Uống sắt khi mang thai những điều chị em cần lưu ý
Mang thai là thời điểm nhu cầu về sắt của phụ nữ tăng rất cao. Do đó, việc uống viên sắt khi mang thai nhằm bổ sung đầy đủ chất sắt là vô cùng cần thiết. Vậy, uống sắt khi nào, uống ra sao, chị em cần phải lưu ý những gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới để giúp bạn bổ sung sắt đúng cách, đạt hiệu quả cao trong suốt thai kỳ.
Uống sắt khi mang thai những điều chị em cần lưu ý
Mang thai là thời điểm nhu cầu về sắt của phụ nữ tăng rất cao. Do đó, việc uống viên sắt khi mang thai nhằm bổ sung đầy đủ chất sắt là vô cùng cần thiết. Vậy, uống sắt khi nào, uống ra sao, chị em cần phải lưu ý những gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới để giúp bạn bổ sung sắt đúng cách, đạt hiệu quả cao trong suốt thai kỳ.
1. Vai trò của sắt đối với phụ nữ mang thai
Sắt đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai.
Đây là khoáng chất cần thiết để tạo ra Hemoglobin (protein có trong hồng cầu). Chất này sẽ giúp di chuyển Oxy đến các cơ quan. Khi mang thai, để duy trì sự sống cho thai nhi và người mẹ, cơ thể cần phải sản xuất ra nhiều máu hơn bình thường. Nguồn sắt dự trữ có sẵn trong cơ thể không đáp ứng đủ. Do đó, nếu người mẹ không nhận đủ chất sắt từ chế độ ăn uống hằng ngày, thì việc uống sắt khi mang thai là phương pháp tối ưu nhằm bổ sung nguồn sắt dồi dào đồng thời hỗ trợ sự phát triển tốt cho thai nhi.
Việc thiếu sắt trong thời gian mang bầu sẽ có ảnh hướng xấu như: Mẹ sẽ thấy mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, hay sẩy thai hoặc thai nhi sẽ bị chết lưu. Càng về sau thai kỳ, thiếu sắt có thể gây ra tình trạng đẻ non, thai nhi kém phát triển, thai yếu. Nếu thiếu sắt trong giai đoạn sinh nở, mẹ có thể sẽ bị băng huyết sau sinh hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
2. Các dạng thuốc sắt phổ biến hiện nay cho bà bầu
Nếu chế độ dinh dưỡng hằng ngày không thể giúp phụ nữ mang thai hấp thu được đầy đủ nguồn sắt tự nhiên. Thay vào đó, bạn cần bổ sung thêm các chế phẩm có chứa sắt để đảm bảo lượng sắt cần thiết cho mẹ và thai nhi.
Hiện nay, trên thị trường thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có 2 nhóm:
- Sắt vô cơ (sắt sulfat): Thường bào chế dưới dạng viên nén giúp dễ uống.
- Sắt hữu cơ (sắt fumarat và sắt gluconat): Thường được bào chế thành dạng lỏng hoặc cũng có thể là dạng viên.
Đa phần các bác sĩ thường khuyến khích bà bầu nên sử sắt hữu cơ vì có ưu điểm hấp thu tốt và ít gây táo bón, nóng trong như sắt vô cơ. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng, sở thích và điều kiện kinh tế riêng của mỗi người, các mẹ bầu hãy lựa chọn cho mình một sản phẩm bổ sung sắt thật phù hợp.
3. Uống sắt khi mang thai những điều chị em cần lưu ý
3.1. Liều lượng bổ sung hợp lý
Sắt có vai trò rất quan trọng nhưng các mẹ tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi. Cần phải thăm khám, xét nghiệm cụ thể để bác sĩ kê đơn giúp bổ sung đúng hàm lượng chất sắt cần thiết. Việc tự ý uống sắt khi mang thai khi không có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến thừa sắt trong cơ thể, gây ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia:
- Phụ nữ trước khi mang thai cần bổ sung 15 mg sắt/mỗi ngày.
- Trong thời kỳ thai nghén, là 27 mg-45 mg sắt/ngày là tốt nhất.
- Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ: nên bổ sung ít nhất 9 mg sắt/ngày.
- Với các chị em có thể trạng yếu, được xác định thiếu máu do không bổ sung đủ chất sắt sẽ phải sử dụng 50-100mg/ngày để duy trì sự ổn định đảm bảo cung cấp đủ lượng máu cần thiết trong suốt thai kỳ.
3.2. Uống sắt khi mang thai đúng cách
Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn nên uống sắt khi bụng đói vì lúc này cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Nên uống vào buổi sáng hoặc chiều tối, trước bữa ăn khoảng 1 giờ hoặc uống sau khi ăn 2 giờ. Không nên uống trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn cồn cào và bị mất ngủ, đồng thời không tốt cho thận.
- Với phụ nữ đang mang thai, trước khi uống viên sắt nên ăn nhẹ để tránh dạ dày bị kích thích gây buồn nôn.
- Bạn không nên uống thuốc khi đang nằm, không uống cùng các loại nước có gas tốt nhất uống cùng với nước lọc. Nếu bạn uống thuốc sắt dạng nước được chứa trong ống thủy tinh, hoặc ống nhựa, có thể uống bằng ống hút hoặc sau khi uống nên súc miệng để tránh đen răng.
Ngoài ra, bạn cần ghi nhớ nguyên tắc sau:
- Không uống sắt cùng lúc sản phẩm có chứa hoặc thuốc canxi nếu bạn cần phải bổ sung canxi, bạn nên uống sắt vào buổi sáng và uống canxi vào buổi trưa hoặc chiều.
- Không uống cùng sữa, trà và cà phê sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt vào cơ thể.
- Nên uống sắt cùng nước cam, nước chanh, nước bưởi, hoặc các loại trái cây giàu vitamin c sẽ giúp hấp thu sắt tốt hơn.
4. Bổ sung nguồn sắt từ thực phẩm
Ngoài uống bổ sung từ các chế phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc có chứa sắt bạn cũng có thể tăng cường nguồn sắt bằng cách sử dụng các thực phẩm giàu sắt vào bữa ăn hàng ngày.
Bổ sung sắt từ động vật: hàm lượng sắt từ động vật sẽ hấp thụ tốt hơn cả thực vật, bạn ăn các loại thịt heo, bò hay thịt gà... Có thể bổ sung thêm gan động vật xen kẽ 1 đến 2 lần/tuần vào các bữa ăn hàng ngày, vì trong gan chứa rất nhiều sắt.
Bổ sung sắt thực vật: các loại rau rất giàu sắt rau muống, rau chân vịt, các loại hạt ngũ cốc, đậu... Bên cạnh đó, khi ăn thực phẩm giàu sắt, bạn nên tráng miệng bằng hoa quả như đu đủ, cam, bưởi, ổi... để giúp hấp thụ sắt tốt hơn.
Tóm lại, bài viết trên là những lưu ý giúp bạn có những tham khảo uống sắt khi mang thai một cách hiệu quả, mọi thắc mắc bổ sung sắt khi mang thai cần phải được sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
- Sai lầm khi mẹ bầu tự ý bổ sung sắt
- Tại sao bà bầu bị thiếu sắt?
- Nguyên tắc khi bổ sung thuốc sắt cho bà bầu