Ung thư tuyến tụy - "Sát thủ thầm lặng"

Ung thư tuyến tụy là bệnh lý ác tính. Sở dĩ bệnh này được coi là sát thủ thầm lặng bởi bệnh thường phát triển rất âm thầm và ít gây triệu chứng ở giai đoạn đầu. Cùng HoiBenh tìm hiểu ung thư tuyến tụy trong bài viết dưới đây.

Ung thư tuyến tụy - Ung thư tuyến tụy - "Sát thủ thầm lặng"

Ung thư tuyến tụy là bệnh lý ác tính xảy ra ở tuyến tụy – cơ quan nằm trong ổ bụng – giữa dạ dày và cột sống. Sở dĩ ung thư tuyến tụy được coi là sát thủ thầm lặng bởi bệnh thường phát triển rất âm thầm và ít gây triệu chứng ở giai đoạn đầu. Cùng Vicare tìm hiểu về dấu hiệu, triệu chứng và phương pháp giúp phát hiện ung thư tuyến tụy chính xác nhất.

Các dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tụy

Dấu hiệu về đường tiêu hóa

Bệnh ung thư tụy có ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng đường tiêu hóa vì nó là nơi tiết ra enzyme tiêu hóa và cũng có vị trí tiếp giáp với ruột non và dạ dày. Vì vậy, những thay đổi bất thường ở đường tiêu hóa đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tụy:

vicare.vn-ung-thu-tuyen-tuy-nhung-dieu-can-biet-body-1
  • Ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn, nôn khan, khó tiêu hóa, đầy hơi... do sự phát triển của ung thư làm tắc ống tụy khiến men tiêu hóa không thể đưa vào đường ruột, gây ra những triệu chứng trên.
  • Nước tiểu màu vàng sậm: Do mật độ billirubin trong máu tăng. Billirubin là một chất màu vàng đậm được gan tiết ra như chất lỏng của mật để điều hòa hệ tiêu hóa. Khi khối u phát triển, làm tắc đường ra của billirubin, khiến chất này không thể đi xuống ruột, sẽ tích tụ lại trong máu và làm cho nước tiểu có màu vàng.
  • Khối u phát triển ở đầu dạ dày sẽ làm khó tiêu hóa, bệnh nhân buồn nôn và đau đớn khi ăn.
  • Bệnh nhân có thể bị khát nước, đói nhiều, thường xuyên đi tiểu do ung thư tụy gây bệnh tiểu đường, phá hủy những tế bào sản xuất insulin.
  • Đại tiện phân đen, đại tiện ra máu hoặc phân nhớt, nhạt màu, có lẫn mỡ do cơ thể không tiêu hóa được lipid, xuất huyết tiêu hóa hoặc bụng bị trướng. Ngoài ra, phân cũng có thể bị nhạt màu do ống mật bị tắc bởi khối u quá lớn, khiến mật không thể đưa vào ruột và điều hòa quá trình tiêu hóa.

Dấu hiệu trên cơ thể

  • Gan to, túi mật to, đôi khi túi mật bị giãn sa vào mào chậu.
  • Có hạch thượng đòn, cổ trướng, ngứa lòng bàn tay.
  • Ngứa: Đây là triệu chứng do ứ mật vì cơ thể bị nhiễm độc. Triệu chứng này khiến bệnh nhân gãi nhiều, gây ra những vết trầy xước trên cơ thể. Những loại thuốc chống ngứa bình thường cũng hầu như không có tác dụng.
  • Phát triển cục máu đông trong tĩnh mạch lớn, chủ yếu là ở chân gây nên triệu chứng đau nóng, sưng đỏ. Đôi khi, một phần của cục máu đông đi vào phổi khiến bệnh nhân bị đau ngực và khó thở.
  • Vàng da, vàng mắt: Hầu hết bệnh nhân bị ung thư tụy thường gặp phải triệu chứng vàng da trong giai đoạn đầu tiên của bệnh. Triệu chứng này xuất hiện do sự tích tụ của bilirubin. Nếu bilirubin tích tụ quá nhiều trong máu và da thì chúng ta sẽ có cảm giác da ngứa ngáy, lòng trắng mắt và da chuyển màu vàng.
  • Thời gian đầu khó phát hiện, biểu hiện rõ khi bệnh nặng dần, da càng ngày càng sạm và ngứa ngáy. Đây là dấu hiệu quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư tụy. Vì chỉ có ung thư vùng bóng vater và ung thư đầu tụy mới gây ra triệu chứng vàng da do bị chèn ép đường dẫn mật.
  • Sút cân: Bệnh nhân bị mệt mỏi, trầm cảm, sụt cân ngoài ý muốn (5 - 7 kg/tháng), đau nhiều ở bụng và lưng do tuyến tụy gần cột sống. Khi khối u phát triển sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh ở bụng và cột sống, tăng cảm giác đau mỏi ở lưng, bụng.
  • Nếu khối u tuyến tụy tiết ra dịch tụy, đi vào ruột non thì chúng rất khó để tiêu hóa hoàn toàn những thực phẩm có chứa chất béo. Do tiêu hóa kém nên người bệnh ung thư tuyến tụy sẽ có cảm giác ăn không ngon miệng và sụt cân nhanh.

Ung thư tuyến tụy có di truyền không?

Đến nay, vẫn chưa có được kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tụy. Việc trong gia đình có người bị mắc ung thư tuyến tụy làm tăng nguy cơ mắc bệnh này đối với những người còn lại chứ chưa khẳng định chắc chắn bệnh sẽ di truyền.

Ngoài tiểu sử về gia đình, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy là:

vicare.vn-ung-thu-tuyen-tuy-nhung-dieu-can-biet-body-2
  • Hút thuốc: Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư tuyến tụy. Những người nghiện thuốc lá nặng có nguy cơ cao nhất.
  • Bệnh tiểu đường: Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy nhiều hơn người khác.
  • Viêm tụy (sự viêm nhiễm của tuyến tụy): Việc bị viêm tụy trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.
  • Béo phì: Những người bị thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng hơn những người khác để phát triển ung thư tuyến tụy.

Chẩn đoán ung thư tuyến tụy như thế nào?

Qua kết quả khám lâm sàng với những biểu hiện bất thường nghi ngờ ung thư tuyến tụy, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp cụ thể để đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Chẩn đoán ung thư tuyến tụy đòi hỏi kết hợp nhiều phương pháp khác nhau:

  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm một số chất chỉ điểm ung thư như CA 19 – 9, CEA cũng có giá trị nhất định trong chẩn đoán bệnh. Khoảng 75 – 85% bệnh nhân ung thư tuyến tụy có chỉ số CA 19 – 9 tăng cao trên 100 IU/ mL (giá trị bình thường 33 – 37 IU/mL)
  • CT: CT scan thế hệ mới là lựa chọn trước tiên trong chẩn đoán ung thư tụy.
  • Siêu âm qua nội soi: được xem là phương tiện chẩn đoán ung thư tụy có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất. Với đầu dò cho hình ảnh có độ phân giải cao, phương pháp này có thể phát hiện 99 – 100% ung thư tụy.
  • Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi (ERCP): có thể phát hiện những bất thường tại tuyến tụy
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: là phương tiện chẩn đoán không xâm lấn có giá trị tương đương với CT
  • PET: cho phép phát hiện khối u nguyên phát và di căn tiềm ẩn
  • Sinh thiết: thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn siêu âm qua nội soi, CT...

Xem thêm:

  • Chia sẻ phương pháp điều trị đích ung thư tuyến tụy
  • Ung thư tuyến tụy lặng lẽ nhưng lây lan nhanh, hãy cảnh giác với 10 dấu hiệu này