Uống nước lá đinh lăng có tác dụng gì cho sức khỏe

Cây đinh lăng thường được trồng làm cây cảnh khá phổ biến. Không chỉ đẹp, đây còn là 1 vị thuốc có tác dụng giúp bồi bổ sức khỏe và chữa được nhiều loại bệnh. Vậy cụ thể uống nước lá đinh lăng có tác dụng gì cho sức khỏe?

Uống nước lá đinh lăng có tác dụng gì cho sức khỏe Uống nước lá đinh lăng có tác dụng gì cho sức khỏe

Những điều cần biết về cây đinh lăng

Cây đinh lăng còn có tên khoa học là Polyscias fruticosa L.Harras thuộc họ Nhân sâm. Trong dân gian, cây đinh lăng còn được gọi là cây Gỏi cá, cây Nam dương sâm.

Đây là loại cây nhỏ thân nhẵn, cao tầm khoảng 0,8 – 1m. Cây có lá kép ba lần xẻ lông chim, phiến lá có nhiều răng cưa và không đều. Lá đinh lăng sẽ có mùi thơm. Cụm hoa đinh lăng có hình khuy ngắn, bao gồm có nhiều tán và nhiều hoa nhỏ. Cây đinh lăng được trồng khá phổ biến khắp nơi nước ta.

Đây là loại cây cảnh khá phổ biến được trồng ở nhiều gia đình. Không chỉ được dùng để làm rau sống, đinh lăng còn là 1 vị thuốc với công dụng bồi bổ sức khỏe và chữa được nhiều các chứng bệnh.

Cây đinh lăng lá nhỏ được ưa chuộng hơn cả bởi có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Lá đinh lăng được dùng để sắc thuốc, ngâm rượu hoặc là dùng ở dạng bột khô để chữa ho, chữa kiết lỵ, làm thuốc tăng lực, lợi sữa, chữa chứng suy nhược cơ thể...

Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát giúp làm tăng cường sinh lực, bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch, cơ thể dẻo dai và tăng cường sức chịu đựng. Trong rễ đinh lăng có chứa saponin, có nhiều sinh tố B1 và 13 loại axit amin rất cần thiết cho cơ thể. Nhờ những dưỡng chất này mà lá đinh lăng có tác dụng tăng cường trí nhớ và tăng sức đề kháng của cơ thể.

vicare.vn-uong-nuoc-la-dinh-lang-co-tac-dung-gi-cho-suc-khoe-body-1

Uống nước lá đinh lăng có tác dụng gì cho sức khỏe

Trong các bộ phận của cây, lá đinh lăng được xem là bộ phận có nhiều tác dụng với sức khỏe con người nhất. Người ta thường sắc lá đinh lăng lấy nước để uống. Vậy, uống nước lá đinh lăng có tác dụng gì cho sức khỏe?

Lá đinh lăng có tác dụng lợi sữa

Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá đinh lăng rồi cho vào đun sôi cùng nước. Sau đó, chắt lấy nước và uống khi còn ấm để giúp phát huy công dụng tốt nhất. Nếu nước bị nguội, bạn nên hâm lại cho nóng lên, không nên uống nước lạnh. Ngoài ra, nhằm bảo quản lá đinh lăng, bạn có thể xao vàng sau đó thì hãm lấy nước chè uống hàng ngày.

Lá đinh lăng có tác dụng giúp chữa các bệnh về tiêu hóa

Uống nước lá cây đinh lăng có tác dụng giúp chữa các bệnh tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy. Ngoài ra, đinh lăng còn có thể điều trị trĩ bằng cách sắc lá đinh lăng thành bột mịn và cho vào 1 khối dài, dùng để xoa bóp trên trực tràng vào trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, củ và cành cây đinh lăng còn được sử dụng làm sạch nướu, răng và giúp điều trị làm giảm viêm loét miệng.

Lá đinh lăng có tác dụng chữa trị bệnh thận

Cây đinh lăng được nhiều người biết tới là loại cây có tác dụng lợi tiểu và chữa trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Những người mắc bệnh thận uống nước lá đinh lăng mỗi ngày sẽ có thể lọc thận hiệu quả hơn.

Những lưu ý trong chế biến, sử dụng lá đinh lăng

vicare.vn-uong-nuoc-la-dinh-lang-co-tac-dung-gi-cho-suc-khoe-body-2
Lá cây đinh lăng phơi khô

Lá đinh lăng có thể sử dụng ở dạng sấy khô giã thành bột, mỗi ngày dùng 2g trở lên. Cũng có thể thái miếng phơi khô, mỗi ngày dùng 1-6g dạng thuốc sắc.

Lá Đinh lăng phơi khô đem lót gối hoặc là trải giường cho trẻ em nằm để giúp đề phòng bệnh kinh giật. Phụ nữ sau khi sinh uống nước sắc lá đinh lăng khô sẽ thấy cơ thể nhẹ nhõm, khoẻ mạnh và có nhiều sữa. Lá tươi 50-100g băm nhỏ cùng với bong bóng lợn trộn cùng với gạo nếp nấu cháo ăn cũng lợi sữa. Có thể dùng lá phối hợp với các loại thuốc khác làm bột hạ nhiệt và dùng như thuốc giảm đau. Lá dùng xông làm ra mồ hôi và chữa chứng chóng mặt.

Dùng tươi giã nát đắp ngoài để trị viêm thần kinh và thấp khớp và các vết thương. Lá nhai nuốt nước với 1 chút phèn trị hóc xương cá. Vỏ cây nghiền thành bột để làm thuốc uống hạ nhiệt.

Xem thêm:

  • Ăn củ dền đỏ có tốt không?
  • Tại sao vitamin A làm giảm nguy cơ bệnh ung thư hắc tố?
  • Acid folic có phải là sắt không?