Vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh đúng cách

Việc vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh là rất quan trọng vì nếu như thực hiện không đúng cách không chỉ làm đau bé mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển của một số vi khuẩn gây viêm nhiễm. Vậy vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh đúng cách như thế nào?

Vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh đúng cách Vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh đúng cách

Việc vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh là rất quan trọng vì nếu như thực hiện không đúng cách không chỉ làm đau bé mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển của một số vi khuẩn gây viêm nhiễm. Vậy vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh đúng cách như thế nào? Đây cũng là câu hỏi mà không ít các mẹ bỉm sữa thắc mắc. HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Các bước vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh đúng cách hàng ngày

Với những đặc điểm giải phẫu bộ phận sinh dục rất đặc thù nên việc vệ sinh vùng kín cho bé cũng cần những chú ý đặc biệt, đòi hỏi mẹ phải cẩn thận và tỉ mỉ hơn các bé trai.

Dưới đây là một số bước cơ bản trong chăm sóc và vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh mà các mẹ có thể tham khảo:

vicare.vn-ve-sinh-vung-kin-cho-be-gai-so-sinh-dung-cach-body-1
Nên vệ sinh vùng kín hàng ngày cho bé gái sơ sinh

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ luôn là một yêu cầu đầu tiên khi chăm sóc cho các bé sơ sinh, do vậy trước khi thực hiện vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh, các mẹ cần rửa tay thật sạch .

Bước 2: Chuẩn bị một cái khăn xô sạch và một thau nước ấm, mẹ có thể dùng xà phòng chuyên biệt cho việc tắm và vệ sinh cho bé.

Bước 3: Nhúng khăn vào thau nước ấm, quấn quanh ngón tay trỏ hoặc ngón cái nhẹ nhàng rồi lau dọc vùng kín cho bé, lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn lây ngược dòng vào bộ phận sinh dục của bé.

Bước 4: Khi vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh, mẹ nên dùng khăn mềm, sạch, nhúng ướt, quấn quanh ngón tay và nhẹ nhàng chùi dọc theo các nếp gấp, không cần thiết phải tách môi âm đạo, không lau rửa sâu bên trong và tuyệt đối không thụt rửa sâu hoặc chà sát mạnh vì có thể gây tổn thương cho vùng kín của bé.

Bước 5: Nếu mẹ dùng xà phòng để vệ sinh cho bé , mẹ chỉ nên rửa bên ngoài, không rửa xà phòng vào bên trong vì có thể gây hại đối với những loại vi khuẩn có lợi tại đây, vô tình tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Bước 6: Sau khi hoàn tất các bước vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh như trên, mẹ nên dùng khăn mềm, khô, sạch để thấm khô vùng kín rồi mới đóng bỉm hoặc mặc quần áo vào cho bé.

Với đặc điểm da của bé rất nhạy cảm do vậy mẹ không nên để bé mặc bỉm suốt 24/24 tiếng vì như vậy sẽ gây cảm giác khó chịu cho bé và có thể khiến vi khuẩn trong chất thải của bé sẽ gây ảnh hưởng đến vùng kín.

Những lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho bé

Trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm với những tác nhân tác động từ bên ngoài, do vậy các mẹ bỉm sữa cần đặc biệt lưu ý đến tình trạng của bé nhà mình và cần có những hiểu biết về các vấn đề chăm sóc trẻ để đảm bảo cho bé môi trường phát triển hoàn thiện nhất.

  • Không nên tắm cho bé trước khi cuống rốn rụng vì nguy cơ nhiễm trùng cao. Chỉ lau người và vùng kín cho bé bằng khăn ướt và mềm.
  • Tuyệt đối không thụt rửa sâu bên trong do cấu tạo âm đạo chưa hoàn thiện, âm đạo còn rất hẹp và rất dễ tổn thương.
  • Nên chọn loại chậu tắm có thiết kế nằm ngửa ngồi, kích thước phù hợp, đổ nước nông ngập nửa thau không nên để nước tràn vào mắt, mang tai và lỗ mũi của trẻ.
  • Trẻ sơ sinh 1-3 tháng tuổi chưa nhất thiết dùng sữa tắm vì có thể làm da của bé bị khô, bị kích ứng, giai đoạn bé đã rụng rốn thì có thể cân nhắc dùng các loại sữa tắm dịu nhẹ và chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh.
  • Có thể sử dụng một số loại lá theo dân gian để trị mụn nhọt, ngứa ngáy giúp bé cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên mẹ cần theo dõi tất cả các dấu hiệu bất thường xuất hiện khi tắm cho con bằng các loại lá này.
  • Tuyệt đối không nên bôi các loại gel hoặc kem trực tiếp lên vùng kín của bé khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nên thay tã cho con thường xuyên, không nên để cả ngày vì có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm.
vicare.vn-ve-sinh-vung-kin-cho-be-gai-so-sinh-dung-cach-body-2
Khi bé chưa rụng rốn nên lau người và vùng kín cho bé bằng khăn ướt và mềm

Những dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín của bé gái sơ sinh

Có những dấu hiệu báo hiệu tình trạng viêm nhiễm sớm mà mẹ cần theo dõi các dấu hiệu để tránh tình trạng trở nên nặng nề hơn.

  • Khi có tình trạng viêm nhiễm sẽ gây ra cảm giác khó chịu do vậy bé sẽ quấy khóc, ngứa ngáy không yên.
  • Vùng kín có thể sưng đỏ, mẩn ngứa, nổi hăm hoặc rôm sảy li ti
  • Môi nhỏ của vùng kín bị viêm và dính với nhau khiến lỗ tiểu bị che kín, khi bé đi tiểu thường không liên tục mà như bị tắc, ngắt quãng.
  • Có thể xuất hiện dịch chảy ra ở vùng âm đạo, màu xanh, nâu và có mùi khó chịu.
  • Có thể thấy một số trường hợp có dị vật như giấy vệ sinh,...
  • Ngoài các dấu hiệu tại chỗ, bé có thể xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như: sốt nóng, người mệt mỏi, chán ăn,...

Khi bé xuất hiện bất kì dấu hiệu bất thường nào mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Lưu ý cha mẹ nhất định phải biết khi thay tã, tắm và vệ sinh cho bé
  • Bảo vệ an toàn cho bé trong nhà tắm
  • Làm sao để tắm cho bé khi trời lạnh?