Vai trò của Insulin với cơ thể con người
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng, trong bệnh lý này, hormon Insulin đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh và biện pháp điều trị. Vậy hormon Insulin là gì? Vai trò của Insulin đối với cơ thể con người như thế nào?
Vai trò của Insulin với cơ thể con người
1. Hormon Insulin là gì?
Insulin là một hormon do tế bào beta của tụy tiết ra có vai trò làm giảm đường huyết. Insulin có trọng lượng phân tử khoảng 5808 Dalton và được cấu trúc bởi hai chuỗi polypeptid: A và B.
2. Tác dụng của Insulin?
Insulin là hormon duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường máu. Hiệu quả này do tác dụng của insulin lên quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein trong cơ thể.
2.1 Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa glucid (tinh bột)
Insulin làm tăng dự trữ glycogen và thoái hóa glucose ở cơ. Sau bữa ăn, lượng glucose máu (đường máu) tăng cao sẽ kích thích tiết insulin, dẫn đến tăng vận chuyển glucose vào tế bào. Nếu cơ không hoạt động, glucose được chuyển sang dạng dự trữ là glycogen.
Nếu glucose máu tăng cao mà glucose lại không đi vào được bên trong tế bào sẽ dẫn đến tình trạng tăng áp lực thẩm thấu máu có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. Khi thiếu insulin, tế bào không có đủ glucose để chuyển hóa thành năng lượng, quá trình chuyển hóa trong tế bào đi theo con đường chuyển hóá lactic, có thể gây toan máu.
Một trong những tác dụng quan trọng nhất của insulin là chuyển phần lớn glucose ở gan thành dạng glycogen để dự trữ. Khi lượng glucose máu bị giảm sự tiết insulin bị ức chế thì glycogen lại được phân ly để giải phóng thành glucose vào máu.
Ngoài ra, insulin còn ức chế quá trình tân tạo đường trong cơ thể (tân tạo đường là quá trình sử dụng acid amin trong cơ thể để tạo thành glucose).
2.2 Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa lipid (chất béo)
Insulin làm tăng tổng hợp acid béo từ glucid và vận chuyển chúng tới mô mỡ.
Khi thiếu insulin, sẽ dẫn đến tăng glycerol và acid béo trong máu (tăng mỡ máu). Nồng độ lipid (chất béo) trong máu tăng dẫn đến vữa xơ động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.
2.3 Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa protein (chất đạm)
Insulin làm tăng tổng hợp và dự trữ protein ở hầu khắp tế bào của cơ thể. Nếu thiếu Insulin, sự phân giải protein tăng, làm giảm protein ở các mô, cơ thể gầy sút. Đó là lý do tại sao các bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện uống nhiều, ăn nhiều nhưng lại gầy sút cân nhanh.
3. Insulin hoạt động như thế nào?
Để phát huy tác dụng của mình, insulin cần được gắn vào tế bào đích thông qua thụ cảm thể (receptor) của insulin trên bề mặt tế bào.
4. Insulin và bệnh đái tháo đường:
Ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 1, tế bào beta của tụy bị phá hủy dẫn đến thiếu insulin hoàn toàn. Do vậy bệnh nhân đái tháo đường type 1 cần phải được điều trị bằng cách bổ sung Insulin từ bên ngoài vào cơ thể.
Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, cơ thể vẫn sản xuất được Insulin nhưng lại có hiện tượng kháng insulin ở tế bào đích. Ở giai đoạn đầu của bệnh, cơ thể phản ứng bằng cách tăng tiết insulin, khi bệnh tiến triển, các tế bào beta của tụy bị suy giảm dẫn tới bệnh nhân đái tháo đường type 2 phải điều trị phối hợp thuốc, thậm chí có thể bao gồm cả điều trị bằng insulin.
5. Ứng dụng của Insulin trong điều trị đái tháo đường:
Từ thông tin về tác dụng cũng như vai trò của insulin trong bệnh lý đái tháo đường, chúng ta có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của nó trong việc điều trị đái tháo đường.
Hiện nay, Insulin chủ yếu được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp. Dựa vào thời gian tác dụng của Insulin mà người ta chia Insulin thành 3 loại chính:
Ngoài ra còn có một số chế phẩm insulin phối hợp giữa các loại insulin có thời gian tác dụng khác nhau như: Mixtard (NPH/regular) 70/30
Ngoài ra còn một số dạng Insulin khác:
- Insulin dạng uống: ngày nay ở một số nước đã nghiên cứu insulin dưới dạng uống, khi tới ruột non được giải phóng và không bị dịch vị phá hủy.
- Insulin dạng xịt: có thể xịt vào miệng hoặc mũi, thuốc ngấm qua đường niêm mạc hô hấp gây hạ đường huyết nhanh hơn.
- Bút tiêm Insulin: tiện lợi khống chế chính xác lượng Insulin tiêm vào.
Tuy nhiên, dạng Insulin tiêm vẫn là dạng phổ biến nhất hiện nay.
6. Khi nào người bệnh được chỉ định điều trị bằng insulin?
Chỉ định điều trị bằng Insulin:
- Đái tháo đường type 1 là bắt buộc phải điều trị bằng insulin.
- Cấp cứu tiền hôn mê hoặc hôn mê do đái tháo đường.
- Đái tháo đường type 2 đã được điều trị phối hợp các loại thuốc uống nhưng không có hiệu quả.
- Bệnh nhân đái tháo đường đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn nặng hoặc gầy sút cân nhiều, suy dinh dưỡng.
- Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng tổn thương cơ quan đích (tim, thận, não) như: đột qụy não, nhồi máu cơ tim, suy thận do đái tháo đường...
- Bệnh nhân đái tháo đường cần ổn định đường máu trước, trong và sau phẫu thuật.
- Đái tháo đường ở phụ nữ có thai.
7. Những lưu ý khi sử dụng insulin:
Khi sử dụng thuốc Insulin người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Tiêm thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ, tiêm đúng giờ quy định.
- Nên luân chuyển vị trí tiêm để tránh loạn dưỡng mỡ do insulin.
- Bảo quản Insulin ở ngăn mát tủ lạnh.
- Có chế độ ăn uống, luyện tập thể thao phù hợp dành cho người đái tháo đường, tránh bỏ bữa gây hạ đường huyết.
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp những thông tin tổng quan nhất về vai trò của insulin đối với sức khỏe con người, để tìm hiểu thêm về cách tiêm insulin, chế độ ăn dành cho người đái tháo đường
Xem thêm:
- Bà bầu phải nhịn ăn bao lâu trước khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
- 8 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tuýp 2
- Bệnh tiểu đường type 1 có nguy hiểm như bạn nghĩ?