Ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu khám tầm soát ung thư sớm bạn có tin điều này hay không?

Việc tầm soát và phát hiện ung thư sớm là mục tiêu của y học hiện đại, tuy nhiên cho tới nay không có một phương pháp khám tầm soát ung thư nào hữu hiệu để tầm soát sớm tất cả các ung thư. Nhưng vẫn có một số bệnh mà tầm soát sớm giúp gia tăng cơ hội điều trị, chữa khỏi, hãy tìm hiểu điều đó trong bài viết dưới đây:

Ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu khám tầm soát ung thư sớm bạn có tin điều này hay không? Ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu khám tầm soát ung thư sớm bạn có tin điều này hay không?

1. Tầm quan trọng của việc khám tầm soát ung thư

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP HCM, mục đích của việc tầm soát ung thư là phát hiện các tổn thương tiền ung thư hoặc bệnh lý ung thư ở giai đoạn sớm để can thiệp hiệu quả, ngăn ngừa chúng tiến triển thành ung thư. Theo đó, mỗi người cần được đánh giá điều kiện tuổi, yếu tố nguy cơ, tuân thủ theo các hướng dẫn tầm soát, có kiến thức cơ bản về những ung thư có thể tầm soát được.

Khám tầm soát ung thư là quá trình kiểm tra nguy cơ mắc các bệnh ung thư (có thể tầm soát được) của cơ thể thông qua xét nghiệm mẫu máu, nước tiểu, xét nghiệm di truyền, chẩn đoán hình ảnh... Tầm soát ung thư có thể được tiến hành ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh. Mục đích của việc này là giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm nhất có thể, trước cả khi những triệu chứng xuất hiện trên cơ thể bạn. Dựa trên kết quả tầm soát các bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị tối ưu và cải thiện hiệu quả tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân nếu không may phát hiện họ bị ung thư.

Theo số liệu thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng khoảng 150.000 ca mắc mới và 75.000 ca tử vong do ung thư. Do đó, để phòng tránh bệnh hiệu quả, điều đầu tiên cần làm là nên khám sức khỏe định kỳ và khám tầm soát ung thư. Đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao như: tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh, làm việc trong môi trường nhiều chất phóng xạ, hút thuốc lá và nghiện rượu bia...

Càng được chẩn đoán, phát hiện sớm khi tế bào ung thư chưa di căn sang các bộ phận khác của cơ thể thì cơ hội chữa lành các bệnh ung thư càng cao. Tuy nhiên, các bệnh ung thư nói chung thường được phát hiện vào giai đoạn muộn bởi nó không xuất hiện nhiều triệu chứng ở giai đoạn đầu. Do đó, cách tốt nhất là nên khám sức khỏe định kỳ để tầm soát ung thư và thực hiện những xét nghiệm cần thiết khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.

vicare.vn-ung-thu-vu-ung-thu-dai-truc-trang-ung-thu-co-tu-cung-co-chua-khoi-neu-kham-tam-soat-ung-thu-som-ban-co-tin-dieu-nay-hay-khong-body-1

2. Các phương pháp xét nghiệm sử dụng trong tầm soát ung thư

2.1 Xét nghiệm tầm soát ung thư:

Hay xét nghiệm ung thư, xét nghiệm chẩn đoán ung thư sớm, là các phương pháp xét nghiệm nhằm phát hiện sớm bệnh ung thư để ngăn ngừa và theo dõi điều trị. Có một số phương pháp thường được áp dụng như:

Xét nghiệm máu: Tìm các dấu ấn ung thư hay chính xác hơn là định lượng dấu ấn ung thư trong máu. Xét nghiệm máu nhằm xác định số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu đồng thời tiến hành phân loại tế bào bạch cầu của người bệnh. Trên cơ sở bệnh ung thư nếu có trong cơ thể sẽ tạo ra các protein đặc biệt. Ví dụ ung thư gan là AFP, ung thư ruột già là CEA, ung thư vú BRCA2, ung thư tụy CA19-9, ung thư phổi CYFRA 21, ung thư buồng trứng là CA 125, ung thư đại tràng APC...

  • Xét nghiệm bằng mẫu nước tiểu, hoặc các chất khác trong cơ thể
  • Xét nghiệm tầm soát ung thư di truyền: Là các xét nghiệm nhằm tìm kiếm một số gen đột biến có liên quan tới các bệnh ung thư.

2.2 Các phương pháp khám tầm soát ung thư khác

Ngoài phương pháp xét nghiệm ra người ta còn sử dụng các phương pháp tầm soát ung thư khác như:

  • Khám lâm sàng và tìm hiểu bệnh sử: Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu chung về sức khỏe người bệnh, như khối u hoặc dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, tiền sử bệnh gia đình hoặc cá nhân cùng các phương pháp điều trị đã từng thực hiện cũng là những yếu tố cần xem xét trước khi tầm soát ung thư.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Các chẩn đoán hình ảnh thường sử dụng trong khám tầm soát ung thư như: nội soi, siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, chụp PET... dựa trên nguyên tắc tế bào ung thư hấp thu nhiều glucose để chuyển hóa. Sử dụng chất đồng vị phóng xạ (positron) có gắn glucose hấp thu nhanh tiêm vào cơ thể bệnh nhân. Sau khi được tiêm thuốc, cơ thể sẽ phóng ra các tia gamma và máy PET/CT sẽ tính toán từ các tia gamma này để thu nhập hình ảnh từ các tế bào khác nhau của cơ thể. Nhờ đó, những bất thường về chuyển hóa tại các tế bào sẽ được ghi nhận, ngay trước khi có sự thay đổi trong cấu trúc tế bào. Kết quả thu được này sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
  • Tầm soát ung thư của từng cơ quan đích cụ thể. Ví dụ: Ung thư đường ruột dạ dày, đại tràng thì làm nội soi dạ dày, đại tràng. Ung thư vú thì siêu âm ngực, chụp nhũ ảnh, MRI vú. Ung thư cổ tử cung thì làm PAP Smear, soi cổ tử cung...

Trong số các phương pháp trên thì phương pháp xét nghiệm máu dễ làm, chi phí thấp và không mất nhiều thời gian.

3. Ba căn bệnh có thể chữa khỏi nếu khám tầm soát ung thư sớm

vicare.vn-ung-thu-vu-ung-thu-dai-truc-trang-ung-thu-co-tu-cung-co-chua-khoi-neu-kham-tam-soat-ung-thu-som-ban-co-tin-dieu-nay-hay-khong-body-2
Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng là những bệnh nếu được phát hiện qua tầm soát sớm sẽ tăng hiệu quả điều trị

Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng là những bệnh nếu được phát hiện qua tầm soát sớm sẽ tăng hiệu quả điều trị, khả năng cao chữa khỏi hoàn toàn, tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Trong đó:

Ung thư vú

Là loại ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ Việt Nam và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Mỗi năm cả nước có hơn 11.000 ca mắc bệnh và khoảng 4.500 ca tử vong.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ nữ sau 40-45 tuổi nên tham gia khám tầm soát ung thư vú bằng nhũ ảnh 2 năm một lần, để phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư hay ung thư vú. Từ đó giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh.

Ung thư cổ tử cung

Đây là căn bệnh đứng thứ hai về mức độ phổ biến ở phụ nữ Việt Nam sau ung thư vú. Có khoảng 5.100 ca mắc mới và 2.400 ca tử vong hằng năm do ung thư cổ tử cung. Theo bác sĩ Lê Thị Kiều Dung, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược, ung thư cổ tử cung nếu được tầm soát ở giai đoạn tiền ung thư sẽ có 100% cơ hội chữa khỏi, tỷ lệ này giảm dần theo giai đoạn bệnh.

Phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn tiền ung thư giúp giảm chi phí và thời gian điều trị bởi phương pháp điều trị đơn giản nhẹ nhàng, tỷ lệ tái phát thấp. Đảm bảo duy trì khả năng sinh sản và chất lượng sống cho người bệnh.

Ung thư đại trực tràng

Tỷ lệ phát hiện ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm rất thấp, chỉ từ 5-17%. Đa số người bệnh đến khám khi ung thư đã di căn xa nên tiên lượng xấu, thời gian gian sống trên 5 năm chỉ đạt 18-85% tùy giai đoạn. Năm 2018 vừa qua Việt Nam có hơn 14.000 người mắc mới và hơn 7.000 ca tử vong vì căn bệnh này.
Nếu được khám tầm soát và phát hiện sớm, người bệnh sẽ được điều trị bằng những phương pháp ít xâm lấn, bảo tồn được đại trực tràng, tỉ lệ sống cao trên 90%. Thêm nữa, điều trị sớm giúp phục hồi nhanh, tiết kiệm được thời gian, chi phí điều trị cho người bệnh và tỷ lệ tái phát thấp (dưới 1%).

Các nhà khoa học đã khẳng định 1/3 số bệnh ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm. Và việc điều trị kết hợp chăm sóc hỗ trợ sẽ làm tăng chất lượng sống cho một phần ba số bệnh nhân ung thư còn lại. Đó là điều có thể thành hiện thực nếu chúng ta biết bảo vệ bản thân, quan tâm đến việc phòng ngừa ung thư bằng cách khám tầm soát ung thư hàng năm đúng cách và hợp lý theo tư vấn từ các chuyên gia y tế.

Xem thêm:

  • Cảnh báo: Hà Nội phát hiện 21.451 người dương tính ung thư đại tràng khi khám tầm soát ung thư đại trục tràng
  • Tầm soát ung thư là gì? Tại sao phải tầm soát ung thư?
  • Những dấu hiệu nhận biết ung thư gan