Vảy nến thể chấm giọt là gì?
Việc nhận biết các loại bệnh vảy nến sẽ giúp quá trình điều trị triệu chứng bệnh hiệu quả hơn. Ngoài vảy nến thể mảng thì vảy nến chấm giọt cũng rất phổ biến. Vậy vảy nến thể chấm giọt là gì?
Vảy nến thể chấm giọt là gì?
Thế nào là vảy nến thể chấm giọt?
Vảy nến thể giọt là bệnh da liễu mãn tính, ảnh hưởng 2-3% dân số thế giới, chỉ đứng sau vảy nến mảng. Vảy nến chấm giọt dấu hiệu nhận biết điển hình là trên da xuất hiện những chấm nhỏ màu đỏ, có vảy.
Vị trí vảy nến chấm giọt xuất hiện trên cơ thể là tay, chân, lưng, ngực. Để nhận biết vảy nến thể chấm giọt hãy dựa vào triệu chứng sau:
- Da có những vảy hồng khô, màu bạc, kích thước khoảng 1mm – 10mm, chúng xuất hiện không theo quy luật nhất định.
- Da ngứa, rát, vảy nến nặng có thể mưng mủ và lở loét
- Vảy nến thể giọt nước là rào cản khiến người bệnh mất tự tin và ngại giao tiếp. Không điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Vảy nến thể giọt nước có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên, người trẻ hơn là người trưởng thành và người già.
Nguyên nhân gây vảy nến thể giọt nước
- Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thể giọt là quá trình nhân lên của tế bào, tăng sinh các tế bào chết trên da. Khi đó cơ thể rối loạn hệ miễn dịch làm cơ thể tự tiêu diệt các tế bào bình thường ở lớp biểu bì gây tổn thương tạo nên các vảy hồng khô, màu bạc.
- Ngoài ra vảy nến thể giọt nước là do bạn mắc các bệnh viêm nhiễm ngoài da như viêm da cơ địa, tổ đỉa, hắc lào.
- Do nhiễm độc, tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại
- Vảy nến thể giọt nước có thể do tác dụng phụ của thuốc tây như thuốc trị cao huyết áp, thuốc sốt rét, thuốc corticoid ...
- Do tâm lí căng thẳng, thức khuya, bệnh trầm cảm
- Vảy nến thể giọt nước do di truyền: Theo thống kê có khoảng 56% người bị vảy nến có liên quan đến di truyền. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.
Điều trị vảy nến thể giọt nước như thế nào?
Điểm khác biệt của vảy nến thể giọt nước so với những thể khác là hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Nếu điều trị khỏi, bệnh nhân sẽ không tái phát nhưng có khoảng 50% người bệnh tiếp tục bị mãn tính hoặc biến thành các thể khác của vảy nến.
Khi bị vảy nến thể giọt nước bạn nên tìm gặp bác sĩ để tiến hành điều trị càng sớm, càng tốt, làm giảm triệu chứng bệnh gây ra, ngăn ngừa nhiễm trùng, phục hồi da một cách an toàn. Tùy theo mức độ và triệu chứng bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp.
- Điều trị vảy nến thể giọt nước bằng thuốc Tây: Các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh bằng các nhóm thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch và ức chế tế bào. Một số kem thường dùng là Kem Cortisone giảm ngứa và sưng, kem dưỡng ẩm cho da, thuốc kê toa có chứa vitamin A hoặc vitamin D.
- Nếu vảy nến thể giọt nước nặng bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc khác Corticosteroid; Methotrexate; Cyclosporine. Nhưng thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như loãng xương, teo da, suy giảm chức năng gan, thận, ảnh hưởng đến sức khỏe nên cần theo sự chỉ định của bác sĩ. Điều trị bằng thuốc rất khó triệt để
- Vảy nến thể giọt nặng, bác sĩ sẽ chỉ định công nghệ hiện đại vào quá trình điều trị. Liệu pháp ánh sáng sẽ tác động vào sâu bên trong cấu trúc da, loại bỏ bất thường xảy ra ở da. Bác sĩ sẽ chiếu tia cực tím có bước sóng khác nhau lên da hoặc là phương pháp PUVA, nhằm ngăn chặn sự phát triển của tế bào. Thực hiện biện pháp này có thể khiến da khô,nhăn, tàn nhang. Vì thế bạn cần phải nhờ bác sĩ tư vấn, tìm hiểu kĩ trước khi thực hiện.
Làm sao để phòng ngừa bệnh vảy nến thể giọt nước?
Để ngăn ngừa bệnh vảy nến thể giọt tái phát, trở thành mãn tính, điều trị khó khăn, bạn hãy thực hiện các biện pháp sau:
- Tránh tiếp xúc với các chất kích thích, rượu, bia để làm giảm sự phát triển của bệnh vảy nến. Đặc biệt với người đang sử dụng thuốc methotrexate hoặc acitretin.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, bảo vệ da như mặc áo phòng hộ, đeo bao tay nếu buộc phải tiếp xúc.
- Tránh tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Trong chế độ dinh dưỡng bạn nên ăn các thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, cá basa, rau củ nhiều beta carotene như bơ, cà rốt, xoài...Vừng đen chứa nhiều dầu béo, cung cấp sinh tố E cần thiết cho quá trình tăng sinh collagen, liên kết trên da.
- Bông cải xanh cung cấp axit folic cho da đầu
- Ăn ngao, sò nhiều kẽm tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Ngoài ra bệnh nhân bị vảy nến thể giọt nên kiêng ăn các món nhiều protein như cua, ghẹ... đồ ăn chứa nhiều chất béo.
Vừa rồi là những thông tin hữu ích về bệnh vảy nến thể giọt nước. Nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh ban nên tìm đến bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh bệnh nặng, trở thành mãn tính, rất khó chữa trị.
Xem thêm:
- Tại sao bệnh vảy nến có thể gây ra ung thư?
- Cách điều trị bệnh vảy nến đơn giản không ai ngờ tới
- Thuốc mỡ Salicyle chữa vảy nến có giá bao nhiêu?