Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella được tiêm vào lúc nào?
Hằng năm, có rất nhiều ca tử vong vì bệnh Sởi - Quai bị - Rubella. Đến nay, bệnh truyền nhiễm này vẫn là bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Vì vậy, tiêm vaccine là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. HoiBenh xin cung cấp cho các bạn một số thông tin về bệnh và thời điểm tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella ở bài viết dưới đây.
Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella được tiêm vào lúc nào?
Hằng năm, có rất nhiều ca tử vong vì bệnh Sởi - Quai bị - Rubella. Đến nay, bệnh truyền nhiễm này vẫn là bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Vì vậy, tiêm vaccine là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. HoiBenh xin cung cấp cho các bạn một số thông tin về bệnh và thời điểm tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella ở bài viết dưới đây.
Bệnh Sởi - Quai bị - Rubella và biến chứng
Bệnh Sởi
Sởi (measles) là bệnh do virus sởi gây nên, lây truyền rất nhanh, lây lan thành dịch. Bệnh sởi lây qua đường hô hấp, qua đường giọt bắn, qua đường tiếp xúc khi người lành chạm tay vào các bề mặt có chứa virus (mặt bàn, mặt ghế, tủ, nắm đấm cửa ... ), sau đó vô tình cho vào mũi, mắt, miệng.
Bệnh để lại nhiều biến chứng trên nhiều cơ quan.
- Trên đường hô hấp trên có thể viêm mũi có mủ, viêm họng, viêm tai giữa, viêm thanh quản ...
- Trên đường hô hấp dưới có thể bị viêm phổi.
- Trên hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến viêm não, viêm tủy.
- Trên mắt: gây viêm giác mạc, viêm mủ, loét giác mạc
- Trên đường tiêu hóa: tiêu chảy, gây viêm ruột thừa cấp ...
- Suy dinh dưỡng
Đối với bà mẹ có thai, bị sởi trong giai đoạn mang thai có thể dẫn đến thai chết lưu, sẩy thai, đẻ non,...
Bệnh Quai bị
Bệnh quai bị (parotitis epidemica) là bệnh bị viêm tuyến mang tai do virus quai bị gây nên. Đây là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp, đường giọt bắn. Biểu hiện phổ biến nhất là sưng do viêm tuyến nước bọt mang tai. Bệnh ảnh hưởng lên các tuyến nước bọt khác, tinh hoàn, tuyến tụy và thần kinh trung ương, có thể có một số biến chứng sau.
- Ở nam giới, bị quai bị có thể dẫn đến viêm tinh hoàn nặng cả hai bên, có thể teo tinh hoàn gây vô sinh.
- Có thể dẫn đến đái tháo đường do viêm tụy
- Có thể bị điếc do gây tổn thương dây thần kinh VIII.
- Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, nhiễm quai bị có thể gây sẩy thai, sinh non.
Bệnh Rubella
Rubella hay còn gọi là sởi Đức, do virus Rubella gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, đường giọt bắn, đối với phụ nữ có thai thì lây truyền từ mẹ sang thai nhi. Một số biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh như: sốt, phát ban, nổi hạch. Bệnh có thể để lại một số biến chứng như sau:
- Viêm não, viêm màng não
- Xuất huyết giảm tiểu cầu, gây xuất huyết dưới da, niêm mạc, nội tạng.
- Viêm phổi, viêm khớp, viêm tinh hoàn
- Ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong thời gian 18 tuần đầu, có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, hội chứng Rubella bẩm sinh.
Phòng bệnh bằng Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella
Vắc xin sởi, quai bị, Rubella đều là vắc xin sống giảm động lực. Mục đích của tiêm vaccine là để phòng bệnh, kích thích cơ thể sản sinh ra miễn dịch chủ động, đặc hiệu để chống lại virus sởi, quai bị và Rubella.
Hiện nay, có rất nhiều loại vaccine được bán trên thị trường. Có vaccine đơn và vaccine kết hợp phòng nhiều bệnh trong một mũi.
- Vaccine phối hợp 3 trong 1 phòng bệnh Sởi - Quai bị - Rubella hiện nay có MMR, được tiêm cho trẻ 12 tháng tuổi. Mũi này nên được nhắc lại khi trẻ 3-4 tuổi.
- Vaccine 2 trong 1 phòng bệnh sởi - Rubella hiện nay có MR, thường sử dụng cho trẻ trên 12 tháng tuổi
- Vaccine đơn chỉ phòng bệnh sởi là MVVAC: chuyên dùng cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.
Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella được tiêm vào lúc nào?
- Vaccine sởi - quai bị - rubella sẽ được tiêm vào thời điểm 9 tháng tuổi, và tiêm nhắc lại mũi thứ hai vào thời điểm trẻ được 18 tháng.
- Trong gia đình, có trẻ dưới 5 tuổi chưa mắc bệnh Sởi - Quai bị - Rubella chưa tiêm vắc xin đầy đủ, cần chủ động đi tiêm phòng
- Phụ nữ trước khi mang thai, cần chủ động đi tiêm phòng vắc xin sởi, quai bị, rubella 3 tháng trước khi mang thai, để phòng bệnh cho con và mẹ. Nên tiêm phòng mũi 3 trong 1, để phòng được cả 3 bệnh Sởi, Quai bị và Rubella.
Một số trường hợp lưu ý không tiêm vaccine Sởi - Quai bị - Rubella
- Phụ nữ có bầu không nên tiêm vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella, Cần tiêm vắc xin sởi trước khi có thai 3 tháng.
- Phụ nữ khi cho con bú có thể tiêm vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella, nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ. Vì vắc xin sởi sẽ đi qua sữa mẹ.
- Những người có dị ứng với các thành phần trong vaccine sởi như: gelatin, neomycin thì sẽ không được tiêm vaccine sởi.
- Những trường hợp suy giảm miễn dịch, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch, ốm, sốt, mắc bệnh ác tính ... thì sẽ không tiêm vaccine Sởi - Quai bị - Rubella.
Một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vaccine Sởi - Quai bị - Rubella
Một số tác dụng phụ có thể sẽ gặp sau khi tiêm vaccine sởi, Quai bị hoặc Rubella như: sốt, phát ban, sưng, nóng đỏ, đau tại vị trí tiêm thuốc...Hiện tượng này là khi cơ thể có phản ứng với kháng nguyên của virus giảm động lực có trong vaccine. Hiện tượng này sẽ hết sau 1 -2 ngày mà không cần điều trị thêm.
Tiêm vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella là biện pháp phòng tránh bệnh khá hiệu quả hiện nay. Tiêm vắc xin vào đúng thời điểm, đúng lúc sẽ phát huy tốt hiệu quả phòng bệnh nhất.
Xem thêm:
- Các xét nghiệm cần làm để phát hiện bệnh sởi
- Xét nghiệm rubella ở đâu tốt?
- Dấu hiệu của bệnh quai bị ở người lớn, bạn đã biết?