Vàng da ở trẻ, làm sao để điều trị?

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng đổi màu da và mắt trẻ. Do máu của bé chứa quá nhiều bilirubin – một sắc tố màu vàng, màu của các tế bào máu đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh vàng da. Đây là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng.

Vàng da ở trẻ, làm sao để điều trị? Vàng da ở trẻ, làm sao để điều trị?

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng đổi màu da và mắt trẻ. Do máu của bé chứa quá nhiều bilirubin – một sắc tố màu vàng, màu của các tế bào máu đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh vàng da.

Đây là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng. Do gan của bé chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu nên dẫn đến hiện tượng thay đổi màu da và mắt.

Thông thường bệnh vàng da ở trẻ thường sẽ tự khỏi trong vài tháng, nhưng trong trường hợp trẻ không thể tự khỏi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như gây tổn thương não. Do vậy nếu trẻ đã lớn hơn 3 tháng mà da vẫn không có màu sắc bình thường, bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Dấu hiệu

Màu vàng xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể như mặt, ngực, bụng, cánh tay, chân và mắt.

Khi nhấn ngón tay nhẹ nhàng lên trán hoặc mũi của trẻ, phần bị nhấn có màu vàng thì có thể trẻ đã có triệu chứng vàng da.
vicare.vn-vang-da-o-tre-lam-sao-de-dieu-tri-body-1

Cách điều trị vàng da tự nhiên

Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé là một trong những phương pháp hiệu quả điều trị vàng da. Mẹ trẻ nên cho bé bú thường xuyên, sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn, giúp bé có thể tăng bài tiết bilirubin qua đường phân sau khi bú. Mẹ cũng lưu ý cung cấp, bồi bổ dinh dưỡng cho bản thân hơn để lợi sữa, giúp bé có thêm chất dinh dưỡng. Các dinh dưỡng cần thiết trong thời kì hậu sản thường được khuyến nghị là nhiều rau củ, thịt, cá, các loại trái cây chứa nhiều vitamin A, D, E, C cùng các loại ngũ cốc...Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ là cách gián tiếp bồi bổ cho trẻ, giúp trẻ mau chóng hình thành hệ miễn dịch, tạo được nhiều kháng thể chống chọi lại với những tác động từ bên ngoài. Bên cạnh đó, trong sữa non của mẹ chứa rất nhiều khoáng chất có thể giúp trẻ giảm dần hiện tượng vàng da.

Nếu bé đang trong tình trạng bị giảm cân, mất nước, bú mẹ không thuận lợi thì mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa bột để bổ sung chất dinh dưỡng. Trong nhiều trường hợp đặc thù khi bé thiếu dinh dưỡng nặng, các bác sĩ có thể chẩn đoán kiểm tra để đưa ra các hướng dẫn, thảo luận với mẹ trẻ và chỉ định cho trẻ bú sữa ngoài một vài ngày rồi mới quay lại cho bú sữa mẹ.

Cho bé ăn, bú đủ là phương pháp hữu hiệu nhất để chữa vàng da theo lời khuyên của bác sĩ. Trong vài ngày đầu đời, trẻ nên được cho bú từ 8 đến 12 lần mỗi ngày. Mẹ nên cho bé bú cách khoảng 2 đến 3 giờ mỗi lần và từ 30 đến 60 ml sữa mẹ. Đồng thời, mẹ trẻ cũng nên chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé và tắm nắng thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ, để giúp trẻ hình thành hệ miễn dịch sớm hơn và ngày càng hoàn thiện.
vicare.vn-vang-da-o-tre-lam-sao-de-dieu-tri-body-2

Ngoài ra, chứng vàng da ở mức độ vừa có thể được điều trị bằng cách đặt bé dưới ánh đèn sáng trắng hoặc xanh. Đây là phương pháp trị liệu thường dùng tại các bệnh viện phụ sản, phương pháp này được gọi là trị liệu bằng ánh sáng (phototherapy). Do trong ánh sáng có tác dụng phá hủy chất bilirubin gây vàng da và làm nhạt màu vàng đi. Tuy nhiên, việc điều trị bằng ánh sáng có thể gây ra hiện tượng đi phân lỏng ở trẻ. Điều may mắn là triệu chứng này có thể được điều trị rất đơn giản với hành động cho bé uống nhiều nước hơn.

Các mẹ trẻ cũng cần lưu ý rằng việc đưa con ra phơi dưới nắng mà không có sự kiểm soát hay theo dõi của bác sĩ sản khoa có thể gây cháy nắng, nhiều trường hợp gay nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Trong trường hợp bị vàng da nghiêm trọng, tùy theo ý kiến bác sĩ mà bé cần được truyền máu để thay thế các tế bào và giúp đẩy các chất bilirubin ra ngoài cơ thể.