Vết mổ đẻ bị cứng mẹ phải làm gì?

Sau khi sinh mổ, mẹ thường phải đối mặt với những cơn đau ở vùng bụng và nếu như không chăm sóc đúng cách, vết mổ có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều mẹ lo lắng khi vết mổ đẻ bị cứng hoặc bị sưng, vậy tình trạng này có nguy hiểm không và mẹ cần phải làm gì? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

Vết mổ đẻ bị cứng mẹ phải làm gì? Vết mổ đẻ bị cứng mẹ phải làm gì?

Sau khi sinh mổ, mẹ thường phải đối mặt với những cơn đau ở vùng bụng và nếu như không chăm sóc đúng cách, vết mổ có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều mẹ lo lắng khi vết mổ đẻ bị cứng hoặc bị sưng, vậy tình trạng này có nguy hiểm không và mẹ cần phải làm gì? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

1. Vết mổ đẻ bị cứng có gây nguy hiểm cho thai phụ không?

Thông thường, sinh mổ sẽ cần thời gian hồi phục lâu hơn so với sinh thường. Thai phụ sau sinh mổ có thể phải chịu những cơn đau kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm và vết mổ sẽ rất lâu lành, đặc biệt đau nhức âm ỉ vào những giai đoạn chuyển mùa hay khi mẹ đứng lên, ngồi xuống.

Ở nhiều trường hợp, vết mổ sau sinh sẽ có dấu hiệu cứng và nổi hạch, khi ấn vào có cảm giác đau. Hiện tượng này tương đối bình thường và có nguyên nhân do chỉ bên trong chưa tiêu hết. Mẹ có thể yên tâm vết mổ đẻ bị cứng trong trường hợp này sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ, chỉ cần đợi một thời gian đến khi phần chỉ tiêu biến hết, phần thịt và da sẽ hồi phục lại nhanh chóng.

Nhưng không phải lúc nào vết mổ sau sinh bị cứng cũng hoàn toàn an toàn bởi đó cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Khi đó, hiện tượng vết mổ bị cứng sẽ đi kèm với một số triệu chứng sau đây:

  • Vết mổ sưng tấy và đỏ ở vùng da quanh nơi mổ.
  • Những cơn đau bụng dữ dội và kéo dài dai dẳng.
  • Vết mổ xuất hiện dịch mủ.
  • Mẹ sốt cao hơn 38 độ C.
  • Đi tiểu són, tiểu dắt và có cảm giác buốt rát khi đi tiểu.
  • Âm đạo có mùi nồng khó chịu.
  • Quanh vết mổ chảy máu hoặc có cục máu đông lớn.

Khi bạn gặp các triệu chứng bất thường như trên, bạn cần phải tìm gặp bác sỹ ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị thích hợp. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể sẽ dẫn đến các biến chứng hậu sản nghiêm trọng như bục vết mổ, nhiễm trùng máu hay thậm chí là hoại tử bên trong ổ bụng.

2. Cần làm gì khi bị nhiễm trùng vết mổ?

vicare.vn-vet-mo-de-bi-cung-me-phai-lam-gi-body-1

Một số nhiễm trùng vết mổ thường gặp

Viêm mô tế bào

Nguyên nhân gây ra viêm mô tế bào vết mổ đẻ là do tụ cầu khuẩn/liên cầu khuẩn. Chủng vi sinh vật này không những hoạt động mạnh ở vùng da bị mổ mà còn tấn công đến vùng da lành xung quanh. Do đó, bạn sẽ thấy vết mổ của mình tấy đỏ ở những vùng da xung quanh và kèm với đó là những cơn đau buốt khó chịu.

Áp xe

Áp xe là một dạng nhiễm trùng hình thành dịch mủ ở vết mổ và thường xuất hiện ở tử cung, buồng trứng, mô sẹo và các mô lân cận. Khi bị nhiễm trùng áp xe, bạn sẽ gặp các biểu hiện như đau vùng bụng, có cảm giác tê như điện giật và vết mổ sưng tấy.

Nhiễm Thrush

Nhiễm Thrush hay cò gọi là nấm Candida là một nhiễm trùng phổ biến ở vết mổ. Nấm Candida luôn hiện diện trên cơ thể và thường sẽ lợi dụng hệ miễn dịch suy giảm để tấn công. Sau khi sinh mổ, sức đề kháng của mẹ sẽ trở nên kém đi và đây là cơ hội thuận lợi để loại nấm này tấn công.

Nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang

Loại nhiễm trùng này chủ yếu do vi khuẩn E.coli gây ra và có biểu hiện đặc trưng là sốt cao, đi tiểu rát buốt.

Nhiễm trùng vết mổ được điều trị như thế nào?

Khi bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh, hầu hết các điều trị đều được xác định bằng kháng sinh. Có đến hơn 80% trường hợp điều trị theo kháng sinh sẽ cải thiện sức khỏe trong vòng 2 đến 3 ngày. Ở thể nhiễm trùng nhẹ, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn uống kháng sinh theo đường miệng hoặc truyền kháng sinh qua tĩnh mạch.

Thông thường, kháng sinh trị nhiễm trùng vết mổ sẽ bao gồm 1 liều Ampicillin và Gentamicin. Đối với phụ nữ phẫu thuật lấy thai, kháng sinh điều trị là Clindamycin kết hợp với Gentamicin.

3. Chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào?

vicare.vn-vet-mo-de-bi-cung-me-phai-lam-gi-body-2

Sau khi sinh mổ, mẹ rất cần đến sự chăm sóc từ gia đình. Vậy mẹ sau khi sinh mổ cần được chăm sóc như thế nào?

Ngày đầu tiên sau khi mổ, mẹ cần được nghỉ ngơi. Nên chú ý không được nằm yên ở một tư thế mà phải nằm nghiêng sang bên trái/bên phải nhằm giảm áp lực lên vùng bụng tại vết mổ.

Vài ngày sau đó, mẹ nên nằm sấp hay có những vận động nhẹ nhàng để sản dịch tiết ra ngoài hoàn toàn, nhờ đó giúp tử cung nhanh chóng hồi phục.

Mỗi ngày, mẹ nên được massage bằng các bài tập massage cơ bản ở phần mô quanh vết mổ để tăng độ đàn hồi.

Chú ý bôi thuốc tại vết mổ nếu có chỉ định từ bác sỹ, ngoài ra, mẹ tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc bôi nào nếu vết mổ chưa hồi phục hoàn toàn.

Chế độ dinh dưỡng sau sinh cũng cực kỳ quan trọng. Mẹ phải được bổ sung đầy đủ nhóm chất cần thiết, đặc biệt ăn nhiều thịt và cá, nhất là thịt trắng để tăng sức đề kháng của mẹ, không gây kích ứng trên vết mổ, giúp vết mổ liền sẹo tốt hơn.

Hãy san sẻ công việc nhà với mẹ và phụ giúp trong việc chăm sóc em bé vừa chào đời để mẹ có thời gian nghỉ ngơi.

Bài viết đã chia sẻ một số thông tin về tình trạng vết mổ đẻ bị cứng sau khi sinh ở mẹ cũng như giải pháp cho từng trường hợp. Mỗi thành viên trong gia đình nên có sự quan tâm và chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của mẹ để đảm bảo quá trình hồi phục sau sinh là thuận lợi nhất.

Xem thêm:

  • Sinh mổ lần 3 nên cách lần 2 bao lâu để an toàn cho mẹ?
  • Sinh mổ 1 tháng ăn thịt bò được không?
  • Sinh mổ ăn chè đậu xanh được không?