Uống cà phê có ảnh hưởng đến huyết áp không?
Café từ rất lâu đã trở thành thức uống quen thuộc đối với người Việt. Nhiều người tỏ ra băn khoăn, cafe chứa cafein giúp tỉnh táo, vậy liệu uống cà phê có ảnh hưởng đến huyết áp không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.
Uống cà phê có ảnh hưởng đến huyết áp không?
Café từ rất lâu đã trở thành thức uống quen thuộc đối với người Việt. Nhiều người tỏ ra băn khoăn, cafe chứa cafein giúp tỉnh táo, vậy liệu uống cà phê có ảnh hưởng đến huyết áp không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.
Công dụng của các thành phần có trong cà phê?
Công dụng của các thành phần có trong hạt café:
- Glucid: Đây là thành phần chủ yếu tạo nên hương vị cho cà phê, hàm lượng đường saccharose có trong hạt cà phê phụ thuộc vào độ chín của quả, quả càng chín thì hàm lượng đường càng cao. saccharose sẽ bị caramen hóa trong quá trình rang tạo thành hương vị cho café.
- Protein: Hàm lượng không cao nhưng cũng góp phần vào trong quá trình hình thành hương vị cho café, các acid amin có trong café tồn tại dưới dạng tự do, chúng được giải phóng và tác dụng với nhau hoặc tác dụng với những chất tạo mùi, tạo vị cho café rang. Đặc biệt, có 2 loại acid amin đó là methionine và proline có tác dụng làm giảm oxy hóa các chất thơm, giúp café rang giữ được mùi vị khi bảo quản.
- Lipid: Chủ yếu là dầu và sáp. Trong đó sáp chiếm 7-8%, còn lại là dầu. Trong quá trình rang, một số chất béo sẽ bị biến đổi và tạo nên hương thơm cho sản phẩm, lượng chất béo không bị biến đổi trở thành dung môi tốt để hòa tan các chất thơm làm cho hương vị đậm đặc hơn. Khi pha café chỉ một lượng nhỏ lipid đi vào nước còn phần lớn lưu lại trên bã.
- Chất thơm: Chiếm một phần nhỏ trong hạt, sự tích lũy các chất thơm phụ thuộc rất nhiều vào đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và cách chăm sóc, bảo quản café, đặc biệt là giống café.
- Alcaloid: Trong café có chứa một số loại alcaloid như: Caffein, trigonulin, colin. Trong đó, quan trọng nhất đó là caffein và trigonulin
- Các khoáng chất: Chủ yếu là nitơ, kali, magie,... giúp cà phê tăng chất lượng.
Ảnh hưởng của cà phê lên sức khỏe như thế nào?
Cà phê từ lâu đã được biết đến với tác dụng kích thích sự hưng phấn của hệ thần kinh do trong thành phần có caffein, nó tăng sự tập trung trí óc và hiệu quả làm việc nếu như sử dụng cà phê một cách hợp lí. Tuy nhiên, café thường bị lạm dụng trong lúc làm việc nhằm tăng khả năng tập trung.
Theo một bài báo trong tạp chí chuyên ngành Sleep để tận dụng được công dụng của café trong việc kích thích sự tập trung và hưng phấn thì nên uống cà phê nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ngụm nhỏ thay vì uống một cốc thật to vào buổi sáng. Cách này đặc biệt thích hợp với những người phải làm việc vào ban đêm.
Một tác dụng tích cực nữa của café mà không nhiều người biết đến, đó là tác dụng an thần. Người ta đã chứng minh được rằng nếu đi ngủ trong vòng 15 phút sau khi uống cà phê thì giấc ngủ sẽ ngon hơn, do máu trong não được lưu thông tốt hơn, nhưng nếu chần chừ không đi ngủ trong thời gian này thì tác dụng này sẽ mất dần đi và sau đó café sẽ phát huy tác dụng hưng phấn thần kinh khiến chúng ta không cảm thấy buồn ngủ được nữa. Tác dụng này thường được dùng trong các bệnh viện đối với các bệnh nhân cao tuổi, ở những người này café sẽ chống lại sự suy giảm nhịp thở trong lúc ngủ, khiến cho giấc ngủ được tốt hơn.
Tuy nhiên café cũng gây ra những tác hại xấu cho cơ thể con người nếu bị lạm dụng sử dụng quá nhiều,và liên tục trong nhiều ngày.
- Với thói quen uống café cùng với sữa, đường thì cà phê có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu, làm mất thăng bằng trong cơ thể và cách uống này không được khuyên dùng cho các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường.
- Ngoài ra café còn gây ra tác dụng lợi niệu tuy chưa rõ ràng nhưng cũng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nếu sử dụng quá nhiều.
Uống cà phê có gây tăng huyết áp không?
Do trong thành phần chứa caffein nên nhiều người thường thắc mắc uống cà phê có ảnh hưởng đến huyết áp không. Caffein có tác dụng gây hưng phấn hệ thần kinh nên khi uống, nó sẽ có những tác động nhất định đến huyết áp do tăng sự hưng phấn sẽ làm tim hoạt động tích cực hơn, tăng co bóp và làm cho lưu lượng tim tăng lên kéo theo huyết áp cũng tăng theo do huyết áp = cung lượng tim × tần số tim.
Một cách tổng quát, người ta đã nghiên cứu và chỉ ra sự ảnh hưởng của cà phê đối với huyết áp: những người uống nhiều và liên tục trong thời gian dài có thể làm tăng huyết áp nhưng mức độ tăng không đáng kể. Ngoài ra việc sử dụng nhiều cà phê và trong thời gian liên tục khiến thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi và suy nhược , tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
Những bệnh nhân đang mắc bệnh tăng huyết áp thì được khuyên rằng không nên sử dụng cà phê hoặc chỉ sử dụng một lượng nhỏ để giảm nguy cơ huyết áp tăng lên đột ngột gây nên những tác động không tốt đối với cơ thể.
Trẻ em và phụ nữ có thai hay đang cho con bú cũng được khuyên rằng tuyệt đối không được sử dụng café do những tác hại không mong muốn của café mang lại.
Có nên uống cà phê nhiều lần trong ngày không?
Một số người có thói quen sử dụng cà phê nhiều lần trong ngày, đặc biệt là những người làm việc cần tập trung cao và những người làm công việc văn phòng cần tỉnh táo. Điều này có thể được nếu như café được pha loãng, không đường và không uống quá 6 tách mỗi ngày.
Độ loãng của café được thấy rằng khi pha bằng máy thì loãng hơn nhiều so với pha bằng phin có khi đến 5-6 lần, có nghĩa khi sử dụng 6 tách café pha loãng này chỉ bằng một tách café phin.
Với những người có thói quen sử dụng café đặc không nên sử dụng quá 2 ly mỗi ngày tránh gây tình trạng căng thẳng liên tục cho hệ thống thần kinh gây ra mệt mỏi sau đó do các tế bào thần kinh phải làm việc quá sức.
Cà phê hoàn toàn là một loại thức uống có lợi cho sự tập trung, giúp làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên nghiên cứu khoa học đã chỉ ra ảnh hưởng của cà phê lên huyết áp. Đây là câu trả lời cho thắc mắc uống cà phê có ảnh hưởng đến huyết áp hay không. Tuy nhiên, đó là khi bạn lạm dụng quá mức lượng cà phê được phép uống trong ngày.
Xem thêm:
- Bia và Cà phê có tác động thế nào đến khả năng sáng tạo
- Tránh xa bệnh cao huyết áp nhờ ăn sữa chua hàng ngày
- 10 cách đơn giản để kiểm soát chứng huyết áp cao