và lành lặn không thể nhanh được. Thông thường phải mất 2 - 3 tuần vết thương mới lành.

Do hầu hết là sử dụng chỉ tự tiêu nên các mẹ không cần cắt chỉ khâu tầng sinh môn. Tuy nhiên, chỉ khâu vẫn được thắt nút để đảm bảo không tuột nên phần chỉ này sẽ lâu tiêu hơn. Với các chị em kỹ tính, có thể cắt phần chỉ thắt nút này sau 1 tuần sinh xong. Điều quan trọng là các chị em cần phải giữ gìn, chăm sóc và giữ cho vết khâu sạch sẽ để mau liền và không gặp sự cố nào như nhiễm trùng.

Hiện tượng sưng đau bình thường

Vết rạch tầng sinh môn bị sưng, ngứa là hiện tượng BÌNH THƯỜNG nếu bạn có cảm giác này sau 5 -7 ngày sinh và việc vệ sinh vùng kín được tiến hành đúng, sạch sẽ. Lý do là sau 5 - 7 ngày sinh, vết khâu sẽ bắt đầu liền da nên có cảm giác hơi ngứa râm ran. Vì ngứa nên chúng có thể sưng và phù nề một chút. Nếu chị em nào cảm thấy mọi thứ vẫn bình thường, không thấy sốt hay vết khâu rỉ máu (có thể dùng giấy vệ sinh thấm trực tiếp vào vết khâu để xác nhận) thì có thể hoàn toàn yên tâm. Vết rạch tầng sinh môn sẽ sớm lành trong 2 - 3 tuần nữa.

Hiện tượng sưng đau bất thường

Vết rạch tầng sinh môn bị sưng, ngứa trở nên BẤT THƯỜNG, đáng lo nếu vết khâu bị rỉ máu, cơ thể hơi nóng sốt và có cảm giác đau vùng kín. Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này:

  • Nguyên nhân 1: Vết rạch tầng sinh môn bị sưng, ngứa, bị lồi do tụ máu ở vết khâu
  • Nguyên nhân 2: Lạc nội mạc tử cung đến vết khâu
  • Nguyên nhân 3: Vấn đề vệ sinh vùng kín không đảm bảo: Đây là nguyên nhân chính, hay gặp nhất khiến vết rạch tầng sinh môn bị sưng, ngứa. Do không được vệ sinh sạch nên vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong tạo nên viêm nhiễm và bội nhiễm cho vết thương chưa lành. Trong trường hợp này, tốt nhất là chị em nên đi khám lại với bác sĩ chuyên khoa Phụ sản. Không nên vì vấn đề kiêng cữ sau sinh mà ngại đến bệnh viện thăm khám. Các bác sĩ cũng thường khuyên rằng sau sinh 1 tuần nên đi khám để xem độ phục hồi của vết rạch tầng sinh môn.

Lưu ý: Khi vết rạch tầng sinh môn bị sưng, ngứa, các chị em cần tuyệt đối tránh quan hệ. Bởi việc quan hệ sớm khi vết khâu đang bị tổn thương hoặc chưa lành sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Nhiều mẹ đã rơi vào tình huống vết rạch tầng sinh môn bị bung chỉ do quan hệ sớm.

vicare.vn-vet-rach-tang-sinh-mon-bi-sung-dau-bao-lau-se-het-body-2

Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn đúng cách

Sau khi sinh với vết rạch tầng sinh môn, các chị em nên lưu ý chăm sóc, vệ sinh đúng cách để vết thương nhanh lành và hạn chế bị sưng, đau.

Sử dụng nước muối

Khi vệ sinh, có thể sử dụng nước muối pha thật loãng, nước chè xanh hoặc nước tinh khiết đun sôi... nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín. Khi vệ sinh, cần rửa nhẹ nhàng, dội nước từ từ, nên vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày. Sau khi vệ sinh vết rạch tầng sinh môn hoặc sau khi đi tiểu nên lau khô bằng khăn mềm.

Tránh táo bón

Áp lực khi đại tiện có thể khiến vết khâu đau hơn. Ăn nhiều thức ăn nhuận tràng để tránh táo bón. Tình trạng táo bón khiến bạn phải rặn mạnh có thể làm tổn thương vết khâu chưa lành vì vậy cần hết sức tránh bị táo bón. Ngoài ra, sử dụng miếng vải sạch và nhấn vào vết thương khi đi đại tiện.

Sử dụng nước ấm khi đi tiểu

Đi tiểu khi có vết cắt tầng sinh môn có thể gây đau, để giảm đau, chị em hãy liên tục rót nước ấm vào âm đạo trong khi đi tiểu.

Cắt ngắn móng tay

Bạn có thể làm đau vết thương khi bôi kem giảm đau ở khu vực tầng sinh môn, hãy rửa tay và lau khô trước khi bôi các loại kem. Nếu muốn, bạn có thể sử dụng găng tay mỗi khi chạm vào vết thương.

Dùng băng vệ sinh

Ngay cả khi sản dịch ngừng chảy trước khi vết rạch tầng sinh môn lành, bạn vẫn cần sử dụng băng vệ sinh. Băng vệ sinh sẽ thấm máu nếu vết thương chảy máu và giúp cho quần lót của bạn không bị bẩn và nhiễm trùng.

vicare.vn-vet-rach-tang-sinh-mon-bi-sung-dau-bao-lau-se-het-body-3

Giữ âm đạo sạch và khô

Âm đạo luôn tiết dịch để bôi trơn, nó có thể khiến vi khuẩn hình thành trong âm đạo và dẫn tới nhiễm trùng. Vì vậy, cần sử dụng khăn bông để lau sạch từ trước ra sau thận trọng sau mỗi lần đi vệ sinh. Sử dụng quần lót dùng một lần hoặc quần lót bông, cotton thoải mái với eo cao.

Di chuyển chậm rãi, cẩn thận

Cố gắng đi lại nhẹ nhàng. Lúc đầu, việc đi lại có thể khó khăn và đau đớn nhưng điều này sẽ làm tăng lưu thông máu, giảm sưng và giúp vết thương mau lành. Hãy cẩn thận khi ngồi và đứng lên khỏi ghế. Ngồi quá lâu có thể khiến bạn khó chịu, hãy sử dụng một tấm đệm để chống đau nhức vết rạch tầng sinh môn.

Không tự ý dùng thuốc ngoài

Không tự ý sử dụng các loại thuốc, kem giảm đau theo mách bảo, kinh nghiệm dân gian vì có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Dùng thuốc đúng giờ

Một cách giúp giảm đau sau khi cắt tầng sinh môn là dùng thuốc đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ, thường là paracetamol. Nhưng nên thận trọng khi dùng các thuốc không kê đơn sau sinh vì chúng có thể dẫn tới hậu quả khác.

Xem thêm:

  • Khi nào phải rạch tầng sinh môn và có ảnh hưởng đến "chuyện ấy" không?
  • Rạch tầng sinh môn sau đẻ thường có để lại sẹo không?
  • Để rặn đẻ không bị rạch tầng sinh môn, mẹ bầu phải biết những điều này