Uống nước khi đói có tốt không?

Uống nước luôn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước khi đói có tốt không? Nước là thức uống làm dịu cơn khát và phòng nhiều bệnh, nhất là uống nước khi đói. Đây là thói quen truyền thống của người Nhật. Cơ thể sẽ được thải độc, tu sửa tế bào một cách hoàn hảo nếu bạn uống nước đúng cách.

Uống nước khi đói có tốt không? Uống nước khi đói có tốt không?

Uống nước luôn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước khi đói có tốt không? Nước là thức uống làm dịu cơn khát và phòng nhiều bệnh, nhất là uống nước khi đói. Đây là thói quen truyền thống của người Nhật. Cơ thể sẽ được thải độc, tu sửa tế bào một cách hoàn hảo nếu bạn uống nước đúng cách.

Uống nước khi đói có tốt không?

Theo quan niệm của nhiều người Nhật, uống nước khi đói có thể hỗ trợ điều trị các bệnh: Tiểu đường, viêm dạ dày, đau đầu, hen suyễn, viêm phế quản, viêm khớp, động kinh, bệnh tim, tiêu chảy, nôn mửa, táo bón, trĩ...

Trong thực tế, ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, việc bạn tranh thủ uống một ly nước là rất quan trọng, mang lại rất nhiều lợi ích, nếu duy trì được thói quen uống nước khi đói thì cơ thể sẽ có những chuyển biến vô cùng “kỳ diệu”.

Làm sạch đường Tiêu hóa

Uống nước khi dạ dày rỗng sẽ làm sạch đường tiêu hóa vào buổi sáng, điều chỉnh hoạt động đường ruột, giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

Tăng tốc độ trao đổi chất

Nếu bạn đang ăn kiêng để giảm cân, uống nước khi bụng đói sẽ đẩy nhanh sự trao đổi chất và làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên khoảng 25%, giúp tiêu hóa nhanh hơn và giảm cân hiệu quả hơn.

Tốc độ trao đổi chất tăng lên cũng đồng nghĩa với khả năng tiêu hóa được cải thiện, bạn tiêu hóa nhanh hơn, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Điều này một lần nữa đồng nghĩa với việc cơ thể nhận được nhiều năng lượng hơn từ lượng thức ăn ít hơn, bạn sẽ không còn bị những cơn đói quấy rầy liên tục như trước.

Bạn nên uống nhiều nước vì nó có thể giúp bạn đánh tan mỡ bụng

Thải độc

Uống nước giúp cơ thể thải độc tố, cải thiện sức khỏe, làm đẹp da. Đêm là lúc cơ thể tái tạo, sửa sai, lọc độc tố và bằng cách uống nước vào ngay khi thức dậy, bạn sẽ đẩy được những độc tố này ra ngoài. Không chỉ thế, uống nhiều nước cũng giúp tăng sản sinh các tế bào cơ và tế bào máu mới.

Hỗ trợ tiêu hóa, giảm ợ nóng

Axit dạ dày là thứ cần thiết để tiêu hóa thức ăn, nhưng lượng axit quá nhiều hoặc trào ngược sẽ dẫn đến những tình trạng khó tiêu, ợ nóng... Việc uống nước khi bụng đói sẽ giúp đẩy lượng axit này xuống, hòa loãng, khắc phục những tình trạng này.

Giảm thiểu nguy cơ đau nửa đầu

Hầu hết những người bị đau nửa đầu hoặc đau đầu thường xuyên do thiếu chất lỏng trong cơ thể. Mất nước là nguyên nhân chính gây đau đầu hoặc đau nửa đầu. Vì vậy, uống nước khi đói có thể giúp bạn phòng tránh các cơn đau nửa đầu.

Đẹp da, đẹp dáng

Uống nước vào buổi sáng sẽ giúp bạn có làn da trắng sáng hơn. Các đốm tối trên da là do độc tố tích tụ trong cơ thể và uống nước lúc đói sẽ loại bỏ các chất độc này.

Tình trạng thiếu nước sẽ thể hiện lập tức và trực tiếp qua làn da, mái tóc, với những nếp nhăn hằn sâu, mụn nhọt, tóc xơ rối... Nghiên cứu thấy rằng uống 500ml nước khi bụng đói sẽ tăng lượng máu đến da và giúp da khỏe, tươi tắn, không chỉ thế còn thải loại độc tố và giúp da đẹp hơn.

Uống nước thường xuyên sẽ giữ cho dạ dày tránh bị cồn cào do đói và giảm sự thèm ăn. Điều này giúp tăng cường sự trao đổi chất và đốt cháy calo nhanh hơn.

Ngăn ngừa sỏi thận

Uống nước khi bụng đói làm loãng các axit và ngăn ngừa sự hình thành sỏi trong thận.

HoiBenh.vn-che-do-cho-nguoi-tap-gym-giam-mo-body-2

Uống nước đúng cách

Nếu uống quá nhiều so với lượng nước cơ thể cần, bạn sẽ phải đi tiểu nhiều lần, liên tục trong ngày và gây áp lực cho thận. Khi nước bị tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ pha loãng các chất điện giải trong máu, dẫn tới hạ natri. Ngoài ra, lượng nước dư thừa có thể gây phù hoặc sưng não, nhất là ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và kiểm soát cơ bắp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc nước.

Uống bao nhiêu nước một ngày?

Trong điều kiện cơ thể bình thường, mỗi ngày bạn cần cung cấp 40ml nước cho mỗi kg cơ thể, trung bình là từ 1,5 -2 lít nước uống mỗi ngày. Tuỳ vào cơ địa của từng người mà lượng nước cần thiết cũng khác nhau.

  • Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì mỗi ngày uống 2 lít nước sẽ giúp cơ thể hoạt động và phát triển bình thường.
  • Với trẻ sơ sinh, lượng chất lỏng ít nhất cần bù là 0,6 lít mỗi ngày, trẻ nhỏ là 1,7 lít.
  • Với người tập luyện thể thao hàng ngày hoặc lao động nặng, lượng nước cần uống có thể tới trên 3 lít vì phải bù đủ số nước cho lượng mồ hôi tiết ra.

Tuy nhiên, nên uống thành từng ngụm nhỏ để tránh bị loãng máu, gây mất tập trung.

HoiBenh.vn-bai-tap-eo-thon-bung-phang-nhanh-nhat-body-1

Uống nước vào những thời điểm nào?

Mỗi thời điểm trong ngày cơ thể sẽ cần một lượng nước khác nhau. Sau đây là nhu cầu nước đối với một người hoạt động bình thường:

  • Sau khi thức dậy, cơ thể cần được cung cấp một ly nước để lọc gan và thận
  • Uống một ly nước khi cảm thấy đói bụng
  • Trước khi bắt đầu làm việc (khoảng 8 - 9h sáng), nên uống thêm một ly nước, giúp tinh thần sảng khoái. Nếu bạn là nhân viên văn phòng làm việc trong môi trường máy điều hòa thì có thể uống thêm một ly nước nhỏ cách nhau mỗi 1,5 – 2 tiếng để đảm bảo đủ nước cho cơ thể, cũng như giảm căng thẳng khi làm việc
  • Giữa giờ chiều (khoảng 15h), cơ thể cần được cung cấp một ly nước để giảm tình trạng buồn ngủ và tăng khả năng tập trung
  • Một ly nước cuối buổi chiều. Trước khi rời văn phòng (khoảng 17h), bạn nên uống thêm một ly nước nhỏ để giảm đói, nhưng đừng uống quá nhiều nước vì sẽ mang lại cảm giác no.
  • Trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, nên uống một ly nước để tránh bị máu đông do thiếu nước. Nhớ rằng, không nên uống nước ngay trước khi đi ngủ vì có thể làm tăng nguy cơ tiểu đêm, từ đó, giảm thời gian và chất lượng giấc ngủ.

Những điều nên tránh khi uống nước?

  • Lưu ý không nên uống nước đun đi đun lại nhiều lần, vì trong nước có một lượng nhỏ kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như: chì, cadimium, nitrat... khi nước đun đi đun lại nhiều lần, hơi nước bốc hơi nhiều lần dẫn tới hàm lượng các chất kể trên tăng lên.
  • Không uống nước đun sôi để nguội đã quá 2 ngày. Nước đã đun sôi cần được chứa trong bình lọc đảm bảo chất lượng và uống hết trong ngày là tốt nhất.
  • Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ vì bạn sẽ phải đi tiểu, hệ bài tiết sẽ phải làm việc mệt mỏi và cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nên hạn chế uống nước sau 19h và nếu có uống thì uống một ly nhỏ trước khi đi ngủ 1 tiếng.
  • Không uống nước ngọt có ga thay nước lọc vì trong nước có ga có nhiều chất gây hại cho sức khỏe nếu bạn uống quá nhiều
  • Không uống nước trong khi ăn vì nó khiến thể tích dạ dày tăng lên, hệ tiêu hóa của bạn cũng phải làm việc vất vả hơn, rất có hại
  • Không uống nước ngay sau khi vận động nặng hay tập thể dục vì uống nước như vậy sẽ tạo áp lực cho tim và tác động tới tim. Tốt nhất, nên uống chậm và uống thành ngụm nhỏ.

Xem thêm :

  • Uống đủ nước để có một cuộc sống khỏe mạnh
  • Uống nước để xinh đẹp bạn đã biết điều này chưa vậy
  • Tác hại của việc uống nước trong chai nhựa