Ung thư vòm họng: Dấu hiệu cảnh báo, cách phòng ngừa và điều trị
Ung thư vòm họng là loại ung thư nguy hiểm, khó phát hiện lại tiến triển nhanh. Bệnh phổ biến ở nam giới – những người uống rượu và hút nhiều thuốc lá. Cùng Vicare.vn tìm hiểu về những biểu hiện, cách phòng ngừa, hướng dẫn khám sàng lọc và điều trị ung thư vòm họng trong bài viết dưới đây.
Ung thư vòm họng: Dấu hiệu cảnh báo, cách phòng ngừa và điều trị
Dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng
Vòm họng là phần cao nhất của họng, nằm phía trên của họng phía sau mũi. Nếu tế bào ung thư xuất hiện ở khu vực này thường sẽ khó phát hiện vì vị trí khuất, các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác ở cùng khu vực.
Vậy đâu là dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh ung thư vòm họng?
Ở giai đoạn sớm, khối u hình thành và phát triển đến kích thước 5-6cm nhưng chưa di căn/xâm lấn sang các bộ phận khác. Lúc này người bệnh có những biểu hiện như:
- Đau đầu âm ỉ;
- Tai thường ù đi (ù một bên có khối u) – tiếng ù ong ong như ve kêu trong đầu;
- Bị ngạt mũi, có thể chảy máu cam hoặc xì ra mũi có máu
Những triệu chứng này rất dễ lẫn với cảm cúm, mệt mỏi thông thường nên người bệnh thường không nhận diện được. Tuy nhiên khi thấy tình trạng này kéo dài bất thường mà không có lý do rõ ràng (ví dụ đau đầu nhưng không do căng thẳng stress, tai ù không do va đập,...), trong người cảm thấy không khỏe – người bệnh cần chú ý đi khám ngay để được phát hiện kịp thời. Nếu được phát hiện sớm, bệnh có khả năng chữa khỏi rất cao (80-90%).
Ở giai đoạn muộn, khối u lớn nhanh, xâm lấn các cơ quan lân cận và tràn vào các hạch bạch huyết ở đầu – cổ - ngực (thậm chí di căn đến phổi). Lúc này người bệnh có các biểu hiện như:
- Các cơn đau đầu diễn ra liên tục và dữ dội, mức độ đau tăng cao bất thường
- Các cơn ù tai diễn ra thường xuyên và làm suy giảm thính lực, ảnh hưởng tới khả năng nghe/tiếp nhận thông tin
- Mũi ngạt nặng, chảy máu kèm mủ đặc màu trắng/vàng
- Cổ nổi hạch – đặc biệt là hạch dưới hàm, kích thước nhỏ nhưng rắn chắc. Có thể có nhiều hơn 1 hạch ở dưới cổ, lan ra các vùng lân cận. Ban đầu hạch nổi bình thường nhưng sau đó hạch có thể gây viêm nhiễm, lở loét, làm sùi da khiến bệnh nhân đau, khó nuốt. Lúc này bệnh đã ở giai đoạn cuối. Khối u lan ra các vùng miệng và các mạch máu trong miệng.
- Liệt dây thần kinh sọ não: Dưới tác động của khối u ngày một lớn dần, dây thần kinh sọ não sẽ bị ảnh hưởng với các biểu hiện như lác mắt, tê bì mặt, vẹo lưỡi, nuốt sặc, nhìn không rõ nét (nhân đôi nhân ba hình ảnh so với thông thường), ...
Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, có tới 70% bệnh nhân ung thư vòm họng phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn hoặc rất muộn. Lúc này, bệnh đã phát triển mạnh/di căn khiến người bệnh khó ăn uống, khó nuốt, mũi chảy máu kèm mủ và các triệu chứng sọ não đã xuất hiện. Điều đó khiến khả năng sống sót của người bệnh là rất thấp. Chỉ có khoảng 15-20% người bệnh ở giai đoạn này duy trì được thời gian sống trong vòng 6 tháng.
Phát hiện ung thư vòm họng bằng cách nào?
Do biểu hiện của bệnh – đặc biệt ở giai đoạn sớm – thường dễ lẫn với các bệnh lý thông thường của đường họng nên các phương pháp phát hiện bệnh cần được thực hiện sớm mới mang lại hiệu quả cao. Hơn nữa, bệnh ung thư vòm họng không có yếu tố cảnh báo đặc thù (theo giới/độ tuổi/địa bàn). Vì thế, các biện pháp khám – sàng lọc sớm được coi là ưu tiên hàng đầu.
Nên thăm khám sức khỏe định kỳ (khám sức khỏe tổng quát) để đánh giá tổng thể các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Trong khám sức khỏe tổng quát có khám các bệnh về hô hấp/tai mũi họng – đây là cơ sở để phát hiện dấu hiệu bất thường của căn bệnh này.
Làm các xét nghiệm/chẩn đoán cần thiết: Nếu có một hoặc một vài/hoặc nghi ngờ mắc ung thư vòm họng, bạn cần thực hiện một vài xét nghiệm/chẩn đoán như:
- Nội soi NBI: Là nội soi đặc hiệu dành cho các bệnh lý về đường tiêu hóa. Nội soi NBI (Narrow Banding Imaging) là kỹ thuật nội soi dùng chế độ lọc ánh sáng băng tần hẹp để nhìn được hình ảnh chi tiết của mạch máu, xác định được các khối u hình thành bất thường mà mắt thường hoặc các biện pháp thông thường khác không phân biệt được. Hiện nay các bệnh viện lớn như Vinmec, Bạch Mai, bệnh viện K, ... đều trang bị các thiết bị hiện đại này để nâng cao hiệu quả chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng.
- Sinh thiết: Là lấy các mô tế bào ở vòm họng để kiểm tra nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Kỹ thuật này là biện pháp kinh điển trong chẩn đoán ung thư – cho phép xác định chính xác đó là u lành tính hay u ác tính.
- Chọc hút hạch làm FNA: FNA (Fine Needle Aspiration) là phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ nhằm phát hiện ra các bệnh lý về hạch. Do ung thư vòm họng thường có biểu hiện dưới dạng hạch dưới cằm nên kỹ thuật này được áp dụng với hầu hết người bệnh nghi ngờ để đưa ra kết quả chẩn đoán.
- Chụp CT Scanner (cắt lớp vi tính) hay chụp MRI (cộng hưởng từ): Là biện pháp chẩn đoán hình ảnh cho phép xác định/hiển thị khối u một cách chính xác nhất. Hiện nay các thiết bị chụp CT Scanner hoặc MRI hiện đại hỗ trợ tối đa cho việc chẩn đoán các khối u.
- Xét nghiệm sinh hoá: Cho ra các chỉ số về máu có khả năng cảnh báo/nhận diện bệnh.
- Siêu âm ổ bụng: Với các bệnh nhân có nghi ngờ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn sẽ được làm siêu âm ổ bụng để xác định khối u đã di căn chưa.
- Chụp xạ hình xương: Để đánh giá các ổ di căn sớm nhằm ngăn chặn kịp thời
- Chụp sọ nghiêng và chụp phổi để xác định tình trạng của phổi (ung thư vòm họng thường di căn vào phổi)
Các biện pháp điều trị ung thư vòm họng
Cũng như các loại ung thư khác, ung thư vòm họng có thể chữa trị bằng các cách sau:
- Xạ trị đơn thuần: Được chỉ định cho bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm (giai đoạn 1,2 khi bệnh chưa di căn, khối u đang phát triển nhưng kích thước ở mức 5-6cm).
- Hóa trị - xạ trị kết hợp: Phương pháp này được chỉ định cho các bệnh nhân ở giai đoạn muộn, khi hạch xuất hiện nhiều và tế bào ung thư đã di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể.
- Phẫu thuật: Được chỉ định cho các trường hợp vẫn còn hạch nổi sau xạ trị.
Cách phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng hiệu quả
Ung thư vòm họng thường xảy ra với các đối tượng:
- Nhiễm virus Epstein – Barr (EBV): Đây là loại virus phổ biến ở người và còn gọi là herpesvirus (HHV-4). Khi virus xâm nhập vào cơ thể và biến đổi độc tính sẽ trở thành tác nhân chính gây nên bệnh ung thư vòm họng. Có tới 90% người dân trên toàn cầu mắc loại virus này, tuy nhiên không phải ai mắc loại virus này cũng sẽ bị ung thư vòm họng.
- Di truyền: Căn bệnh ung thư này có đặc tính di truyền. Càng thế hệ càng gần ghi nhận bị bệnh thì nguy cơ mắc bệnh của thế hệ sau càng cao.
- Tuổi và giới tính: Bệnh thường xảy ra ở nam giới, tuổi phổ biến từ 40-60.
- Thói quen uống rượu – hút thuốc: Chất độc có trong rượu/thuốc lá sẽ tàn phá các tế bào khỏe mạnh trong vòm họng. Các chất độc trực tiếp tác động vào vòm họng, kích thích các tế bào bất thường phát triển và tăng nguy cơ gây bệnh.
- Dinh dưỡng: Trong các thức ăn chế biến sẵn/đồ ăn chế biến dưới dạng muối (dưa/cà) hoặc lên men thường có chứa Nitrosamin – một chất được chứng minh là có liên quan tới các loại ung thư đường tiêu hóa.
- Nhiễm virus HPV và quan hệ tình dục bằng miệng: Người nhiễm virus HPV có khả năng mắc ung thư vòm họng cao hơn những người lành. Hơn nữa, những người thường xuyên quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex) cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này (bên cạnh các bệnh khác như lậu, sùi mào gà, giang mai,...)
Cách phòng ngừa ung thư vòm họng hiệu quả nhất:
- Không uống rượu bia/không hút thuốc lá
- Không ăn các loại thức ăn/thực phẩm được chế biến sẵn/muối chua hoặc lên men lâu ngày
- Tăng cường tập thể dục để tăng đề kháng cho sức khỏe
- Khám sức khỏe tổng quát định kì, sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ung thư vòm họng
Khi nào nên đi khám ung thư vòm họng?
Ngay khi thấy một hoặc nhiều hơn một các dấu hiệu dưới đây – hãy dành thời gian tới các bệnh viện chuyên khoa về tai mũi họng/ung bướu để kiểm tra sức khỏe, dự phòng phát hiện sớm ung thư vòm họng:
- Đau đầu một bên kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân
- Ù tai một bên kéo dài không rõ nguyên nhân
- Ngạt mũi một bên, chảy máu cam
- Lác mắt, tê một bên mặt
- Cổ nổi hạch, sưng nóng đỏ đau nhiều, nuốt khó
Các thông tin khác cần lưu ý:
Ung thư vòm họng không lây nhiễm
- Nếu chảy máu cam bất thường cần nghĩ ngay tới việc đi khám (chảy máu cam liên tục, chảy nhiều, thậm chí chảy máu cam kèm mủ)
- Dù nam giới có khả năng mắc nhiều hơn nhưng nữ giới cũng là đối tượng dễ mắc bệnh.
- Bệnh có thể chữa khỏi (bệnh nhân sống thêm 5 năm) nếu được phát hiện trong giai đoạn sớm (khi khối u còn nhỏ và chưa lan ra các vùng khác, các biện pháp điều trị như phẫu thuật có thể tiêu diệt triệt để khối u).
Gợi ý những địa điểm khám ung thư vòm họng uy tín
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Là bệnh viện ra đời đầu tiên của Hệ thống Y tế Vinmec, Vinmec Times City đã khẳng định uy tín và năng lực chuyên môn trong khám, sàng lọc, phát hiện và điều trị các bệnh lý về ung thư – trong đó có ung thư vòm họng.
Bên cạnh cơ sở vật chất vượt trội cùng thiết bị hiện đại, Vinmec sở hữu đội ngũ chuyên gia bác sỹ ung bướu uy tín, giàu kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu, bài bản ở trong - ngoài nước. Trong điều trị ung thư, Vinmec đã làm chủ các phương pháp điều trị ung thư toàn diện - chuyên sâu - cá thể hóa theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu (hóa trị - xạ trị - phẫu trị); đồng thời là nơi đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân hỗ trợ điều trị ung thư. Bên cạnh đó, Vinmec còn được biết đến là cơ sở y tế có dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, chăm sóc tận tâm - chu đáo.
Ngoài Vinmec Times City, Vinmec Central Park (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng là một gợi ý tốt cho khách hàng có nhu cầu khám/điều trị bệnh ung bướu.
Thời gian làm việc:
- Từ thứ 2 - thứ 6 hàng tuần: 08:00-12:00 và 13:00-17:00
- Thứ 7: 08:00-12:00
Hotline đặt hẹn – bệnh viện Vinmec Times City: 02439743556
Hotline đặt hẹn – bệnh viện Vinmec Central Park: 0283622 1166
Địa chỉ bệnh viện Vinmec Times City: 458 phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Địa chỉ bệnh viện Vinmec Central Park: 208 đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
Là cơ sở y tế đầu ngành của cả nước, bệnh viện Bạch Mai khám và điều trị đa khoa – trong đó Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu là đơn vị chuyên sâu về điều trị ung thư. Trong những năm qua, nhờ được đầu tư lớn và bài bản vào thiết bị, công nghệ và nhân sự, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu của bệnh viện Bạch Mai đã phát triển chuyên sâu nhiều kỹ thuật mới trong khám, sàng lọc và điều trị ung bướu, mang lại kết quả tốt cho người bệnh. Điểm trừ của bệnh viện là thời gian chờ đợi rất lâu, thường xuyên quá tải trầm trọng, các khu vực chuyên môn giữa các chuyên khoa chưa liên thông kết nối đảm bảo thuận tiện cao nhất cho khách hàng. Đặc biệt thiết bị chẩn đoán hình ảnh thường xuyên bị hỏng do vận hành quá nhiều.
Địa chỉ bệnh viện: 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline liên hệ: 0243869 3731
Bệnh viện làm việc tất cả các ngày trong tuần. Riêng chủ nhật: Chỉ có đơn vị khám theo yêu cầu và khoa Cấp cứu hoạt động bình thường, các đơn vị khác nghỉ.
Bệnh viện ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh
Là cơ sở khám, điều trị các bệnh ung bướu hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành lân cận – bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận hàng trăm ngàn bệnh nhân mỗi năm. Nhờ có bề dày chuyên môn và sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, bệnh viện đã làm chủ các kỹ thuật điều trị ung bướu hiện đại. Được thanh toán Bảo hiểm Y tế theo quy định của Nhà nước cũng là một điểm cộng cho bệnh viện này. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ của bệnh viện chưa được tốt do thường xuyên quá tải, bệnh nhân chưa được hướng dẫn đầy đủ và chăm sóc tốt.
Địa chỉ bệnh viện: Số 03 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline liên hệ: 02838412637
Bệnh viện làm việc từ 08:00 sáng tới 17:00 các ngày trong tuần (trừ thứ 7, chủ nhật)
Xem thêm:
- Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư vòm họng
- 5 nguyên nhân gây ung thư vòm họng khiến bạn giật mình