Vàng da ở trẻ sơ sinh và cách điều trị
Triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh luôn khiến cho các bậc cha mẹ lo lắng. Đối với loại bệnh này, nhiều trẻ có thể tự khỏi, tuy nhiên cũng có nhiều trẻ lại bị tử vong do nhiều biến chứng của bệnh. Cha mẹ cần nhận biết được bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và cách điều trị tốt nhất cho trẻ.
Vàng da ở trẻ sơ sinh và cách điều trị
Triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh luôn khiến cho các bậc cha mẹ lo lắng. Đối với loại bệnh này, nhiều trẻ có thể tự khỏi, tuy nhiên cũng có nhiều trẻ lại bị tử vong do nhiều biến chứng của bệnh. Cha mẹ cần nhận biết được bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và cách điều trị tốt nhất cho trẻ.
1. Thế nào là vàng da ở trẻ sơ sinh?
Vàng da ở trẻ sơ sinh là sự đổi màu da và mắt trẻ. Nguyên nhân của bệnh trên xuất phát từ nguyên nhân: máu của bé chứa quá nhiều bilirubin – một sắc tố màu vàng, màu của các tế bào máu đó.Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là những trẻ sinh non. Bởi lúc này, gan của bé chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu.
Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh là không cần thiết, thường thì bệnh sẽ tự khỏi, tuy nhiên nhiều trẻ không thể tự khỏi, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như gây tổn thương não.
Dấu hiệu của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở ngày thứ 2 hoặc thứ 4 của cuộc sống. Bao gồm 2 dấu hiệu
Vàng da
Thường nhận thấy vàng da đầu tiên ở mặt bé. Nếu tình trạng tiến triển, có thể thấy màu vàng xuất hiện ở ngực, bụng, cánh tay, chân, mắt. Cách kiểm tra tốt nhất xem trẻ có bị bệnh vàng da hay không là nhấn ngón tay nhẹ nhàng lên trán hoặc mũi bé. Nếu nơi ép da có màu vàng thì có thể con bị vàng da. Nếu không, màu da đơn giản chỉ nhẹ hơn màu sắc bình thường của nó vào một thời điểm.
2. Cách điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Thông thường, bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh thường tự biến mất trong vòng 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, đối với trẻ bị nặng, có thể kéo dài hơn và phải đưa đến gặp bác sĩ để có những phương pháp điều trị kịp thời.
Phương pháp điều trị để giảm mức độ Bilirubin trong máu trẻ bao gồm :
Trị liệu bằng Ánh sáng
Phương pháp này được thực hiện bằng cách đặt trẻ dưới loại đèn phát ra ánh sáng trong quang phổ màu xanh ( xanh lá cây). Dưới tác dụng của ánh sáng này, hình dạng và cấu trúc phân từ bilirubin thay đổi thành dạng mà chúng có thể bài tiết trong nước tiểu và phân. Bé chỉ được mặc tã và các tấm bảo vệ mắt trong thời gian điều trị.
Phương pháp Immunoglobulin tĩnh mạch (IVIg)
Sự khác biệt nhóm máu giữa mẹ và bé có thể gây là nguyên nhân dẫn đến vàng da. Khi bé mang kháng thể từ mẹ sẽ khiến tế bào máu của bé phân hủy nhanh hơn bình thường. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm vào tĩnh mạch các globulin miễn dịch – một loại protein trong máu có thể làm giảm mức độ kháng thể, giảm bớt sự cần thiết phải truyền máu.
Phương pháp truyền máu trao đổi
Khi bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh trở nên nặng và không thể điều trị bằng những phương pháp trên thì em bé cần phải được truyền máu. Phương pháp này được thực hiện bằng cách nhiều lần rút một lượng máu nhỏ của bé, sau đó làm loãng mật độ bilirubin, rồi cuối cùng lại truyền trở lại cơ thể bé.
Khi tình trạng vàng da của bé ở mức độ nhẹ, không nghiêm trọng, bác sĩ thường khuyên nên áp dụng những biện pháp sau khi ở nhà:
Cho bé bú thường xuyên
Mẹ cho bé bú thường xuyên sẽ cung cấp chất dinh dưỡng hơn, giúp bé đi tiêu nhiều hơn, tức tăng bài tiết bilirubin qua đường phân.
Cho ăn bổ sung
Nếu bé giảm cân, mất nước, bú mẹ không thuận lợi thì mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa bột để bổ sung chất dinh dưỡng. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ thường khuyên mẹ cho bé ăn sữa ngoài 1 vài ngày rồi mới cho bé bú trở lại.
Lời khuyên của bác sĩ để phòng chống bệnh vàng da là cho bé ăn đủ. Trẻ cần được bú mẹ 8-12 lần/ ngày trong vài ngày đầu đời. Trong tuần đầu tiên, bé nên bú 2-3 giờ/lần, mỗi lần 30-60ml sữa mẹ.
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, mẹ cần có những phương pháp điều trị và biện pháp phòng chống để trẻ không mắc bệnh vàng da