Vắc xin viêm gan B tiêm mấy mũi? Lịch tiêm thế nào?

Viêm gan siêu vi B là một căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe của lá gan và đặc biệt có khả năng lây nhiễm cao. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn việc mắc phải chứng bệnh này bằng cách thực hiện đầy đủ các mũi vắc xin viêm gan B phòng bệnh. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa nắm rõ vắc xin viêm gan B tiêm mấy mũi và lịch tiêm thế nào?

Vắc xin viêm gan B tiêm mấy mũi? Lịch tiêm thế nào? Vắc xin viêm gan B tiêm mấy mũi? Lịch tiêm thế nào?

Vắc xin viêm gan B là gì?

Virus viêm gan B tồn tại trong máu và dịch thể, có thể lây truyền theo 3 đường là từ mẹ sang con, đường máu và quan hệ tình dục không dùng bao cao su. Lúc này, việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B đầy đủ giúp tạo miễn dịch lâu dài và phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.

Vắc xin viêm gan B là loại vắc xin bất hoạt, tinh khiết, tái tổ hợp sản xuất từ kỹ thuật di truyền sử dụng kháng nguyên HbsAg được tổng hợp từ tế bào động vật hay nấm men. Nó hoạt động trên nguyên lý sau khi tiêm vào trong cơ thể, nó tự động sản sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus viêm gan B, bảo vệ gan khỏi những tổn thương không đáng có.

Vắc xin viêm gan B được chỉ định chủng ngừa cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên dưới 19 tuổi. Ngoài ra, vắc xin này còn được khuyến cáo sử dụng cho người lớn chưa được tiêm phòng nhưng có nguy cơ nhiễm bệnh cao như: quan hệ với bạn tình bị nhiễm viêm gan B, quan hệ đồng giới nam, sử dụng chung kim tiêm, tiền sử gia đình có người từng bị nhiễm virus viêm gan B, người có nguy cơ phơi nhiễm cao, ...

Vắc xin viêm gan B có mấy loại?

vicare.vn-vac-xin-viem-gan-b-tiem-may-mui-lich-tiem-nao-body-1
Vắc xin viêm gan B Heberbiovac HB

Vắc xin viêm gan B được bào chế thành 2 dạng:

  • Đơn giá (chỉ phòng viêm gan B)
  • Đa giá (dạng hỗn hợp phối hợp với các vắc xin khác), bao gồm: vắc xin 4 trong 1, vắc xin 5 trong 1, vắc xin 6 trong 1

Hiện tại, vắc xin ngừa viêm gan B có những loại như: vắc xin viêm gan B Heberbiovac HB do Cu Ba sản xuất, vắc xin viêm gan B Engerix B của Bỉ, Hepavax – Gene của Hàn Quốc. Việt Nam cũng đã nghiên cứu và sản xuất thành công vắc xin Gene-Hbvax phòng bệnh viêm gan B.

Có thể sử dụng vắc xin của các nhà sản xuất khác nhau dùng để tiêm cho cùng một người. Do vậy, bạn không nên quá lo lắng về tình trạng khan hiếm hoặc hết thuốc mà có thể linh hoạt để đảm bảo tiêm đúng lịch và đủ số mũi tiêm.

Vắc xin viêm gan B cần tiêm mấy mũi?

Tùy thuộc vào độ tuổi và mục đích (cần hiệu giá kháng thể cao hay nhanh) mà số mũi tiêm viêm gan B có thể khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh thì sẽ được tiêm 3 mũi và 1 mũi nhắc lại. Riêng với trẻ lớn và người trưởng thành tiêm 3 mũi trong vòng 6 tháng. Những đối tượng là người nghi ngờ nhiễm virus viêm gan B hoặc chuẩn bị đi vào vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao cần hiệu quả bảo vệ nhanh có thể tiêm 3 mũi trong vòng 21 ngày.

Lịch tiêm vắc xin viêm gan B như thế nào?

Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh:

Trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh tốt nhất là 24 giờ sau sinh. Lưu ý chỉ sử dụng vắc xin đơn giá để tiêm liều sơ sinh. Ngoài mũi sơ sinh, trẻ được khuyến cáo về lịch tiêm vắc xin viêm gan B theo phác đồ sau:

  • Mũi tiêm thứ nhất: 2 giờ đầu sau sinh
  • Mũi tiêm thứ 2: 2 tháng tuổi
  • Mũi tiêm thứ 3: 3 tháng tuổi
  • Mũi nhắc lại: tiêm mũi 4 sau 1 năm

Với lịch tiêm trên hiệu giá kháng thể đạt nhanh, nếu muốn hiệu giá kháng thể đạt cao, bạn có thể tiêm phòng viêm gan B cho trẻ với phác đồ sau:

  • Mũi tiêm thứ nhất: lần đầu đến tiêm (cần tiêm trong tháng đầu tiên sau khi sinh)
  • Mũi tiêm thứ hai: sau mũi 1 một tháng
  • Mũi tiêm thứ ba: sau mũi 2 sáu tháng
  • Mũi nhắc lại: sau 5 năm
vicare.vn-vac-xin-viem-gan-b-tiem-may-mui-lich-tiem-nao-body-2

Với người lớn:

Người lớn trước khi tiêm vắc xin viêm gan B cần làm xét nghiệm máu (HBsAg và anti-HBs) để xem mình đã bị nhiễm hoặc có kháng thể hay chưa. Dựa vào kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định có tiêm hay không. Nếu kết quả âm tính, nghĩa là bạn chưa mắc bệnh và cần tiêm phòng tránh lây nhiễm. Nếu HBsAg dương tính là bạn đã mắc bệnh viêm gan B hoặc anti-HBs dương tính là đã có kháng thể với virus viêm gan B thì không cần phải tiêm phòng nữa.

Phác đồ tiêm cho người lớn như sau:

  • Mũi tiêm thứ nhất: lần đầu đến tiêm
  • Mũi tiêm thứ hai: sau mũi 1 một tháng
  • Mũi tiêm thứ ba: sau mũi 2 sáu tháng

Đối với người cần hiệu quả nhanh thì tiêm theo lịch sau:

  • Mũi tiêm thứ nhất: lần đầu đến tiêm
  • Mũi tiêm thứ hai: sau mũi 1 bảy ngày
  • Mũi tiêm thứ ba: sau mũi hai 21 ngày

Vắc xin viêm gan B có giá bao nhiêu?

Hiện nay, vắc xin viêm gan B đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, vì thế nếu trẻ trong độ tuổi cần chủng ngừa sẽ được miễn phí hoàn toàn.

Tuy nhiên, nếu có nhu cầu tiêm dịch vụ, bạn cũng có thể lựa chọn tiêm tại các trung tâm tiêm chủng uy tín. Thực tế có nhiều loại vắc xin phòng viêm gan B được cấp phép và đang lưu hành. Tùy thuộc vào loại vắc xin và đối tượng tiêm mà giá có thể khác nhau.

Nhìn chung, mức giá cho một mũi tiêm dao động trên dưới 200.000 đồng/mũi. Để biết được chi phí chính xác, bạn hãy liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế dự định tiêm phòng để nhờ tư vấn.

Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin viêm gan B

vicare.vn-vac-xin-viem-gan-b-tiem-may-mui-lich-tiem-nao-body-3
Có thể có tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin

Bất cứ loại vắc xin nào cũng có nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ. Theo đánh giá, đau ở vị trí tiêm và sốt nhẹ là tác dụng phụ phổ biến nhất. Các phản ứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi ngay sau đó nhưng cũng có thể có các phản ứng nghiêm trọng nhưng rất hiếm gặp.

Ngoài ra, một số triệu chứng hiếm gặp có thể xảy ra là:

  • Toàn thân: sốt, khó chịu, mệt mỏi, có biểu hiện như cảm cúm
  • Hệ tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng
  • Hệ thần kinh trung ương và ngoại biên: dị cảm, chóng mặt, nhức đầu
  • Hệ cơ xương: đau cơ, đau khớp
  • Hệ gan mật: chức năng gan có thể bị ảnh hưởng
  • Da: phát ban, nổi mề đay, ngứa

Trường hợp hiếm gặp có thể bị phản ứng phản vệ, ngất hoặc hạ huyết áp, co thắt phế quản, viêm não, viêm màng não, liệt, ...

Khi thấy bất kỳ vấn đề với vắc xin viêm gan B, bạn cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn, tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng có thể diễn ra.

Những lưu ý khi tiêm vắc xin viêm gan B

  • Những tác dụng phụ nhẹ sau khi tiêm không mất dần đi sau 3 ngày thì cần đến gặp bác sĩ để thăm khám.
  • Cần theo dõi chặt chẽ và thông báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng nặng với vắc xin viêm gan B trước đây hoặc với bất kỳ thành phần nào trong đó.
  • Trong cùng một liệu trình tiêm chủng có thể chuyển từ vắc xin của hãng này sang hãng khác.
  • Nếu bị gián đoạn trong khi tiêm thì không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu. Nhưng bạn nên cố gắng để đảm bảo tiêm đúng lịch để đạt hiệu quả bảo vệ tối đa.
  • Nên ngừng tiêm khi đối tượng đang bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính.
  • Sự đáp ứng miễn dịch không giống nhau ở tất cả người tiêm mà còn phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng, bệnh tiểu đường, hút thuốc, ... Vì vậy nên theo dõi và cân nhắc tiêm mũi bổ sung khi thấy cần thiết.
  • Có thể tiêm vắc xin viêm gan B cho bà mẹ mang thai và đang cho con bú. Hiện nay vẫn chưa ghi nhận có ảnh hưởng nào lên sự phát triển của bào thai và em bé bú mê.
  • Những trường hợp sau nên làm xét nghiệm kháng thể nhằm đánh giá hiệu quả: trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virus viêm gan B, người có suy giảm hệ miễn dịch như HIV, suy tuỷ, hóa trị, người có nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp cao, ...

Xem thêm:

  • Bạn có biết: Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao gấp 50-100 lần so với virus HIV?
  • Nguy cơ xơ gan, ung thư gan do viêm gan siêu vi B, phòng ngừa thế nào?
  • Những điều cần biết về viêm gan siêu vi B