Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?
Từ xưa tới nay, mỗi khi nhắc đến ngải cứu, người ta thường chỉ nhớ đến công dụng trong việc chế biến thành những món ăn hoặc giải cảm. Tuy nhiên, ít ai biết được ngoài những công dụng đó, việc uống nước ngải cứu tươi còn có thể điều trị được rất nhiều bệnh. Vậy uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? Chúng ta hãy theo dõi bài viết sau đây.
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?
Đặc điểm của cây ngải cứu
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris, hay còn gọi là ngải diệp, nhả ngải, thuốc cứu,..., là một loại cây thuộc họ Cúc. Đặc điểm nhận biết của loại cây này là chúng thường có lá mọc so le, chẻ như lông chim, các phiến lá men theo cuống đến tận gốc. Lá ngải cứu hình mác dẹp, đầu nhọn, mặt trên nhẵn có màu lục sẫm còn mặt dưới có nhiều lông và có màu trắng tro.
Ngải cứu có mùi thơm, vị đắng, có tính ấm nên thường được sử dụng để chữa một số bệnh rất hiệu quả.
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?
Ngoài việc có thể dùng để chế biến thành một số món ăn, ngải cứu còn có thêm nhiều công dụng khác như: giúp tuần hoàn máu, xoa dịu những cơn đau cơ, giảm đau vùng bụng, nhuận tràng, lợi tiểu.... Đặc biệt, đây là một bài thuốc rất tốt cho bà bầu bị động thai, sảy thai liên tiếp.
Các công dụng của việc uống nước ngải cứu:
- Làm dịu làn da bị kích ứng: Uống nước ngải cứu là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để hỗ trợ điều trị những vấn đề về da do tiếp xúc da. Các chất chống oxy hóa có trong ngải cứu có khả năng làm dịu da, giảm ngứa, giảm kích ứng cho da. Ngoài ra, nước ngải cứu tươi còn giúp cho bạn có được một làn da khỏe mạnh, tươi sáng.
- Thanh lọc cơ thể: Nước ngải cứu tươi còn có khả năng loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi cơ thể, từ đó giúp thanh lọc, làm sạch mật, gan,..., tăng hiệu quả thải độc cho cơ thể.
- Điều hòa kinh nguyệt: Trước kì kinh nguyệt 1 tuần, nếu uống nước ngải cứu 3 lần/ngày, bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi, giảm đau bụng, máu kinh cũng đỏ và ít hơn.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Nước ngải cứu sẽ hỗ trợ rất tốt cho những người đang gặp vấn đề về dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, giảm hội chứng ruột kích thích,....
Một số bài thuốc chữa bệnh từ ngải cứu:
- Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt: Dùng các nguyên liệu: 12g ngải cứu, 10g sinh địa, 10g đương quy, 5g bạch thược, 3g xuyên khung, sắc với 800ml nước còn 300ml, lọc bỏ bã. Sau đó thêm 12g a giao và khuấy đều, uống 3 lần/ngày.
- Trị động thai: 24g ngải cứu, 12 quả đại táo, 24g sinh khương sắc lấy nước uống.
- Trị tử cung lạnh gây vô sinh: Các nguyên liệu ngải cứu, bạch thược, hương phụ, đương quy, xuyên khung, thục địa, tán bột làm thành viên, mỗi ngày uống từ 12 - 16g.
- Trị dọa sảy thai: ngải cứu, sa nhân đều 6g; bạch truật, a giao đều 15g; hoàng cầm, tô ngạnh đều 12g; đỗ trọ, tang ký sinh đều 24g; sắc lấy nước uống.
- Trị kinh nguyệt không đều, rong kinh, đau bụng do hành kinh: ngải cứu, hương phụ đều 500g, tá dược vừa đủ 1 lít, sắc thành nước uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml, uống 1 giờ trước mỗi bữa ăn sáng và tối.
- Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày kinh, mỗi ngày lấy 6 - 12g sắc với nước hoặc hãm với nước sôi, chia là 3 lần uống. Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày có kinh, lấy 10g ngải cứu khô, thêm 200ml nước sắc còn 100ml, thêm đường, mỗi ngày uống 2 lần. Có thể tăng liều lên gấp đôi, vẫn uống 2 lần/ngày, sẽ thấy hiệu quả sau 1 - 2 ngày.
- Giúp an thai: Trong thời gian mang thai nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu: dùng 16g ngải cứu, 16g tía tô, sắc với 600ml nước còn 100ml, uống 3 - 4 lần/ngày.
- Phụ nữ sau sinh bị biếng ăn, suy nhược, lạnh bụng: 20g ngải cứu, 200g gà ác, nấu lên, ăn gà, uống nước thuốc.
- Tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi: uống trà ngải cứu: dùng 1 thìa ngải cứu khô, băm nhỏ, cho vào nước sôi, đậy kín, để từ 3 - 5 phút, có thể thêm một chút đường cho dễ uống. Trà ngải cứu có tác dụng lưu thông mạch máu, trị rôm sảy, giảm sưng viêm, đặc biệt tốt cho các bà mẹ đang mang thai và cho con bú.
Một số lưu ý khi uống nước lá ngải cứu tươi
Mặc dù uống nước ngải cứu tươi có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện sức khỏe và chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên, nếu trong quá trình sử dụng bạn gặp phải một số dấu hiệu dị ứng thì bạn nên ngừng sử dụng và nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
Việc sử dụng nước ngải cứu tươi sẽ tốn khá nhiều thời gian chuẩn bị, nhất là những người bận rộn. Trong khi đó, nếu sử dụng không thường xuyên sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Do đó bạn nên cân nhắc trước khi uống nước ngải cứu tươi để chữa bệnh.
Xem thêm:
- Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu cực hiệu nghiệm
- Chườm muối ngải cứu có tác dụng gì?
- Ăn ngải cứu hàng ngày có tốt không?