Vắc-xin Pneumococcal: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ
Theo một thống kê ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 6 triệu trẻ em và 18.000 người lớn chết do nhiễm Pneumococcal (phế cầu khuẩn). Cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng kể từ khi sản xuất được vắc-xin Pneumococcal, tỷ lệ trẻ em bị mắc phế cầu nặng giảm đến 80%. Vậy vắc-xin Pneumococcal là gì, tác dụng, đối tượng sử dụng ra sao? Hãy tham khảo một số thông tin dưới đây.
Vắc-xin Pneumococcal: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ
Vắc-xin Pneumococcal là gì?
Pneumococcal có tên khoa học đầy đủ là Streptococcus pneumoniae, hay còn hay gọi là phế cầu khuẩn. Loại cầu khuẩn này có thể xâm nhiễm vào cơ thể gây ra một số bệnh nguy hiểm đến tính mạng như nhiễm trùng màng não, nhiễm trùng màng bao ngoài não, viêm phổi, nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng huyết.
Vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên giúp cơ thể đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh và chữa bệnh. Vắc-xin Pneumococcal là một loại chế phẩm giúp phòng bệnh do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) gây ra.
Tác dụng của vắc-xin Pneumococcal?
Tiêm vắc-xin Pneumococcal có thể giúp phòng ngừa 13 chủng viêm cầu khuẩn. Từ đó giúp phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn phế cầu nguy hiểm đến tính mạng như bệnh nhiễm trùng huyết, bệnh nhiễm trùng não, nhiễm trùng phổi...
Tại sao phải tiêm phòng vắc-xin Pneumococcal?
Việc tiêm phòng có thể phòng bệnh nhiễm trùng gây ra bởi phế cầu khuẩn ở cả người lớn, người già và trẻ em. Việc tiêm phòng Vắc-xin phế cầu khuẩn có thể vì một số lý do dưới đây:
Phế cầu khuẩn dễ lây truyền
Vi khuẩn Pneumococcal (phế cầu khuẩn) có thể dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác. Con vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng tai và có thể tấn công lên các cơ quan khác như:
- Máu (nhiễm trùng huyết)
- Phổi (viêm phổi)
- Não và tủy (viêm màng não...)
Trẻ em, người già rất dễ nhiễm phế cầu khuẩn
Hầu hết mọi người đều có nguy cơ lây nhiễm phế cầu khuẩn ( lây qua tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết tai, mũi, họng). Tuy nhiên nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao nhất là trẻ em dưới 2 tuổi, người già trên 65 tuổi, người mắc một số bệnh như suy giảm miễn dịch hoặc người hút thuốc lá trong thời gian dài. Vi khuẩn phế cầu khuẩn này có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng hoặc tổn thương vĩnh viễn:
- Người lớn: tổn thương não, gây điếc..
- Trẻ em: có thể gây tổn thương vùng não, thậm chí gây tử vong ( cứ khoảng 10 trẻ em nhiễm pneumococcal thì có 1 trẻ em tử vong)
Tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh gia tăng
Hơn nữa, hiện nay phác đồ điều trị nhiễm phế cầu khuẩn chủ yếu dùng các kháng sinh. Một số kháng sinh đã cho thấy hiệu quả không được như trước, và tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng. Vì vậy việc phòng bệnh hơn lúc nào hết trở nên vô cùng quan trọng.
Ai nên tiêm phòng vắc-xin Pneumococcal?
Vắc-xin Pneumococcal có thể dùng để:
- Chích ngừa cho trẻ em từ 12- 15 tháng tuổi, 2 tuổi, 4 tuổi hoặc 6 tuổi.
- Ngoài ra vắc-xin này cũng được khuyên dùng cho mọi lứa tuổi từ 2 tuổi đến 64 tuổi bị mắc một số bệnh như bệnh bạch cầu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh ung thư bạch huyết, bệnh suy giảm miễn dịch.
- Bên cạnh đó những người trên 65 tuổi, những người hút nhiều thuốc lá cũng nên tiêm phòng phế cầu khuẩn.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định liều và số mũi phù hợp.
Với việc chích phòng ngừa trên trẻ sơ sinh, thường tiêm 3 liều :
- Liều đầu tiên thường được tiêm lúc 2 tháng tuổi
- Liều thứ 2 được tiêm lúc 4 tháng tuổi
- Liều thứ 3 được tiêm lúc 12 tháng tuổi
Tiêm chích ngừa thêm một mũi vào lúc 6 tháng tuổi cho trường hợp trẻ sơ sinh không có lá lách hoặc lá lách không hoạt động bình thường.
Một số người không nên tiêm vacxin Pneumococcal
Những người có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc-xin phế cầu khuẩn hoặc có nguy cơ xảy ra dị ứng không nên tiêm loại vắc xin này. Hãy thông báo và trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe để bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định phù hợp.
Các phản ứng có thể có sau khi tiêm vắc-xin Pneumococcal?
- Phản ứng thông thường của thuốc: đau, sưng, đỏ nơi tiêm thuốc
- Triệu chứng mất có thể biến mất sau 1-2 ngày: một số có thể sốt, buồn ngủ, ăn uống mất ngon, đau nhức cơ bắp hoặc khớp xương
- Một số người bị ngất xỉu: sau khi tiêm phòng, hãy ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 15 phút. Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, hoặc ù tai cần báo ngay cho bác sĩ biết.
- Đau nặng vai, khó cử động ở cánh tay tiêm (thường hiếm gặp)
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (xác suất gặp nhỏ hơn 1/1.000.000 người tiêm) : sốc phản vệ gồm các triệu chứng như nổi ban đỏ, khó thở, sưng cuống họng, lưỡi hoặc môi.
Những việc cần làm khi gặp các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin pneumococcal?
- Sau khi tiêm nên chú ý đến các dầu hiệu dù là nhỏ nhất của cơ thể, đặc biệt là triệu chứng sốt cao hoặc dị ứng
- Chú ý các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, tim đập nhanh, khó thở, sưng họng, chóng mặt, yếu sức... xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiêm phòng. Khi có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ như trên hãy ngay lập tức gọi cấp cứu, hoặc báo ngay cho bác sĩ của bạn để được chữa trị kịp thời.
Nguy cơ phản ứng phụ với vắc-xin pneumococcal?
Bất cứ loại thuốc nào, kể cả vắc xin đều có nguy cơ xảy ra phản ứng phụ nhất định. Những phản ứng này hầu hết thường nhẹ và tự khỏi, tuy nhiên một số trường hợp hiếm vẫn có thể xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng.
Cụ thể tỷ lệ một số phản ứng ở trẻ em như sau:
- Cứ 1 trong số 3 đứa trẻ bị đau ở vị trí tiêm
- 1 trong 3 đứa trẻ bị sốt nhẹ, và 1 trong 20 đứa trẻ tiêm vắc xin sốt cao trên 39 độ C
- 8 trong số 10 đứa trẻ đi tiêm về quấy và khóc
Còn người lớn thường bị đau, đỏ sưng vị trí tiêm, có thể kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ...
Hiện nay vắc-xin Pneumococcal tại Việt Nam đều được nhập khẩu, có mặt tại hầu hết các điểm tiêm chủng lớn trong cả nước. Giá trung bình cho mỗi mũi tiêm khoảng 350.000-400.000 đồng.
Xem thêm:
- Những điều cần biết trước khi tiêm phòng vắc xin uốn ván
- Vắc xin viêm não Nhật Bản có những tác dụng phụ gì?
- Nên tiêm vắc xin viêm gan A trong những trường hợp nào?