Vẹo vách ngăn có nâng mũi làm thẩm mỹ được không?

Vẹo vách ngăn mũi không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn làm mất đi nét hài hòa trên gương mặt. Hiện nay đã có phương pháp phẫu thuật kết hợp vừa chỉnh vách ngăn bị lệch vừa làm đẹp mũi thẩm mỹ chỉ trong một lần.

Vẹo vách ngăn có nâng mũi làm thẩm mỹ được không? Vẹo vách ngăn có nâng mũi làm thẩm mỹ được không?

Vẹo vách ngăn mũi là gì?

Vách ngăn mũi là một bộ phận chia đôi hốc mũi thành 2 phần, được tạo thành bởi khung sụn xương (bao gồm sụn tứ giác, mảnh đứng xoang sàng, xương lá mía) và hai bên được bao phủ bởi niêm mạc. Sự phát triển không đồng đều, hay quá mức của 3 thành phần trên gây nên hiện tượng vẹo vách ngăn mũi.

Vẹo vách ngăn mũi có rất nhiều dạng, một số dạng phổ biến bao gồm vẹo hình chữ C (lệch 1 bên trái hoặc phải), vẹo hình chữ S (lệch cả 2 bên), vẹo có mào, vẹo có gai...

vicare.vn-veo-vach-ngan-co-nang-mui-lam-tham-my-duoc-khong-body-1

Nguyên nhân gây vẹo vách ngăn mũi

  • Bẩm sinh: Hiện tượng lệch vách ngăn đã xảy ra trong quá trình hình thành bào thai, tuy nhiên lại không có dấu hiệu rõ ràng. Dần dần sau khi khung xương phát triển đầy đủ, biểu hiện bệnh mới xuất hiện rõ ràng hơn.
  • Tổn thương mũi do ngoại lực: Sụn là thành phần chính cấu tạo nên vách ngăn mũi nên rất giòn và dễ bị tổn thương. Một va chạm nhỏ, vấp ngã trong khi hoạt động cũng có thể là nhân tố khiến vách ngăn mũi bị lệch. Tổn thương mũi thường hay xảy ra trong khi chơi thể thao, các hoạt động vui chơi giải trí hay biến chứng sau tai nạn.

Một số triệu chứng nhận biết bệnh vẹo vách ngăn mũi

  • Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của người bị vẹo vách ngăn mũi. Tuy nhiên, triệu chứng này chỉ biểu hiện rõ hơn khi mắc bệnh viêm mũi. Khi đó, nếu bạn bịt một bên mũi, phía bên mũi có vách ngăn bị vẹo sẽ cảm thấy không thông. Nếu bị lệch hai bên thì sẽ gây nghẹt mũi cả hai.
  • Nhức đầu: Nếu bị lệch vách ngăn mũi, tình trạng nhức đầu sẽ thường xuyên xảy ra. Tùy theo từng loại hình vẹo vách ngăn mũi mà biểu hiện nhức đầu sẽ diễn biến theo, ví dụ như nếu bạn bị lệch vách ngăn bên trái sẽ dẫn đến hiện tượng đau nửa đầu bên trái, nếu lệch cả hai bên có thể gây nhức cả đầu, thậm chí có thể lan ra vùng chẩm. Hiện tượng nhức đầu này mặc dù không dữ dội, nhưng đau âm ỉ kéo dài, diễn biến xấu hơn khi thay đổi thời tiết, việc này khiến người bệnh khó chịu dẫn tới tâm lý nóng giận, cáu gắt.
  • Chảy máu cam: Niêm mạc ở gần bên mũi bị vẹo trở nên rất mỏng và nhạy cảm do bị chèn, từ đó dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập gây khô niêm mạc, đồng thời khiến cho niêm mạc bị bào mòn, dẫn tới tình trạng chảy máu mũi
  • Đau vùng da mặt xung quanh: Việc vách ngăn mũi bị lệch, phần xương bị lệch có thể chèn vào vách ngăn bên trong gây ra triệu chứng đau dọc sống mũi, thậm chí ảnh hưởng tới vùng da xung quanh mũi.
  • Tiết dịch ở mũi: Khi mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, kết hợp với hiện tượng lệch vách ngăn mũi có thể kích thích dịch ở mũi tiết ra nhiều hơn, dẫn đến tình trạng chảy dịch kèm mủ.
  • Nằm ngủ theo một hướng nhất định: Khi vách ngăn mũi bị vẹo, người bệnh thường có xu hướng nằm về phía không bị lệch để dễ dàng hô hấp
vicare.vn-veo-vach-ngan-co-nang-mui-lam-tham-my-duoc-khong-body-2

Vẹo vách ngăn mũi liệu có phải là bệnh nguy hiểm?

Nhìn chung, bệnh vẹo vách ngăn mũi không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của con người, tuy nhiên, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể gây ra một số biến chứng, cụ thể

  • Viêm mũi, viêm xoang: Nguyên nhân chính là do để tình trạng nghẹt mũi kéo dài mà không có biện pháp xử lý kịp thời gây ra
  • Các bệnh về tim mạch: Do đường hô hấp thường xuyên bị nghẽn, không thông thoáng khiến cho lượng oxy cung cấp cho cơ thể không đủ
  • Giảm trí nhớ
  • Mất ngủ

Vẹo vách ngăn mũi có cần phẫu thuật không?

Việc điều trị vẹo vách ngăn mũi, tùy theo từng trường hợp, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý khác nhau mà có thể không cần phẫu thuật

Nếu tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, không thường xuyên xuất hiện các triệu chứng thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên,việc điều trị bằng thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, giúp kìm hãm các triệu chứng có thể xuất hiện khi nhiễm bệnh, khi hết tác dụng của thuốc thì các triệu chứng lại xuất hiện như cũ. Vì vậy, phương án khả thi hơn là bác sĩ có thể nắn lại vách ngăn cho chuẩn mà không cần phải phẫu thuật

Nếu trong trường hợp vách ngăn bị lệch nhiều, thường xuyên xuất hiện các triệu chứng nặng, kéo dài thì bác sĩ nên cân nhắc việc phẫu thuật để điều trị dứt điểm. Trong quá trình phẫu thuật, tùy theo tình trạng của từng người, bác sĩ có thể đưa ra quyết định loại bỏ 1 phần hay hoàn toàn phần vách ngăn bị lệch. Ngoài ra, sau khi kiểm tra và kết luận việc vẹo vách ngăn mũi là nguyên nhân duy nhất gây ra viêm xoang cấp tính, phần bị lệch này sẽ được cắt bỏ hoàn toàn.

Vẹo vách ngăn có nâng mũi được không?

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các bác sĩ có thể kết hợp đồng thời việc phẫu thuật xử lý lệch vách ngăn với giải phẫu nâng mũi thẩm mỹ. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉnh sửa, uốn nắn lại phần vách ngăn bị vẹo, cố định lại vách ngăn cho thẳng, đồng thời kết hợp tạo hình lại sống mũi, thu nhỏ cánh mũi, đầu mũi theo tỷ lệ phù hợp với từng khuôn mặt, cố định đầu mũi bằng sụn của chính bạn, cụ thể

  • Nếu sụn vách ngăn bị lệch hoặc cong sang một bên thì tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần đó.
  • Nếu sụn vách ngăn bị vẹo ở trụ mũi thì phẫu thuật tách phần sụn ở trụ mũi, sau đó cắt bỏ 1 phần để gia cố lại chỗ vách ngăn bị vẹo
  • Nếu sụn vách ngăn có kích thước quá dài ở đáy thì phẫu thuật cắt bỏ phần thừa ở sụn vách ngăn

Khi phẫu thuật bằng phương pháp này, bác sĩ có thể tận dụng những phần sụn cắt bỏ để định hình lại mũi cho phù hợp, hài hòa, ngoài ra không để lại di chứng. Tuy nhiên, sau quá trình phẫu thuật, hình dáng bên ngoài mũi thay đổi và khuôn mặt sẽ bị sưng, mắt thâm quầng. Vì vậy cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ về việc chăm sóc hậu phẫu, tránh gây ra những biến chứng về sau.

Xem thêm:

  • Bệnh Vẹo vách ngăn mũi và phương pháp điều trị
  • Nâng mũi bao lâu phải làm lại?
  • Nâng mũi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?